812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham

6Sắp bước sang năm mới, đáng ra muốn bỏ hết những chuyện không vui của năm cũ, vậy mà…

Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013), cho rằng: tính cht vô lý ca chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip. Đ khc phc tình trng này, V.I. Lênin đã ch trương phi quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó là chế đ công hu v đt đai.

Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.

19Những khái niệm của của Mác về địa tô đẻ ra bất công và áp bức được giải thích là do sự “phát canh thu tô” của địa chủ (với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất). Còn lý giải sự bóc lột của giới chủ tư bản nông nghiệp, nằm ở sự chệnh lệch về địa tô (lợi nhuận siêu ngạch) mà nhà tư bản thu được ngoài khoản (tiền) đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã nộp tô cho địa chủ. (Xem ở đây; và ở đây).

Cái gọi là “chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.

Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.

images770206_16Thực tế sinh động này đã được nhà báo Huy Đức mô tả khá thuyết phục ở 2 chương: Chương 9 – Xé Rào và Chương 10 – Đổi Mới trong cuốn Bên thắng cuộc. Thiết nghĩ, ước muốn của Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông có chính đáng đến đâu thì cái ý tưởng: Tay anh nm cht tay xã viên/ Xc c phong trào vng tiến lên. Cũng mãi chỉ là giấc mơ hoa phù phiếm. Trên thực tế những đàn lợn béo tốt của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), tại sao chúng không chịu sống chan hoà với nhau như trong các trang trại của CNTB giẫy chết? Những thửa ruộng của HTXNN sao lúa ở xung quanh bờ lại xanh tốt hơn ở phần giữa ruộng?

Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.

Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.

so-phan-dan-ba-nong-thonThói quen của người nông dân, bất kỳ ở đâu là thức khuya dậy sớm. Dịp mùa hè nắng gắt, người ta dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng. Ra đồng từ lúc trời mới tang tảng. Làm đồng lúc này vừa mát, năng xuất lao động lại cao. Khi mặt trời lên cao, người ta về nhà phơi phóng, chăm đàn lợn gà, chuẩn bị cái rau cái cỏ, thổi nấu ăn uống. Nghỉ trưa cho lại sức dưới bóng cây râm mát. Chờ đến chiều, nắng đỡ rát lại ra đồng…

Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.

2Những ai từng nằm trong chăn, đều cảm nhận một cách rõ nét rằng“công trng duy nht ca phong trào Hp tác hóa NN Min Bc là đã gián tiếp đy hàng triu thanh niên (c nam ln n) vào trn chiến mười đi mt mang tên “Chống Mỹ cứu nước” để giúp cho ĐCS leo lên đỉnh cao quyền lực. Còn bản thân những người được cho là “đội quân chủ lực” của cuộc cách mạng long trời lở đất ấy thì:

H lng l đi như đi quân tht trn
Cán d
m chúi xung mt đường Nhng nòng súng g hết đn
Nh
ng tm áo rách sc mùi bùn phơi trong lòng dm như c ngày vic làng giã đám

Nh
ng người đàn bà vác dm đi thành mt hàng dc v phía bên phi sát mép đi l
H
đến t đâu và s đi đâu?
V
i mùi tanh cua c ta quanh người.

(Trích: Trên đại lộ – Nguyễn Quang Thiều)

Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó bằng chế đ công hu v đt đai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn đa tôGóp phần h giá thành nông phm và nâng cao năng xut lao đng lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Xây dng mt xã hi không giai cp, không có tư hu… mi người được bình đng, không có “người bóc lt người”, …. người vi người là bn, thương yêu ln nhau. Trong mt “thế gii đi đng” vi năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào…  lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?

Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?

20120223065938979Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp ở nơi đâu không biết, chứ như làng quê của tôi, hàng trăm Ha đồng đất bờ xôi ruộng mật, được tạo dựng bằng mồ hôi xương máu của bao thế hệ cha ông từ hàng ngàn đời. Nay đùng cái lọt vào mắt xanh của cái gọi là “Sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đã biến thành Khu đô thị mới với các “Dự án ma” nhà hoang cỏ mọc . Mà không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí bởi lối làm ăn chụp giật, tắc trách, gây hậu qủa nghiệm trọng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên qúi giá của quốc gia.

Nhiều dự án "Khu đô thị mới" ở Hà Nội mở rộng trở thành "Dự án ma" hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch)

Nhiều dự án “Khu đô thị mới” ở Hà Nội mở rộng trở thành “Dự án ma” hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị “Ma” Kim Chung-Di Trạch TP HN)

Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành “đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.

Chính yếu t “đt đai thuc s hu toàn dân mang tính cht tước đot, rt vô lý đã là nguyên nhân sinh ra biết bao t hi, tiêu cc. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).

Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đt đai là vn đ ca mi vn đ“. Do tc đt tc vàng theo c nghiã đen ln nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bn” nên c “ngom” nhanh ri “chun”, do vy h đã dùng mi th đon đ “ngom” nó bng mi danh nghiã 

Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến  pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Tôi hin đang sng th xã Hà Đông. Nhà tôi có s đ. My năm nay tôi rt mun làm li ngôi nhà cho hp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lý do duy nht là tôi s làm xong có th b chuyn đi nơi khác. Vì ch tôi lin vi mt khu đt rng vn là khu trin lãm ca tnh Hà Tây cũ. Tôi c nghĩ đã là mt công trình, mt đa ch hay mt không gian văn hóa thì không bao gi người ta ly đ làm nhng vic khác. Nhưng mt ngày, khu trin lãm b san bng và mnh đt rng có th nói đp nht th xã Hà Đông đã được bán cho mt nhà đu tư đ làm trung tâm thương mi và căn h cao cp. Và cái trung tâm này có th s thôn tính khu nhà chúng tôi đang cho trn vn thông qua mt quyết đnh nào đó nhiu lúc rt mơ h ca chính quyn đa phương nhưng đ ai dám cưỡng li. Khu trin lãm đã b san phng hơn bn năm nay ri nhưng chng thy ai làm gì. Nó tr thành bãi đt hoang đy rác rưởi hôi thi.

Tôi mun k ra câu chuyn trà dư tu hu mà có l ai cũng đã tng nghe, còn tôi thì được tri nghim vi tư cách người trong cuc, đó là có hôm mt v là quan chc nói vi tôi Nếu nhà văn mun đi nơi khác thì chúng tôi ch dch bút xung là đi, nếu nhà văn mun li chúng tôi ch nhích bút lên là li.

Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đaiSự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!

Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.

Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:

  • Có hc vn mà không có đo đc là người ác, có đo đc mà không có hc vn là người quê.

Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong ngữ cảnh này?

Gocomay

__

PS:

_________________

800 – Vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Hoài Đức do ‘lỗi hệ thống‘?

Chiều chiều ngóng núi Tản Đà

Lòng ta nhớ bạn nước mắt và trộn cơm

“Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo” (Lời chị Hoàng Thị Nguyệt)

“Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo” (Lời chị Hoàng Thị Nguyệt)

Đó là tình cảm thật của tôi mỗi khi nhớ về quê hương, nơi ấy xứ Đoài, nhiều mây trắng lắm!. Nhưng buồn thay, tại cơ sở khám chữa to lớn của huyện “Bạn có thể tưởng tượng được không một bệnh nhân 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi, một bệnh nhân 27 tuổi, chẩn đoán áp xe cạnh hậu môn, một bệnh nhân 61 tuổi, chẩn đoán viêm phê quản và một bệnh nhân 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa có chung một kết quả xét nghiệm, chính xác từng dấu phẩy trong các chỉ số, từng phút thời gian xét nghiệm.
Bạn có thể bình tĩnh khi các mẫu máu bị vứt bỏ, còn kết quả được “nhân bản” từ kết quả của một ai đó“.
Một nhà báo quốc doanh vừa viết như thế trên trang cá nhân của mình ở entry Đến Lãn Ông cũng phải… chửi thề. Còn một độc giả trên Vietnamnet đã thốt lên “Thật là không còn gì để nói. Bây giờ người ta sẵn sàng bán tất cả mọi thứ để có tiền, kể cả nhân phẩm, lương tâm, tự trọng”. Sau khi vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa Khoa Hoài Đức – Hà Nội bị phanh phui do chính người trong cuộc làm đơn tố cáo.

“Chuyện này chỉ có thể xảy ra ở xứ lừa, họ đã biến những người dân thành lừa”. Một độc giả khác đã nhận xét trên VNN như thế. Hôm nay tờ LĐ Online mô tả, sáng 8/8, chị Hoàng Thị Nguyệt, kỹ thuật viên khoa xét nghiệm BV Hoài Đức (người đã tố cáo vụ việc), mặc trời mưa như trút nước đã lột guốc dẫn các phóng viên lặn lộn tìm đến tận nhà ba bệnh nhân để tìm hiểu: Một bệnh nhân động kinh đã 20 năm là anh Nguyễn Công Thụ (40 tuổi, đội 5 xã Cát Quế) và hai cháu nhỏ là các cháu Phạm Tuấn Đạt (3 tuổi, cũng ở đội 5, xã Cát Quế) bị viêm phế quản; cháu Nguyễn Đức Khải (11 tháng tuổi, ở thôn Nội, xã Đức Thượng) bị bệnh tiêu chảy. Cả ba đều có chung một kết qủa xét nghiệm. Sau khi gặp anh Thụ và mẹ của các cháu, được biết các “kỹ thuật viên ngoại trú“ do lãnh đạo BV Hoài Đức lập ra đã bùa phép lừa bà con “lấy máu xét nghiệm để… vứt đi“ bằng cách cứa đầu ngón tay lấy máu vào miếng kính (gọi là ‘lam kính‘) tức là là chỉ dùng các tiêu bản này cho việc thử máu đông, máu chảy. Chứ để xét nghiệm huyết học, sinh hóa thì phải lấy máu ở ven mới đủ lượng máu để phân tích (như chị Nguyệt giải thích cho bà con). Khiến mọi người không khỏi bàng hoàng.

mauTheo kết qủa tổng hợp còn chưa đầy đủ thì trong vòng có 10 tháng (từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013 đã có trên 1.000 cặp bệnh nhân có kết qủa xét nghiệm giống nhau (1.000 người được nhân bản thành 2.000 người). Trong đó có nhiều trường hợp chênh lệch nhau qúa nhiều về tuổi tác như các cặp: bà Lương Thị Máng (64 tuổi, xã Song Phương) và cháu Nguyễn Văn Quảng (6 tuổi, xã Lại Yên); ông Nguyễn Trí Mạng (66 tuổi, xã Song Phương) và cháu Nguyễn Ngọc Diệu (11 tháng tuổi, xã Tiền Yên); cụ Nguyễn Châu 80 tuổi, xã Song Phương) và cháu Nguyễn Trang (22 tháng tuổi, xã Đức Thượng); cụ Phạm Sáu (82 tuổi, xã Cát Quế) và cháu Vương Anh (4 tháng tuổi, xã Di Trạch)… (xem ở đây).

Liệu đã ai thống kê được đầy đủ hậu qủa của việc làm của các vị “lương y như từ mẫu“ (thầy thuốc như mẹ hiền) ở bệnh viện này chưa? Bởi “Xét nghiệm máu được coi là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác cũng như phát hiện sớm bệnh. Vì thế kết quả xét nghiệm máu phải rất chính xác. Sai lệch kết quả sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho bệnh nhân vì không được chữa đúng bệnh, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong”. (Lời GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư).

Thảo nào ở các xứ “giẫy chết“, như trường hợp bà xã nhà tôi chả bệnh tật gì ngoài chuyện lượng mỡ trong máu hơi cao một chút, cứ mỗi đợt đi kiểm tra sức khoẻ ở ông bác sỹ gia đình (Hausarzt) là  đều bị lấy tới 3 ống máu (để họ gửi đi xét nghiệm ở 3 nơi khác nhau nhằm so sánh kết qủa). Tuy chả mất đồng xu cắc bạc nào. Nhưng người Việt mình nói chung vẫn cứ ngại đi khám bệnh và lấy máu. Lại còn thích ăn các món khoái khẩu (của thời bao cấp) như móng giò hầm cùng đồ chiên rán nữa. Vì thế, kết quả đợt khám định kỳ (1 năm/ lần) vừa rồi, chỉ số Cholesterin cao vượt ngưỡng 300, khiến ông bác sỹ gia đình phải kê đơn cắt thuốc cho uống và hẹn cứ 6 tháng phải tới kiểm tra định kỳ một lần. Nay đọc báo thấy lùm xùm chuyện “nhân bản xét nghiệm máu“ ở bệnh viện huyện nhà, các bà ấy mới thấm cái câu “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ“ nó nghiêm trọng tới mức nào.

Gương mặt đáng mến của những thầy thuốc xứ "giẫy chết"... (Ảnh GCM chụp ngày 6.5.2011 tai BV huyện Winsen/Luhe - CHLB Đức) *

Gương mặt đáng mến của những thầy thuốc xứ “giẫy chết”… (Ảnh GCM chụp ngày 6.5.2011 tai BV huyện Winsen/Luhe – CHLB Đức) *

Cái khác nhau căn bản về y đức ở xứ “thiên đường“ và xứ tư bản “giẫy chết“ là ngoài Lời thề Hippocrates tụi thầy thuốc các xứ “kém dân chủ gấp vạn lần“ ấy chúng chỉ vì tiền chứ không chịu học tập tư tưởng đạo đức của bất kỳ ai nên chúng không bao giờ dám bày các trò qủi quái để “biến những người dân thành lừa“ như đám thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên đỉnh cao trí tuệ“ xứ mình. Câu hỏi được đặt ra là, có phải chỉ duy nhất cái BV Đa Khoa Hoài Đức ở thủ đô ngàn năm văn hiến xứ mình mới có cách kiếm tiền táo tợn như vậy hay đây chính là ‘lỗi hệ thống‘ mà cái bệnh viện nơi cửa ngõ xứ Đoài (BV Đa khoa Hoài Đức) ấy chỉ là một ví dụ sinh động cho các “đồng chí bị lộ“ mà thôi?

Theo mô tả của chị Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết 2 lần chị làm xét nghiệm tại 2 bệnh viện nhưng cho 2 kết quả khác nhau. Một lần nhóm máu B, một lần nhóm máu O. Cơ quan chị cũng có vài người bị như vậy và giờ không biết mình thuộc nhóm máu nào. Một nạn nhân khác kể rằng rằng: “Mẹ mình cắt túi mật từ chục năm nay, khi nào siêu âm bác sĩ cũng biết là không còn túi mật. Vậy mà đi khám ở một bệnh viện Quân y nọ, bác sĩ ghi “Túi mật không sỏi, vách mỏng…”. Mẹ bị gan nhiễm mỡ nặng thì đợt này lại không thấy.

Hỏi lại bác sĩ, bác sĩ bảo “bà vào tôi siêu lại”. Xong bác ấy ghi “Túi mật đã cắt”, “gan nhiễm mỡ” rồi đưa lại và bảo “bà nói đúng đấy, bà đã cắt túi mật và gan nhiễm mỡ nhé!”… Độc giả Đàm Huy (VNN) còn chỉ rõ: “70% bệnh viện vì lợi nhuận, 20% bệnh viện làm cho có và 10% còn lại là vì mục đích chữa bệnh thực sự”. (Xem ở đây)

Qua đó cho thấy việc “biến những người dân thành lừa” không còn là sự cá biệt ở một bệnh viện nào. Chuyện vỡ lở ở BV Đa Khoa Hoài Đức chỉ như giọt nước tràn ly. Nếu không có người trong cuộc dũng cảm (như KTV Hoàng Thị Nguyệt) khai thật tụi “cán bộ nằm trong đống rơm“ thì có lẽ tới mùa quýt cũng không ai đụng được tới lông chân của chúng.

Chỉ xét riêng ở địa bàn Hoài Đức thôi, cũng không phải chỉ một lĩnh vực y tế là có tiêu cực. Mà nhũng nhiễu đã trở thành “chuyện thường này ở huyện“ từ lâu lắm rồi. Kẻ đang viết bài này cũng đã từng là nạn nhân, mục sở thị chứng kiến những hành xử nhũng nhiễu của đám quan huyện tại quê mình nên chẳng hề lạ. Như vào đầu xuân Nhâm Thìn – 2012 vừa rồi, được nhận thừa kế, tôi có về quê để làm thủ tục đứng tên sở hữu (sổ đỏ) hợp pháp trên miếng đất kỷ niệm mà cha mẹ di chúc lại cách đây từ ngót 30 năm, trước khi các cụ về đất Phật. Bắt tay vào làm thủ tục. Tôi mới vỡ lẽ mảnh đất ở của tôi đã được các quan huyện cấp bừa sổ đỏ trái pháp luật cho người khác (dù bản di chúc tôi còn giữ có xác nhận của chính quyền địa phương).

Cán bộ Địa chính xã tới đo đất để hoàn chỉnh hồ sơ tách sổ đỏ cho gia đình tôi... (Ảnh GCM chụp ngày 13.01.2012)

Cán bộ Địa chính xã tới đo đất để hoàn chỉnh hồ sơ tách sổ đỏ cho gia đình tôi… (Ảnh GCM chụp ngày 13.01.2012)

Để khắc phục hậu qủa, theo hướng dẫn mới của Phòng Tài nguyên Môi trường (TNMT) huyện Hoài Đức, muốn tách sổ đỏ một cách nhanh gọn thì phải theo thủ tục chuyển nhượng lại (dù ai cũng biết chỉ trên hình thức giấy tờ). Sau khi hoàn chỉnh bộ hồ sơ (có công chứng) nộp lên bộ phận Một cửa của huyện, tôi nhận được giấy hẹn đúng một tháng sẽ lên lấy kết qủa. Vậy mà tới nay đã một năm rưỡi trôi qua, các quan huyện vẫn khất lần lữa với lý do “bận“ hay còn “đang chờ lãnh đạo phê duyệt“. Hôm vừa rồi thấy người ủy quyền có công chứng (chú em họ) của tôi nói lên tìm cái tay trực tiếp giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ ở Phòng TNMT của huyện Hoài Đức thì không bao giờ gặp được. Nhân viên thì nói “tại vì làm hồ sơ theo diện chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai nên còn phải chờ kết qủa kiểm tra… do đó không thể làm nhanh như thủ tục tài sản kế thừa của bố mẹ cho con cái“ như lúc ban đầu. Thế mới thấy các quan huyện Hoài Đức thật lắm lưỡi. Khi họ cố tình bày ra các thủ tục vòng vo tam quốc để làm rối rắm các bộ hồ sơ. Sau đó lại sách nhiễu làm khó người dân từ chính các thủ tục “rắn vẽ thêm chân“ ấy để vòi tiền “bôi trơn“. Nghe nói mỗi quyển sổ đỏ ấy, muốn nhanh đều phải đưa tiền cho tụi “cò“ do chúng thiết lập từ 30 tới cả trăm triệu tùy theo giá trị hiện hữu của mảnh đất. Bằng không cứ phải “chờ“ không biết tới bao giờ. Đã đến nước này, tôi nói với người được ủy nhiệm: “Đằng nào cũng chậm rồi, ta đành thi gan với nhà quan theo kiểu “quan cần (tiền) nhưng dân không vội, quan có vội quan lội quan sang xem sao“…

356447_400Trở lại chuyện làm bậy ở BV Đa khoa Hoài Đức, nếu tay giám đốc BV không có thế lực chống lưng mạnh ở giới chóp bu cả về đảng lẫn chính quyền ở huyện Hoài Đức thì làm sao tay này dám làm càn như bà Hoàng Thị Nguyệt mô tả với phóng viên báo TPO và VNN“Ông Nguyễn Trí Liêm không phải là vị lãnh đạo tạo được môi trường làm việc trong sạch, đoàn kết… đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái. Lúc đầu mới đến thì các cháu biết lắng nghe người lớn. Nhưng khi được giám đốc trao quyền quá nhiều và lại làm láo như thế thì các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái. Bản thân tôi và một số đồng nghiệp đã không được ông Liêm cho trực sau khi ông Liêm biết tôi có ý không ủng hộ đường lối của ông (“nhân bản” xét nghiệm)”

Ngoài bà Nguyệt, cả phó giám đốc bệnh viện lẫn trưởng khoa X-Quang cũng từng bị ông Liêm mắng chửi, tát trước mặt bệnh nhân. Thậm chí, vị giám đốc này còn “xì hơi xe máy” của nhân viên bệnh viện vì có khúc mắc cá nhân…

Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, bà Nguyệt viết rằng, Giám đốc BV đã chia cán bộ xét nghiệm thành hai bộ phận nội trú (gồm 3 cán bộ chính quy, phụ trách máy móc Nhà nước đầu tư) và bộ phận ngoại trú (gồm trưởng khoa và 4 nhân viên hợp đồng, 1 y tá chưa hết tập sự, phụ trách máy móc tư nhân).

Trong khi bộ phận nội trú không có nhiều việc để làm, bộ phận ngoại trú làm không hết việc và đại đa số bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Theo bà Nguyệt, bệnh nhân quá đông (200-300 bệnh nhân/ngày) nên mới dẫn đến chuyện trả kết quả xét nghiệm khống. Việc làm trên nhằm móc túi, bòn rút tiền bảo hiểm.

À thì ra số tiền còm cõi của qũy bảo hiểm y tế cũng là miếng mồi ngon cho bầy sâu thả sức đục khoét.

Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) huyện Hoài Đức có tổng diện tích 5,6 ha với nhiều hạng mục được thiết kế quy mô, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng chi phí đầu tư công trình này là 200 tỷ đồng (10 triệu $ USD)

Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) huyện Hoài Đức có tổng diện tích 5,6 ha với nhiều hạng mục được thiết kế quy mô, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng chi phí đầu tư công trình này là 200 tỷ đồng (10 triệu $ USD).

Cũng như chuyện báo giới thời gian qua phanh phui việc huyện Hoài Đức vừa mạnh tay chi ra cả chục triệu USD từ ngân sách nhà nước để xây Trung tâm TDTT hiện đại mà ít hiệu qủa. Không biết cái ‘lỗi hệ thống‘ đó là để thỏa mãn thói “chơi trội“ kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy“ hay đây chính là bùa phép để các quan tham ở Hoài Đức và TP Hà Nội chấm mút? Trong khi đời sống nhân dân trong điạ bàn huyện còn vô vàn khó khăn.

Để kết cho entry này, xin dẫn lại lời của một người trong cuộc (ông Nguyễn Đình Lân, Phó GĐ Sở VHTT&DL) rằng: Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì?“

Nuôi dê không biết có phải thế mạnh của Hoài Đức không. Nhưng qua chuyện đau lòng vừa được phanh phui ở BV Đa Khoa Hoài Đức thì rõ ràng cái đám “đầy tớ nhân dân“ ở cái huyện cửa ngõ xứ Đoài mây trắng này đang biến thần dân của mình thành đàn lừa đông đảo rồi còn gì?!

Gocomay

___

PS:

604-Họa phúc của tôi nơi xứ người

_________________________

785 – Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

do3

Bình luận về lời đề nghị “Yêu cầu cưỡng chế đoàn khiếu kiện đông người qúa khích, “mang màu sắc chính trị” của ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh hôm 18/4/2013, có ý kiến cho rằng đó chỉ là cú “trượt mồm” qúa mạnh so với các cú “trượt mồm” gần đây của các ông từ TBT, Chủ tịch QH, Chủ tịch nước… đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong công luận.

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức.

Nhìn rộng ra thế giới. Chuyện các chính khách hàng đầu ở các nước bị “trượt mồm” là không thiếu. Một ví dụ như ông Tổng thống Đức Horst Köhler (2004-2010) chẳng hạn. Ông là người có gương mặt khả tín, thân thiện, cùng sự chín chắn trong từng lời ăn tiếng nói. Đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng. Vậy mà trong chuyến thăm viếng binh sĩ Đức đồn trú ở Afghanistan hồi đầu năm 2010, chỉ với mỗi một câu nhỡ miệng rằng, sự hiện diện của các binh sĩ Đức ở nơi đây (Afghanistan) là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của nước Đức. Câu nói này ngay tức thì đã gây tranh cãi nhiều trên truyền thông báo chí. Khiến ông phải xin từ chức vào ngày 31.05.2010. Làm không ít chính khách cũng như người dân Đức luyến tiếc.

Trở lại chuyện của Huỳnh Phong Tranh.

Tại một hội nghị quan trọng do ông chủ trì. Để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội diễn ra vào hôm 18/4 vừa qua. Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người dân oan khắp nơi đang hồi hộp ngóng chờ tiếng nói của một ông quan đứng đầu cơ quan thanh tra của chính phủ. Như ông ta đã từng tuyên bố lúc mới nhậm chức (8/2011) rằng:

“Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn.

Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…” (xem ở đây).

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

Vậy mà mới nhậm chức chưa được nửa nhiệm kỳ, trong lúc công tác phòng chống tham nhũng và chỉnh đốn còn đang diễn ra nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân đối với đảng. Mà ông Tổng Thanh Tra lại chụp cái mũ qúa khích, “mang màu sắc chính trị” để đòi “cưỡng chế” những “khiếu kiện đông người” như thế thì có khác gì “tự đá vào lưới nhà” trong trận cầu sống mái với nạn tham nhũng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng?

Ở bài viết Nhân dân đứng ngoài chính trị? nhà văn Thùy Linh đã chỉ rõ:

“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.”

Cho nên có khiếu nại tố cáo (khiếu kiện dù đông hay ít người) nào là không “mang màu sắc chính trị”, thưa ông Tổng Thanh tra Chính phủ?

Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là “mang màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân oan là “thế lực thù địch” và cần phải mạnh tay trấn áp chứ đâu phải muốn làm “bạn của dưới” (dân đen) như lời ông nói lúc mới đăng quang?

"...những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô" - Lời Nguyễn Thế Thảo.

“…những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô” – Lời Nguyễn Thế Thảo.

Ai chứ Nguyễn Thế Thảo (người đã phát ngôn: những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô) và Lê Thanh Hải (người đang bị hàng chục người dân tố cáo cướp đất ở TP Hồ Chí Minh) sẽ mở cờ trong bụng. Bởi ông quan “mặt lạnh như tiền” Tổng Thanh tra Chính phủ – Huỳnh Phong Tranh đã chọn chỗ đứng về phía những quan tham đang bị dân tố cáo. Chứ không phải ngược lại.

Đó là thông điệp gì mà Huỳnh Phong Tranh muốn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương?

Nhớ lại câu chuyện nghe được từ chính một người bạn thân của tôi cách đây hơn 7 năm. Anh là giám đốc một công ty lớn của nhà nước. Bạn đã từng than với tôi:

– Bất kể ai đang ăn nên làm ra trong guồng máy (doanh nghiệp nhà nước) mà không biết “quan hệ tốt” với các quan lớn trên thượng tầng là khó mà tồn tại được.

Anh còn khoe, nhờ có được tấm ảnh anh ta chụp chung với ông Tổng Thanh tra Chính phủ (thời đó là Quách Lê Thanh) trên sân quần vợt. Mà hầu như tất cả các đợt thanh tra lớn nhỏ đều xuôi chèo mát mái hết.

Tôi giả bộ thắc mắc:

– Tớ thấy cậu có khoái chơi thể thao bao giờ đâu mà bày đặt thế?

– Không khoái cũng phải cố. Như ăn nhậu cũng vậy, không thích cũng phải gắng… làm công chức thời nay cơ cực lắm chứ không như người ta tưởng đâu ông ơi…

Được đà tôi lấn tới:

– Chả nhẽ chỉ có mỗi tấm ảnh chụp chung với quan lớn Tổng Thanh tra trong tư thế thân mật mà được châm chước hết thảy sao?

– Ồ không không, còn thêm nhiều tích tắc nữa chứ. Nhưng như người ta nói “đầu xuôi đuôi lọt”. Biết mình có quan hệ với trên cao chót vót, bên dưới chúng cũng đỡ hành tỏi đi nhiều. Ngay cả khoản “lót tay, đưa tiễn” cũng có phần nhẹ nhàng hơn…

Có một hiện tượng lạ là gần đây tất cả các ý kiến phản biện trái với “định hướng” của Ban Tuyên giáo đều bị các “dư luận viên xã hội” (như khoe khoang của Hồ Quang Lợi) nhảy vào chửi bới mạt sát một cách vô văn hóa bất kể phải trái trắng đen.

Liên hệ với chuyện tham nhũng của chính những người mang danh đi “chống tham nhũng”. Một thực tế mà ai cũng thấy, thời gian qua hoạt động của ngành Thanh tra Chính phủ rất tích cực. Nhưng tham nhũng cứ ngày càng tăng lên. Nó chứng tỏ điều gì?

image00144

Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Toàn ngành thực hiện gần 63.000 cuộc thanh tra, kết thúc gần 53.000 vụ, tuy nhiên, số vụ chuyển cơ quan điều tra chiếm chưa tới 1%. Như vậy các cáo buộc nhận hối lộ của các quan thanh tra từ thấp lên cao để “giơ cao đánh khẽ” trong hoạt động thanh tra là đúng hay sai?

Đại biểu Lê Như Tiến, tại phiên chất vấn công khai Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 22/8/2012 ở diễn đàn QH đã hỏi thẳng ông Huỳnh Phong Tranh về tiêu cực, nhũng nhiễu của thanh tra viên. Qua các đợt thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp phải lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về phải lo tiễn đưa hậu hĩnh, “kính gửi đậm đà”…

Đó là các khoản lệ phí gia tăng theo kiểu luật bất thành văn. Có phải là nguyên nhân của “hàng trăm cuộc thanh tra không có kết quả?”

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên. Ảnh: N.Hưng.

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên…

Trước những chất vấn trực diện như thế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh buộc phải thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên… Dẫn tới kết qủa trong 5 năm (từ 2007 tới 2012), 16 cán bộ thanh tra đã bị xử lý, trong đó 2 người bị xử lý hình sự, một người bị buộc thôi việc. (Xem ở đây).

Nhưng câu hỏi lớn hơn đặt ra là: Có phải trong gần 53 ngàn vụ thanh tra đã kết thúc ở trên chỉ có một con số rất ít những đồng chí cán bộ thanh tra “bị lộ” đã được xứ lý một cách nhẹ nhàng như thế là đã thỏa đáng?

Nay trong cuộc họp Chính phủ do ông Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài của dân oan bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là mang “màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân là “thế lực thù địch” cần phải mạnh tay để “cưỡng chế” đối với họ.

Đó chính là thông điệp rõ ràng táo tợn mà Huỳnh Phong Tranh muốn ngầm nhắn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương rằng: “cứ yên tâm đi… các đoàn khiếu nại tố cáo đông người đã bị qui kết “qúa khích” và “mang màu sắc chính trị” hết rồi. Sẽ bị “cưỡng chế” bịt miệng không trừ một ai… để các quan yên tâm mà vơ vét! Nhưng chớ có quên các khoản “lót tay, đưa tiễn” hậu hĩnh tương xứng với quan thanh tra lớn nhỏ là được!

Luận điệu này thể hiện rất rõ cái lối “tư duy nhiệm kỳ” của ông Tranh! Nó là cực kỳ phản động hay chỉ là sự “nhỡ miệng” thông thường. Xin nhường câu trả lời cho tất cả những ai đang quan tâm tới vấn đề này giải đáp dùm?!

Gocomay

____________________

760 – Chó dại có mùa, người dại quanh năm

Nhà thủy toạ của Hãng Phim truyện đã có quyết định "tái thu hồi"...

Nhà thủy toạ của Hãng Phim truyện đã có quyết định “tái thu hồi”…

Hãng (Xưởng) Phim truyện ở số 4 Thụy Khuê Hà Nội. Mươi hôm nay thấy ồn ào chuyện “nhà thủy toạ” của hãng bị chính quyền Quận Tây Hồ ra quyết định thu hồi và cho đổ đất kè xung quanh.

Có người biết chuyện này đã trách: “Ai bảo ngu đem cho thuê làm quán ăn nhậu, khiến tụi quan tham ở Quận Tây Hồ nó ghen ăn, nó tái thu hồi, còn oan à?”.

Nhưng cũng có người thông cảm nói: “Thời trước hãng được nhà nước bao cấp 100%. Nay xoá bao cấp, hơn trăm nhân mạng còn sót lại của hãng chỉ được hưởng 50% mức lương cơ bản tối thiểu, không cho thuê, lấy đâu vốn mà sống thoi thóp…”

Là người trong cuộc (nay đã thành người dưng), thực tình nghe tin này cũng hơi buồn, định chôn sâu trong lòng. Thế mà suốt mấy ngày qua cứ ray dứt không yên. Đất nước bao nhiêu chuyện hệ trọng hơn nhiều. Vậy mà chỉ có hơn trăm mét vuông đất Nhà thủy toạ lại khiến tôi phải bận tâm như thế này?

"Anh cả đỏ" Phim truyện đã toạ lạc ở địa chỉ này từ sau 1954.

“Anh cả đỏ” Phim truyện đã toạ lạc ở địa chỉ này từ sau 1954.

Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Hãng (Xưởng) Phim truyện VN ở số 4 Thuỵ Khuê Hà Nội xứng đáng được mệnh danh là “anh cả đỏ”. Vì ở đó không chỉ sản sinh ra nhiều nghệ sĩ lừng danh của nên điện ảnh cách mạng VN. Mà nơi đây còn đắc lực nhất trong việc làm ra những bộ phim mang tính “Hiện thực XHCN” (tuyên truyền) đắc lực cho sự nghiệp của đảng. Từ “Chung một dòng sông”; “Chị Tư Hậu”; “Chim vành khuyên”. Cho tới “Sao Tháng 8”; “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”; “Ngày lễ thánh”… Đó là những phim đã được vinh danh trong các kỳ Liên Hoan Phim quốc gia. Vì nó vừa đạt yếu tố “Chủ nghiã hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến) lại cũng có cả chất thơ của một thời lãng mạn của các nghệ sỹ trưởng thành trong công cuộc đánh đuổi thực dân giành độc lập cho đất nước.

Nhưng cái dở rất cơ bản của “anh cả đỏ” là không biết thu nạp người tài và đào tạo đội ngũ kế cận nên đã không theo kịp và hội nhập trong giai đoạn đất nước mở cửa ra với thế giới bên ngoài.

Ở bài viết: Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say (*) hồi tháng 8 năm ngoái, tôi đã giãi bày phần nào cái thực tế đắng cay mà tôi đã trải nghiệm và chứng kiến. Nó không chỉ là nỗi đau của một con người cụ thể nào. Mà chính là sự bất hạnh của cả thế hệ chúng tôi. Cả thế hệ trước và sau chúng tôi nữa. Chỉ khác, có người thì nhận ra. Người thì không, hoàn toàn không. Ví dụ nhỏ, như chị Ngát (Nhà phim Hồng Ngát) chẳng hạn, thấy chị xót xa cho “anh cả đỏ” nơi chị đã từng làm giám đốc.

Nhà phim Hồng Ngát - nguyên Cục phó Cục ĐAVN

Nhà phim Hồng Ngát – nguyên Cục phó Cục ĐAVN

Song thử nghe lại chút khẩu khí của chị xem sao?

Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc chị Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN). Được hỏi về mối quan hệ giữa nghệ sỹ (dân) với chế độ (đảng), chị đã không hề ngượng mồm bằng câu thế này: “Con cái không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”… 

Liệu có tấm lòng trung trinh nào với bề trên (đảng) hơn được thế nữa không?

Cho nên, trong lúc kinh tế suy thoái, đảng và nhà nước (chính quyền Quận Tây Hồ) – vai bố mẹ đang tranh thủ kiếm chác chuyến tàu vét, muốn giật lại cái miếng ăn (dù là rất còi) của các nghệ sỹ – vai con cái. Nỡ lòng nào chị Ngát và các nghệ sỹ lại khước từ?

Ai dám bảo đảng và nhà nước (bố mẹ) không quan tâm tới các nghệ sỹ (con cái)? Khi biết bao nhiêu huân huy chương, giải thưởng như các giải Bông sen; Cánh diều. Lớn hơn các Giải thưởng Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh đấy thôi! Có đảng và nhà nước nào trên hành tinh này lại ưu ái các nghệ sỹ được nhiều như vậy?

Chuyện hợp tan của một hãng xưởng xem ra cũng có gì là lớn lắm đâu. Như cô gái xưa long lanh sắc nước hương trời, nay hết xuân, chả nhẽ cứ bắt thiên hạ thần tượng và tung hô mãi? Với cơ chế thị trường minh bạch, không ăn nên làm ra, thì dẹp tiệm là đúng với qui luật. Cũng như hết hươu nai rồi thì chó săn và cung nỏ cần gì nữa. Chả nhẽ cứ phải bảo trì và nuôi báo cô mãi à?

Nếu biết lo xa, “anh cả đỏ” phải lo trồng người không chỉ cho mươi năm mà cho cả trăm năm sau ấy chứ! Thử hỏi, từ khi chị Ngát được bác Điềm (nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cùng cạ) cất nhắc lên lãnh đạo ngành ĐAVN chị đã “trồng” được bao nhiêu “người” cho tương lai? Nếu có người nói, chính những người như chị đã (vô tình) góp phần làm nên bi kịch của Hãng Phim truyện như ngày nay. Thì chị nghĩ sao?

Nhậu lẩu cá ở nhà hàng "Vọng Ba Lâu" (Thủy toạ Phim truyện - 2006) - Từ phải sang trái: Nguyễn Văn Thọ, Gocomay; Trịnh Lê Văn, Nguyễn Thước và Lê Chương.

Nhậu lẩu cá ở nhà hàng “Vọng Ba Lâu” (Thủy toạ Phim truyện) – Từ phải sang trái: Nguyễn Văn Thọ, Gocomay; Trịnh Lê Văn, Nguyễn Thước và Lê Chương.

Riêng tôi, rất thông cảm với chị. Bởi nghĩ, nếu mình ở vào hoàn cảnh ấy, chắc gì đã làm khác được. Cũng như chị, dù rất thương bà con dân oan ở Văn Giang quê chị (**). Nhưng chắc gì chị đã dám về với bà con hay lên tiếng một cách mạnh mẽ như cụ Đức (Lê Hiền Đức), khi sắp lên sân khấu Nhà Hát lớn nhận giải thưởng nhà nước cho kịch bản phim (nghe bà con bên Quê Choa kháo nhau, nói kịch bản phim Canh Bạc là chị cầm nhầm cốt chuyện ở một bài đăng báo của người bạn thân với Bọ Lập?)

“Anh cả đỏ” ơi anh đã chết thật chưa?

Cách đây 2 tháng, tình cờ đọc được bài của đạo diễn Phạm Lộc, người đã có hơn 30 năm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam trên Vietnamnet có nhan đề mà cũng là câu hỏi: Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể? (***)

Bảng qui hoạch của Ban Quản lý Quận Tây Hồ

Bảng qui hoạch của Ban Quản lý Quận Tây Hồ

Nhưng ai trả nhời? Chả có ai. Chả ai (kể cả bậc phụ mẫu trên thượng tầng) lại đi dây với “anh cả đỏ” nổi tiếng cả về công và thần cho mang tiếng ác “vắt chanh bỏ vỏ”. Cứ để cho cái đám “con không chê cha mẹ khó…” ấy dở sống dở chết mà vẫn không dám phản chủ như thế mới cao tay.

Cho đến một ngày đẹp trời, chịu không thấu, tự chúng mày dắt díu nhau nhảy xuống Hồ Tây lặn không sủi tăm như đàn trâu vàng trong truyền thuyết năm xưa ấy. Ngày đó chắc không còn xa đâu. Bởi cái “vườn hoa dân oan” (Mai Xuân Thưởng và Lý Tử Trọng) đang chật chội lắm rồi. Nếu có thêm 5000 m² đất vào loại “kim cương” của “anh cả đỏ” tự nộp mạng nữa cho đỡ khuất tầm nhìn của nhà tổ (Văn phòng Chính phủ) trông ra Hồ Tây thơ mộng! Ngu gì mà không ham? Dại gì mà thoái thác? Khi các nghệ sỹ nhớn đều nhất mực tin rằng hết thảy mọi việc “đã có đảng và nhà nước lo”. Nên đa phần đều lơ ngơ như “bò đội nón”. Hoặc đã, đang và sẽ đê mê bởi các đấng phụ mẫu hào phóng đưa vào thế “xôi chùa ngọng miệng” thì còn ý kiến ý cò cái nỗi gì?

Gocomay

(*664  Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say    –   https://gocomay.wordpress.com/2011/08/11/664-ta-t%E1%BB%89nh-phim-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%E1%BA%A3-nghieng-say/

(**732 – Thương “dòng sông Văn“ quê hương chị Ngát!      https://gocomay.wordpress.com/2012/05/04/732-thuong-dong-song-van-que-huong-chi-ngat/

(***) Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể?  – http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/87099/hang-phim-truyen-viet-nam-bao-gio-giai-the-.html

________________________

756 – Xe “không chính chủ“, bất động sản, nợ xấu và những Vina.. chết chìm…

Câu chuyện phạt “xe không chính chủ“ theo Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11 vẫn đang gây bức xúc trong dư luận suốt tuần qua. Nó không chỉ phản ánh sự quản lý qúa yếu kém của Chính phủ (cụ thể Bộ GTVT) mà nó còn chứng tỏ lối hành xử tùy tiện của các cả nơi ban hành lẫn cơ quan thi hành luật. Nếu như ở các nước phát triển (như nước Đức là ví dụ), việc sang tên đổi chủ một chiếc xe ô tô (bất luận giá trị là bao nhiêu) chỉ cần mang thẻ căn cước, bằng lái và giấy tờ xe (gồm 3 trang rưỡi gấp gọn lại chỉ to bằng nửa tờ A.4 mà không cần mang xe) tới một văn phòng đăng ký của Sở giao thông (rất sẵn) ở gần nhà  làm thủ tục. Với lệ phí chỉ mất chừng ngót 40€ (tương đương ngót một ngày lương của người phụ bếp quán Tàu). Tổng thời gian đăng ký (kể cả lấy số thứ tự ngồi chờ và làm biển số mới) chỉ mất chừng từ 30 phút là  cùng. Ngược lại ở xứ ta, để làm thủ tục sang tên đổi chủ một chiếc xe ô tô có khi phải mất từ 2 đến 3 tuần, với rất nhiều thủ tục nhiêu khê. Cùng số tiền thuế và lệ phí trước bạ tốn hàng chục triệu (từ 10-12%) giá trị của xe.

Chính vì sự bất cập này mà đa số người dân mua bán xe (cả ô tô và xe máy) cho nhau đều tìm cách “né phí“. Hệ quả là nhà nước không thu được tiền lệ phí đăng ký chuyển nhượng và sử dụng. Mà việc quản lý phương tiện ô tô xe máy đang lưu hành nảy sinh nhiều hệ luỵ vô cùng phức tạp. Nhất là trường hợp các xe “không chính chủ“ gây tai nạn hoặc gây án khi người điều khiển phương tiện chạy trốn mà không thể tìm được cả “chính chủ“ của chiếc xe, vì họ đã chết hoặc đã chuyển ra nước ngoài định cư…

Ban hành và thực thi luật tùy tiện là nguyên nhân dẫn gây ra tham nhũng tiêu cực…

Đúng ra thay vì ra Nghị định 71 (phạt xe “không chính chủ“), Bộ GTVT do ông Thăng đứng đầu phải thay đổi cả lề lối quản lý cũng như cải tiến mức thuế, lệ phí cho hợp lý để người dân không còn phải tìm mọi cách “né phí“ mỗi khi sang tên đổi chủ ô tô, xe máy. Bởi, tâm lý chung của người dân, không ai là không muốn xe mang tên mình?

Hiện trên cả nước ta có 37 triệu phương tiện/ 90 triệu dân, trong đó có 2 triệu ô tô, 35 triệu xe máy *. Kể cũng là nhiều. Nhưng so với nước Đức thì chả thấm tháp gì. Bởi Đức có dân số ít hơn (ngót 82 triệu người – con số 2011), không kể số xe máy, riêng ô tô đã là 55 triệu rưỡi (trong đó xe dưới 12 chỗ là ngót 46,6 triệu chiếc) **

Để kích cầu thị trường ô tô, cách đây chưa lâu, ở Đức nhà nước còn trợ giá 2.500 € cho mỗi đầu xe cũ (loại xe vứt bãi rác) mà người dân đang sở hữu (tối thiểu được 1 năm) để khuyến khích những ai có công ăn việc làm mua xe mới vừa hạn chế khí thải độc hại do xe cũ thải ra vừa kích thích ngành công nghiệp mũi nhọn này.

Một góc chợ mua bán xe ô tô cũ ở nơi GCM cư ngụ – Winsen/Luhe 22/8/2910

Trở lại chuyện sang tên đổi chủ phương tiên giao thông, nói dại nếu nước họ có cách quản lý phương tiện nhiêu khê như bên xứ ta thì… thay vì chỉ mất 30 phút, có lẽ họ sẽ phải tốn mất gần 2 năm để làm thủ tục đăng ký cho mỗi chiếc xe. Như thế đồng nghiã với sự phá sản của toàn bộ thị trường và nền công nghiệp sản xuất xe hơi hùng mạnh vào bậc nhất thế giới của họ. Đó chính là lý do bọn “tư bổn giẫy chết“ thà mang tiếng xấu, đành chịu thua chị kém em chứ quyết không thể học đòi thứ “dân chủ gấp triệu lần“ như ở xứ ta chăng?

Mấy hôm nay thấy các đại “đầy tớ nhân dân“ đăng đàn trả lời chất vấn ở QH liên quan đến nợ xấu ngân hàng và một khối lượng bất động sản khổng lồ tồn đọng bởi cả rừng luật và lệ do các đầy tớ to nhỏ từ trên xuống dưới đặt ra. Nhưng khi thực thi lại hành xử theo kiểu “luật rừng“. Đã và đang kìm hãm sự phát triển của đất nước cũng như đè nặng lên đời sống cơ cực trăm bề của người dân. Lấy ví dụ như một nghị định cách đây hơn 2 năm do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký – Nghị định 71/2010/NĐ-CP. Có hiệu lực thi hành từ ngày 8/8/2010. Như ở điều 66 thì ngay cả Việt Kiều không còn giữ quốc tịch và không còn mang hộ chiếu Việt Nam mà “chỉ cần kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.“ Là đủ điều kiện để “có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam.“ ***

Cơ ngơi của một người Việt trị giá khoảng 300.000 € ở L.K Harburg – CHLB Đức (Ảnh: GCM-29/8/2010)

Nhưng cho đến nay, hầu như chưa có “khúc ruột ngàn dặm“ (Việt Kiều) kể cả những Việt Kiều chưa mất quốc tịch Việt Nam nào lại có thể chạm tay được vào nghị định “mỡ treo“ này, nếu không chịu “bôi trơn“ (cái thứ mà đa số Việt Kiều sống ở các xứ văn minh khó chấp nhận). Đây thiết nghĩ cũng là một trong những nguyên nhân làm thị trường bất động sản ở quốc nội chưa thể “tan băng“. Tội nghiệp cho nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chảy về. Hàng chục tỷ Mỹ kim hàng năm, đâu có ít. Thay vì được đổi ra nội tệ làm khởi sắc thị trường bất động sản trong nước. Khi vấp thủ tục đứng tên quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhiêu khê trắc trở (bởi quan tham sách nhiễu), nguồn vốn qúi giá đó đành nằm chết ở ngoại tệ hay dạng vàng cất giữ ở trong dân. Sau đó lại chảy ngược ra nước ngoài để đầu tư vào chính thị trường bất động sản mà họ đã không thực hiện được tại cố hương. Quả thật “tham thì thâm“ là vậy!

Trường hợp nhiều người Việt ở nơi tôi sống là ví dụ! Lúc trước, họ chưa có giấy tờ cư trú thì cặm cụi đi cày để gửi tiền về quê hương mua đất cát nhờ người nhà trong nước đứng tên. Nay có giấy tờ, nhà đất ở quê lại không thuận cho việc đứng tên (“chính chủ“). Họ đành cắn răng đắt rẻ bán sạch đổi ra ngoại tệ và chuyển tiền quay lại Đức mua đất làm nhà.

Những bà con Việt Kiều có mặt trong tấm hình này đa số đều đầu tư mua đất xây nhà ở Đức (L.K Winsen/Luhe 29/8/2010)

Mấy năm trước, để kích cầu cho thị trường bất động sản tụi Đức còn có chính sách hỗ trợ cho những ai đông con (kể cả người nước ngoài tới Đức định cư) các khoản ưu đãi như cho vay lãi xuất thấp hay hỗ trợ mỗi đầu trẻ con tới gần chục ngàn Euro nếu họ có công ăn việc làm ổn định mà đầu tư mua đất làm nhà hay mua nhà cũ đại tu mới. Bọn giẫy chết sao khôn thế không biết. Trong khi đó thị trường bất động sản non trẻ của Việt Nam xem ra không biết học những bài học hay của các thị trường giầu kinh nghiệm (như các nước phát triển đi trước) mà đã để một lực lượng tiềm năng (Việt Kiều) không mấy mặn mà với cách cư sử “hành là chính“ bởi những cái đầu tăm tối “ăn xổi ở thì – tham bát bỏ mâm“ của cả “bầy sâu – ăn hết phần của dân“ nhung nhúc sinh sôi trong cơ chế hiện hành.

Như vậy, trong vòng hơn 2 năm, cả hai nghị định mang tên 71 cũng như hàng ngàn văn bản luật pháp kém hiệu qủa, kém chất lượng về mặt pháp lý cùng được vị thủ tướng đáng kính có 51 năm theo đảng ký, ban hành và thực thi sai gây hậu qủa không biết đến bao giờ mới gỡ được.

Mặc dù vậy thay vì từ chức để giữ tiết tháo (lòng tự trọng), ngài vẫn kiên quyết: “Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua”. Đó chính là câu trả lời đanh thép cho câu hỏi: Tại sao “xe không chính chủ“ lại nhiều; nợ xấu lại cao; thị trường bất động sản lại chết và dân (thì thâm) vẫn cứ muốn găm hàng trăm tấn vàng (như nhời Thống đốc Bình) mà bỏ mặc cho những đầu tàu “định hướng…“ (cơ đồ) mang tên Vina.. đã, đang và sẽ theo nhau chết chìm xuống đáy biển sâu!

Gocomay

* http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/65189/-bi-thu-phi–dan-se-buoc-phai-chon-phuong-tien-.html

** http://www.autokiste.de/psg/archiv/a.htm?id=5980

*** http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/06/29/4926/

755 – Luật đất đai sai từ gốc sửa thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ – Nguồn: tin247.com

Đã từ nhiều năm nay, khi buộc phải đoạn tuyệt với mô hình sản xuất tập thể kiểu Hợp tác xã nông nghiệp, lẽ ra đảng và nhà nước phải thay đổi ngay luật đất đai để an dân. Song những cái đầu giáo điều trong cái “hội đồng lú lẫn“ vẫn tỏ ra “ngu tín, mù loà“ (chữ của Nguyễn Huy Canh) khi vẫn khăng khăng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“. Ta hãy nghe ý kiến của vị “đại biểu“ lớn nhất của chế độ nhẩn nha phán vào ngày 16; 17 và 18/10/2012 tại Quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ, ngay trước kỳ họp Quốc hội: …. (xem video, clíp)

http://www.youtube.com/watch?v=eJreYusKkJk

http://www.youtube.com/watch?v=WBOaMGs8534

Xuất thân từ một gia đình nông dân, sinh ra và lớn lên ở nông thôn (ngoại thành Hà Nội), không lẽ ông Nguyễn Phú Trọng không biết một chút gì về nhà nông, ruộng đất hay hoàn cảnh sống cơ cực, thăng trầm của người dân quê trong những năm hợp tác hóa nông thôn ở miền Bắc sau 1954?

Là cử nhân văn chương (tốt nghiệp khoa Văn ĐHTH Hà Nội), không lẽ ông Trọng chưa hề đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì“ của Phùng Gia Lộc?

Là một nhà báo lớn ở Tạp chí Học tập, một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và báo QĐND) chẳng lẽ ông Trọng không hề hay biết bi kịch “khoán chui“ trong nông nghiệp của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú hay thí điểm khoán hộ ở Hải Phòng dưới thời ông Đoàn Duy Thành hồi thập niên 70 đầu 80 thế kỷ trước?

Là người đã từng là nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Viện hàn lâm khoa học Liên xô, trong những năm 1981-1983, thời CNXH ở Liên Xô đang khủng hoảng trầm trọng. Thời điểm “đêm trước“ của công cuộc cải tổ, công khai hóa (Perestroika- Glasnost) để khắc phục nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu mất cân đối, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp, kĩ thuật công nghiệp dân dụng và nông nghiệp lạc hậu, hàng tiêu dùng thiếu thốn, nhân dân lao động mất niềm tin… mà ông Trọng vẫn cố níu kéo vào cái mô hình đã phá sản ở chính cái nôi của CNXH ấy để cho rằng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam“.

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov).

Thật không thể nào hiểu nổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu Lễ mít tinh hữu nghị đoàn kết trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba hạ tuần tháng 4/2012- Nguồn: vov.vn

Không ai nghi ngờ về sự giản dị và gương mẫu của ông Trọng sinh hoạt hàng ngày. Cũng như không ai nghi ngờ về thiện ý của ông trong việc muốn dùng vũ khí “phê và tự phê“ để “chỉnh đốn“ lại “một bộ phận không nhỏ“ ngày càng hung tợn như “bầy sâu ăn hết phần của dân“, làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng. Đã và đang trở thành nguy cơ nhãn tiền làm tan rã đảng, sụp chế độ. Bởi thế, khi không diệt được con sâu chúa nào, thấy ông nghẹn ngào, khiến những ai còn chút cảm tình với đảng cũng cảm thông cho nỗi đau “lực bất tòng tâm“ nơi ông.

Ta nghe lại câu nói đầy phấn chấn, trước khi bước vào cuộc “tắm rửa“ từ trên xuống dưới của ông: “Bắt được bệnh rồi, có toa thuốc rồi… nhưng không biết con bệnh có chịu uống thuốc không?“.

Ở entry Quyết tâm chống tham nhũng của ông Tổng Trọng cách đây tròn 4 tháng (7/7/2012), tôi đã không nhịn được cười mà rằng: “Hay thật nhỉ, đi diệt trừ tham nhũng bằng cái màn “tự kiểm điểm” cũng như diệt sâu bằng cách chờ bầy sâu tự nguyện lao vào bình thuốc độc để tự vẫn bao giờ? Đến như đánh đĩ chửa hoang mà không bắt được trai trên gái dưới. Để cho chúng xốc được quần lên rồi thì có mà ê mặt với chúng ấy chứ đợi đấy để chúng tự thú?“

(https://gocomay.wordpress.com/2012/07/07/738-quyet-tam-chong-tham-nhung-cua-ong-tong-trong/).

Xem ra khi “lý“ mà thiếu “chân“ thì chân lý vẫn mịt mù nơi chân trời góc bể là vậy. Bởi khi, bất chấp sự thật, các nhà giáo điều dùng lưỡi gỗ mà phun ra những ngôn từ “có găng có thép“ kiểu như: Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.“

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov) .

Thì trước sau chiếc lưỡi gỗ đó cũng bị chính thứ gang thép của mớ xảo ngôn kia chống lại.

Hãy nghe TS Lê Đăng Doanh, nguyên  viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phân tích về những hệ lụy của các nhóm đặc quyền đặc lợi đang hoành hành ở VN ra sao:

“Nếu chúng ta xem các đại gia của Việt Nam thì những đại gia giàu nhất của nước Việt Nam không phải là những người đã có đóng góp nhiều về khoa học công nghệ, không phải là những người đã có bằng sáng chế, phát minh, cũng không phải là có thành tích nổi bật về quản trị gì cả mà là những người đã khai thác được nhiều đất đai, đã đẵn được nhiều gỗ, đã khai thác được nhiều mỏ, thế thôi chứ không phải là những người có đóng góp xuất chúng gì về công nghệ như ông Bill Gates và [những người khác].”

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120911_vn_interest_groups.shtml)

Chẳng lẽ một người từng sinh ra và lớn lên trên đồng ruộng (đang bị thôn tính hàng ngày hàng giờ) lại không hay biết gì về hàng ngàn dân oan mất đất ở khắp nơi đang kéo về Hà Nội khiếu kiện hay sao mà vẫn: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“ ? Đảng của ông Trọng sẽ chẳng bao giờ chống được tham nhũng bằng chính cái cơ chế đã, đang và sẽ sinh ra và bao che cho tham nhũng lộng hành. Kêu gọi dân đen vượt qua nỗi sợ (trù úm) để giúp đảng và nhà nước sinh tử với tham nhũng ư? Lúc cái còng mang hình hai con số 8 (điều 88) nó chụp vào tay người chống quan tham (vì bị qui tội “thế lực thù địch“) thì ai đứng ra bênh vực cho lương dân thấp cổ bé miệng đây?

Mở cuộc vận động sâu rộng kêu gọi quan lại hãy “tiết chế lòng tham“; hãy biết “tự trọng“ hay “tuyên hứa trước đồng bào sẽ không tham nhũng và đấu tranh quyết liệt với tham nhũng“ như các đại biểu QH (do “đảng cử“) đang hô hào liệu có phải là trò “tự diễn biến“ quay lưng lại với Marx hay không? Khi chính Marx từng đúc kết đối với nhà tư bản (dù khoác bất cứ màu áo nào): “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng!

Nếu như những kẻ ít học mà tham tàn, sẵn sàng trà đạp lên đạo lý để cười đắc thắng như loài cầm thú “quay lưng lại nỗi đau của đồng loại“ như Marx đã nói. Nhưng với những đồ đệ nhiều chữ của Marx mà cũng tán thành việc “không thi hành kỷ luật“ đối với đám sâu bọ cầm thú vì sợ “các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá“. Như lời ông Tổng Trọng nghẹn ngào hôm bế mạc hội nghị TW.6 thì liệu đó có phải là sự đồng loã, bao che cho cái xấu, cái ác để kìm hãm sự đi lên của đất nước và tiếp tục đè đầu cưỡi cổ muôn dân?

GS Đặng Hùng Võ gặp gỡ nông dân Văn Giang trong buổi đối thoại. Ảnh: Đàm Duy

Hôm nay (8/11), ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, đã nhận lời tiếp và trả lời chất vấn của những nông dân mất đất Văn Giang. Trước đó, ông Võ đã chia xẻ: “Tôi cho rằng việc bà con tố cáo tôi là tốt chỉ vì một lý do rất giản dị, nếu tôi bị thiệt thòi mà người dân được lợi thì tôi sẵn sàng, cũng là điều học theo các Bồ Tát mà làm. Hơn nữa, tôi rất muốn mọi việc đều minh bạch”.

(http://infonet.vn/Thoi-su/Nguoi-dan-Van-Giang-doi-thoai-voi-ong-Dang-Hung-Vo/32884.info).

Hoan nghênh quan điểm của ông Võ. Nếu mọi công bộc giữ trọng trách quản lý “sở hữu toàn dân“ về đất đai mà đều thật lòng mong “bị thiệt thòi mà người dân được lợi“. Rồi biến cái “điều học theo các Bồ Tát“ (Bồ Đề Tâm) ấy thành hành động thì có lẽ không bao giờ có cảnh “Gần 80% vụ việc khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai!” như Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố Trong phiên thảo luận Hội trường QH ngày 7/11, khiến nhiều người giật mình.

(http://www.petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/gan-80-vu-viec-khieu-kien-keo-dai-lien-quan-den-linh-vuc-dat-dai.html).

Nay ông Võ đã về hưu, mới vượt qua được trở lực mà nhận với dân một nhời: “… tôi thừa nhận là tôi đã làm chưa đúng, tôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con nông dân. Tôi thành thật xin lỗi và nhận trách nhiệm”. Việc làm này của ông GS già đã khiến người dân Văn Giang chấp nhận và cảm thông, dù còn nhiều thắc mắc chưa được giải quyết thấu tình đạt lý như người dân kỳ vọng. Thế cũng là “rửa mặt hàng ngày“? như cách nói của ông Phú Trọng chăng? Trong khi theo định hướng sửa luật mà ông Trọng vẫn khẳng định với cử tri “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“! Với cái gốc sai trái như vậy sửa thế nào cho minh bạch để “có lợi cho dân“ đây?

Gocomay

_______________________

753 – Những người nông dân mất đất phải làm ruộng chui

Cụ bà Lê Hiền Đức xuống đồng cùng bà con Văn Giang (hồi trung tuần tháng 6/2012)

Nhìn hình ảnh những nông dân Văn Giang cấy lúa trộm trên thửa ruộng vốn là của cha ông họ. Khiến tôi rơi nước mắt. Mừng vì người dân Văn Giang đã biết đoàn kết đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cho dù, dưới con mắt của chính quyền, vạt đất lúa nhỏ nhoi khốn khổ đó, người dân ở 3 xã: Xuân Quan; Phụng Công; Cửu Cao đã tạm giành lại được trong số 500 ha đất thuộc “Sở hữu toàn dân – do nhà nước là đại diện chủ sở hữu” đã bị qui hoạch, thu hồi và giao cho người khác (chủ đầu tư) để làm khu đô thị sinh thái.

Sau 3 tháng trời luôn phải lo lắng, cắt cử người canh lúa chống lại việc phá hoại thành quả lao động của kẻ ác, ngày 21-10-2012, hơn 300 bà con 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao vui mừng đi gặt lúa chín – Nguồn: xuandienhannom

Những khóm lúa xơ xác này, như bà con cho biết, được gieo trên phần đất khoảng 1 mẫu, bà con cả 3 xã đã cấy (trộm) được sau vụ bị cưỡng chế ngày 24-4-2012. Sản lượng đạt được sau gặt trên 1 tấn thóc. Dự kiến sẽ chia cho các gia đình có người già bị mất đất và các hộ gặp khó khăn sau khi bị cướp đất và mất mát nhiều tài sản cây trồng trên đất bị cướp.

Không biết những hạt lúa mới đầy máu và nước mắt này có làm lay động được ai ở trên thượng tầng (đỉnh cao), khi các vị ấy vẫn khăng khăng “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu” (*) còn từng người dân (cụ thể) chỉ là đám người ăn kẻ ở trông nom (quản lý) đất giúp cho nhà nước (đại diện chủ sở hữu) mà thôi.

Không còn ruộng, người nông dân chẳng còn biết nghề nghiệp của mình là gì, mỗi khi con cái của họ phải khai trong lý lịch (bắt buộc) trước khi làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

Ngoài nấu ruợu, chú em họ tôi có nghề “vỗ gà chọi” quanh năm…

Như chú em họ của tôi ở quê, hết ruộng đành ở nhà nấu rượu cuốc lủi giao mối cho các hàng quán quanh làng. Ngoài nấu rượu, chú ấy còn có thú chơi gà chọi. Nên khi con cái hỏi, mục khai nghề nghiệp của bố, chả nhẽ ghi: nấu rượu (lậu)? Chú đành bảo con cứ ghi: nghệ nhân chọi gà… làm cô giáo chủ nhiệm lớp của con chú cũng cười ra nước mắt…

Cô em con chú dì ruột tôi, năm nay đã ngoại lục tuần. Hết đất, cô chả có nghề gì chuyển đổi, ngoài một tháng hai buổi ra cạnh đình bán cau trầu cho bà con sắp lễ vào các ngày rằm và mùng một. Nhưng cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng rồi. Nay phải thúc thủ “nhàn cư” như vậy cô không tài nào quen được. Tranh thủ thửa đất ngót sào của mình đang (qui hoạch) “treo”, cô đi xin những cây quất người ta vứt bỏ sau khi chơi tết, đem ra râm xuống, chăm chút qua loa cho cây sống, lấy qủa đem bán lẻ cho các quán giải khát. Dưới gốc quất cô ta còn cấy ngải cứu hay gieo cải bỏ mối cho các sạp bán rau tươi quanh làng… Nhưng mấy ai đã gặp may mắn được như thế cơ chứ?

Cô em họ bán cau và quất trên đường quanh đình làng

Chứng kiến tận mắt cảnh các em tôi chẳng thể “nhất nghệ tinh” mà sống được trong cơn cuồng phong “đô thị hóa” hỗn loạn ngày hôm nay càng thấy thương cho quê hương xứ sở. Khi phố không ra phố mà làng cũng chẳng còn. Mới thấy thấm thía câu mà cụ Lê Qúi Đôn đã chép trong Châm cảnh: “kẻ độc phu tàn bạo làm nhiễu loạn cả nước“!

Những người kiên định ở mọi thời đều đặt mục tiêu “ổn định chính trị” lên hàng đầu. Bởi thế, có ai tin một chính thể có tới 80% trong tổng số đơn khiếu kiện cuả dân ở cửa quan là thuộc về lĩnh vực đất đai lại là một chính thể luôn “của dân, do dân và vì dân”?

Người Việt Nam quan tâm tới thời cuộc, ai cũng hiểu sự giàu lên như “Phù đổng Thiên vương” của các quan chức lớn nhỏ từ trên xuống dưới đều liên quan tới yếu tố đất đai. Như đánh giá của giới quan sát có uy tín quốc tế. Khi cho rằng “Tham nhũng trong quản lý đất đai đang ở nhóm đứng đầu trong “bảng tham nhũng”.”

Nếu không đúng vậy, chẳng ai ngu gì mà xưng xưng thú nhận “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất… đang cấu kết nhau thành “nhóm lợi ích“… trở thành “bầy sâu ăn hết phần của dânnhư hai ông Trọng và Sang đã phát ngôn trước bàn dân thiên hạ. Mà kết cục chẳng diệt được con “sâu chúa” nào, chẳng thể kỷ luật được ai. Dù ở mức thấp nhất là cảnh cáo phê bình?

Lý do được viện dẫn không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”. Như vậy có ai tin được không? Khi các vị chóp bu không có ai phải chịu trách nhiệm về những sai lầm yếu kém trong quản lý điều hành để tham nhũng thất thoát khiến nền kinh tế đất nước suy sụp. Lại tiếp tục dụ người dân thấp cổ bé miệng cùng tham gia chống tham nhũng: “Nếu ai cũng sợ bị trù úm thì đất nước này sẽ thế nào?” (lời ông Chủ tịch Sang **)

Xin hỏi, nếu người dân “cùng tham gia” chống tham nhũng với đảng và nhà nước mà bị bọn quan tham có súng nhân danh đảng và nhà nước tới vu vạ cho cái mác: “thế lực thù địch”. Hoặc bị các “thế lực thù địch” xúi dục, lợi dụng thì liệu ông chủ tịch có bênh được người dân không? Hay lúc đó các vị lại xuê xoa với nhau “theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ…”? (lời ông TBT Trọng ***)

Trên trang blog của một nhà báo tự do, người đã từng gắn bó mật thiết với chế độ, đã vô cùng bức xúc, cho rằng:

Tại sao cả “một bộ phận không nhỏ thoái hóa hư hỏng, đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ”, nhưng sau đợt kiểm điểm rồi vẫn không loại bỏ được ai khỏi đội ngũ? Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ “tình đồng chí” trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?” (****)

Theo lời mời của bà con Văn Giang, cụ Lê Hiền Đức đã đến dự buổi thu hoạch cùng bà con ngày 21/10/2012 – Nguồn: xuandienhannom

Còn tôi, có lẽ chỉ có thể tin được “một bộ phận rất nhỏ” đảng viên chưa thoái hóa biến chất. Hiện đang bị các cơ quan chức năng của đảng không ưa, đưa vào tầm ngắm như trường hợp của cụ bà (đảng viên lão thành) Lê Hiền Đức. Dù tuổi cao sức yếu vẫn gần dân, biết đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của nhân dân. Đó chính là viên ngọc qúi hiếm còn sót lại trong cái tổ chức hữu danh vô thực đang sống thoi thóp trên mảnh đất tang thương này!

Gocomay

Xem thêm: 718 – Lại “thương nhớ đồng quê”  – https://gocomay.wordpress.com/2012/02/23/718-l%E1%BA%A1i-th%C6%B0%C6%A1ng-nh%E1%BB%9B-d%E1%BB%93ng-que/

(*)  http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tong-Bi-thu-noi-ve-nguyen-nhan-bat-on-dat-dai/201210/239517.datviet

(**) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fi-corrpt-who-dare-10182012074722.html

(***http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html

(****http://www.truongduynhat.vn/thua-chu-tich-dung-noi-nua-hay-hanh-dong/

____________________________

750 – Bao giờ mới hết oan khiên Xứ Đoài?

Đình Chàng (đình Chu Quyến) Xứ Đoài

Hôm nay, trong khi triều đình đang thiết đại triều để bàn những việc cơ mật “rất quan trọng và phức tạp” như TTXVN đưa tin. Tự dưng thấy bác Trọng Tạo cho đăng lại bài thơ cũ mà vẫn rất thời sự của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn (*) khóc than cho “nỗi bể dâu Xứ Đoài” (Kỷ niệm “Tử Nhật”/ Giỗ kỵ lần 4) với những vần thơ ai oán thế này:

Lụa tằm còn có ai mua ?

nón Chuông chắn nắng che mưa mấy người ?

bạc năm đánh đổi vàng mười

mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm

 

Thôi thì đợi nữa chờ thêm

biết đâu chân cứng đá mềm. Biết đâu…

Những điều khóc cười mà người dân Xứ Đoài nói riêng và người dân cả nước nói chung đang mục sở thị ngày hôm nay đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cảnh báo từ ngày 30/4/2008 với những lời gan ruột như sau!

Xin trích:

Cố TT Võ Văn Kiệt (1922-2008)

“Theo tôi, Thăng Long – Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.

Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

Thủ đô Thăng Long – Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng.

Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám. Đấy mới chính là “hướng nhìn – tầm nhìn” của nghìn năm Thăng Long và của thời đại.”

(Võ Văn Kiệt- http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2008/05/3ba01e27/)

Không biết có phải vì sự “trung ngôn nghịch nhĩ” này mà chỉ hơn tháng sau, ông Sáu Dân bị “kiệt” (đột qụy) và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 11/6/2008. Để đúng cái ngày định mệnh – 1/8/2008 Hà Nội vẫn được mở rộng thành một trong những thủ đô có diện tích lớn vào bậc nhất thế giới hay không?

Thiết nghĩ câu hỏi này để lịch sử trả nhời!

Còn May, một cư dân nhỏ bé sinh ra và lớn lên ở Xứ Đoài thì cũng chỉ biết than khóc cho một vùng ca dao, cổ tích. Vùng “địa linh nhân kiệt”… đang trở thành vùng đất oan khiên làm mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm thôi.

Chùa Thầy (Sài Sơn) – Di tích danh thắng của Xứ Đoài

Tại Sài Sơn, quê hương của nhà bác học uyên bác nổi tiếng Phan Huy Chú (đầu Thế kỷ 19), những dự án “qui hoạch đô thị mới” bao gồm các hạng mục “hoành tráng” như sân golf, khu vui chơi giải trí, khu biệt thự, chung cư, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao,… làm đảo lộn cuộc sống của một vùng cư dân ven dòng sông Đáy hiền hoà từ bao đời đã đi vào trong kiệt tác của Thi nhân Quang Dũng (“Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng“). Như dự án Tuần Châu đã nuốt mất 254ha. Lại thêm hàng chục các dự án bất động sản liên quan đến khu đô thị, biệt thự, nhà vườn, khu công nghiệp… đã ôm tới gần 460ha, tức gần hết đất nông nghiệp của xã có 17 ngàn dân ở đây. Khiến dân chúng trở thành “nhàn cư” trên chính mảnh đất vốn một nắng hai sương của mình.

Đơn cử như trường hợp anh Nguyễn Hữu Lệ, ở xóm Tường, thôn Thuỵ Khuê có vợ là chị Nguyễn Thị Thanh đã bị bắt giam ngày 23.4.2009 bởi ba chiếc xe công an. Lý do, theo chính quyền địa phương, là tội gây rối trật tự công cộng: “Thanh đã cùng với nhiều người địa phương khác có hành động quá khích khi phản đối chính quyền xã xây dựng nhà văn hoá”. Song theo người dân, nguyên nhân là sâu xa hơn: “Chị ấy khăng khăng đấu tranh không chịu mất đất cho các dự án”. Chị Thanh bị bắt giam chờ ngày ra tòa. Trong lúc đứa con nhỏ mới ba tuổi gầy xanh sau hai lần cấp cứu vì khóc đòi mẹ. Khiến anh Lệ mới 43 tuổi đã bạc trắng tóc chỉ sau cái đêm vợ anh bị bắt.

Có người dân gắn bó cả đời với cánh đồng “bờ xôi ruộng mật” của Sài Sơn than rằng: “Phát triển gì mà đẩy hàng ngàn nông dân chúng tôi ra rìa. Còn mồ mả cha ông, còn nền văn hoá của xứ này thì sao?…” (Theo nguồn: Hà Nội sau một năm mở rộng: Thương tiếc đồng quê – http://ashui.com/mag/tuongtac/goc-nhin/1132-ha-noi-sau-mot-nam-mo-rong-thuong-tiec-dong-que.html)

Di tích Lý Bát Đế ở Đền Đô – Bắc Ninh

Lần giở lại lịch sử, vào thời Lý, ở nước ta có lệ phong đất cho những người có công to với đất nước bằng cách “phóng lao”. Người được phong chọn một đỉnh núi cao rồi phóng cây lao bay xa hết mức có thể, bay xa bao nhiêu thì vua cấp bấy nhiêu đất, đất phong này gọi là “đất phóng lao”. Trước khi thủ đô Hà Nội được mở rộng thêm gấp 3,6 lần, các quan ở tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) cũng mở một đợt “phóng lao” như vậy. Chỉ khác là con cháu ngày nay hiện đại hơn các cụ ngày xưa, chẳng cần tốn cây lao nào mà chỉ cần có chức quyền trong tay. Chỉ cần biết ký tên và đóng dấu, trong một thời gian ngắn, các quan hàng tỉnh (như Hà Tây, trước khi mất phiên hiệu) đã kịp phê duyệt 772 dự án, giao 76.695ha đất dù những cá nhân và công ty được phong đất có lẽ không có công lao đến cỡ “vị quốc vong thân” như các bậc danh tướng ngày xưa.

Vua nhà Lý dùng lao phong đất thì quốc thái dân an, người người đều phục còn các quan tham ngày nay đua nhau “phóng” (bút) xong thì dân trở thành trắng tay ngay trên mảnh đất hương hoả của tổ tiên.

Như vậy lối tư duy “phong đất thủ đô” quỷ quái, các quan tham đã “khả uý” hơn “tư duy phong đất” của thời phong kiến ở chỗ: Xưa, toàn bộ đất đai là thuộc sở hữu của nhà vua, dân chỉ là người đi mướn đất của vua để cày cấy và phải nộp tô thuế, đi phu đi lính. Nay, theo luật, “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Nhưng các quan lại lấy cớ đại diện (thay mặt) dân để “quản lý” theo kiểu giống như ông vua đem đất đai “sở hữu toàn dân” phong cho một số cá nhân và công ty sân sau trong nhóm lợi ích của chính họ. Quyền lực giao đất của các ông vua này được đảm bảo bằng quy định: “Nhà nước thu hồi đất khi có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế”. Nhiều người dân vì cái “lợi ích” mơ hồ này mà sáng ngủ dậy bỗng mất đi mảnh đất bao năm gắn bó và thấy mình trở thành những cư dân không “tấc đất cắm dùi”.

Ngày 8-5-2008, trước khi giải thể, UBND tỉnh Hà Tây đã tranh thủ ra Quyết định số 1177/QĐ-UBND thu hồi 381.670,1m2 đất 2 lúa của dân tại xã Kim Chung và Di Trạch (Hoài Đức-Hà Nội) giao cho CTCPTM Vietracimex xây dựng khu Đô thị mới. Hiện đang là “Dự án treo” mà báo Người Cao Tuổi đã đặt nghi vấn: “Khu Đô thị mới Kim Chung – Di Trạch” là dự án thật hay dự án… “chui”? (Nguồn: http://www.hungha.com.vn/)

Người nông dân về bản chất là sống an phận trong luỹ tre làng theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Nhưng lại rất “tình làng nghiã xóm” trong các sinh hoạt cộng đồng. Chính CNCS du nhập vào nước ta đã làm đảo lộn mọi trật tự, phá vỡ cấu trúc xã hội ở làng quê, định hình từ ngàn năm trước. Khi người CS đưa học thuyết đấu tranh giai cấp vào để giải quyết các mâu thuẫn, khó khăn tức thời (mang tính tất yếu) nẩy sinh trong sự phát triển. Cái khẩu hiệu “trí phú địa hào/ Đào tận gốc trốc tận rễ” của Cao trào CS 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh (Xô Viết Nghệ Tĩnh) đã chứng minh rất rõ điều này.

Những tiêu chí “ruộng đất cho người cày” và “nhà máy cho thợ thuyền” thực chất chỉ là trò bịp để lừa người lao động, giúp người CS leo lên đỉnh cao quyền lực. Có quyền sinh sát rồi thì người CS quay lại cướp đất của nông dân và nhà máy của công nhân bằng “Hợp tác hóa” và “Cải tạo Tư sản” khiến người lao động cả ở nông thôn và thành thị dần lâm vào cảnh sống cơ cực hơn cả thời Thực dân-Phong kiến.

Khi mô hình sản xuất “Kế hoạch-Tập trung” của CNXH thất bại, buộc người CS phải “đổi mới” (thực chất là quay lại mô hình s/x cũ). Nay với cái gọi “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN” những người (mang danh CS) đã dùng chiêu “phong đất” kiểu rất XHCN: “Nhà nước thu hồi đất khi có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế”… còn tệ hại hơn nhiều lần thời phong kiến sơ khai.

Mô típ Sắc- Không rất phổ biến ở các chùa Xứ Đoài

Về mặt từ nguyên, phong kiến là từ ghép của phong tước và kiến địa (hay phong hầu và kiến ấp). Các vua chúa thời xưa thường phong tước cho những người thân thích, người có công. Đồng thời chia (ban thưởng) đất đai cho những người này để khuyến khích và động viên kẻ sỹ chăm lo kiến tạo quốc gia (xã tắc) cường thịnh. Trong đó người dân được sống an vui (“Vua Nghiêu Thuấn / Dân Nghiêu Thuấn / Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” – Nguyễn Trãi).

Nhà nước phong kiến thường lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình. Còn ngày nay, với tệ hối mại quyền chức (“phong tước“) và lợi ích nhóm chia chác đất đai và tài nguyên (“kiến điạ“) theo tôn chỉ (tôn giáo) Mác-Lê đã đẩy đa số nông dân và người cần lao (lực lượng chủ lực của cách mạng giải phóng) và cả những công thần bất đồng ý kiến lâm cảnh “tứ cố vô thân”. Không còn tư liệu sản xuất đa số nông dân trở thành nô lệ mới trên mảnh đất đẫm mồ hôi và cả máu của cha ông và chính bản thân mình!

Vậy nên lòng mong ước: “bao giờ cho tới ngày xưa” của người Xứ Đoài nói riêng, người dân Việt nói chung khi nào mới có Chúa ngay, Tôi hiền. Để: Sơn Thần về lại Tản Viên /  lại vuông tròn, hết oan khiên Xứ  Đoài ???

Gocomay

____

(*) THÔI THÌ CHỜ NỮA ĐỢI THÊM…


Hai năm “Tử Nhật” Hà Tây

rồi ra, cứ đến tiết này lại đau

hội vui “quốc khánh” nước Tầu

lại trùng với nỗi bể dâu Xứ Đoài 

 

Vẫn áo nhuộm, vẫn ngô khoai

Sài Sơn núi lở, Suối Hai nước tràn

còng lưng đá đẽo, mây đan

Bối Khê mẻ tượng, Trăm Gian xiêu chùa

 

Lụa tằm còn có ai mua ?

nón Chuông chắn nắng che mưa mấy người ?

bạc năm đánh đổi vàng mười

mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm

 

Thôi thì đợi nữa chờ thêm

biết đâu chân cứng đá mềm. Biết đâu…

bể dâu ngóng đợi bể dâu

phượng hoàng rũ lửa, cất đầu, lại bay

 

Thôi đành ngóng tháng mong ngày

may ra lại có Chúa ngay, Tôi hiền

Sơn Thần về lại Tản Viên

lại vuông tròn, hết oan khiên Xứ  Đoài !

NTS (Theo blog NTT)

___

Xem lại ký ức về xứ Đoài của Gocomay:

___________________

748 – Ai là thủ phạm “làm xấu hình ảnh Thủ đô”?

Ông Nguyễn Thế Thảo – Tổng đốc Hà Nội thời nay

Mấy hôm nay thấy dư luận bức xúc nhiều về loạn ngôn phát bừa của ông Tổng đốc (Chủ tịch) Hà Thành – Nguyễn Thế Thảo. Khi ông cho rằng, những người dân mất đất đi khiếu kiện “mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh Thủ đô…”!

Bàn về chuyện này, nhà văn Thùy Linh nêu câu hỏi: Ai làm mất thể diện Hà Nội, mất thể diện quốc gia, đất nước này? Không lẽ mấy người dân mất đất? Không lẽ nhìn cảnh dân oan biểu tình mà người ta nghĩ khác đi về Việt Nam? (http://www.buudoan.com/2012/09/co-gi-ep-tren-oi-hon-the_1999.html?showComment=1348928933299#c7971519080062273835)

Một độc giả gửi còm cho chị Thùy Linh thì cho rằng: “Mất mỹ quan thành phố nhất là sự quy hoạch lộn xộn nhốn nháo; là hệ thống dây dợ các loại chằng chịt từ trong ngõ đến ngoài phố; là hàng quán nhậu nhẹt tràn khắp vỉa hè; là những con phố bị đào lên/ lấp xuống nham nhở; là những dòng sông lềnh bềnh đủ thứ trên phố sau mỗi cơn mưa; là những cái đạp vào mặt người dân khi bị khiêng lên xe bus như khiêng súc vật…. mà những thứ này thì nguyên nhân hoàn toàn không phải do người dân” (LaoHac17:04 Ngày 29 tháng 9 năm 2012)

Nhà giáo Hà Văn Thịnh, mặc dù đang lâm trọng bệnh nằm dưỡng bệnh ở Quảng Trị khi nghe ông Tổng đốc Thảo nói cũng không kìm được lòng mình, ông viết: “Ông chủ tịch Hà Nội ngang nhiên chê trách người dân khiếu kiện đông người làm xấu đi hình ảnh của thủ đô trong khi chẳng cần ngượng ngùng chút nào khi ai không biết chuyện Hà Nội đẹp sao nổi với “vẻ đẹp” vô tiền khoáng hậu: Năm 2011, cứ 4 ngày lại xảy ra 3 vụ trọng án ở thủ đô (Người Đưa Tin, 28.12.2011)? Đó là kỷ lục có lẽ, không có thủ đô nào có thể vượt qua nếu tính theo sự tương đương về dân số? Ông chủ tịch cũng “quên” mất rằng khi ông ca ngợi (?) bộ phận tiếp dân giải quyết đơn từ nhiều hơn 89% so với năm 2011 cũng có nghĩa là dân oan, dân đau năm nay tăng gấp đôi năm ngoái rồi đó. Oan mà không kêu mới là chuyện lạ, vậy thì, ai làm xấu ai đây? Giá như ông chủ tịch đọc báo ngày 28.9.2012, báo Dân Trí chắc sẽ khó mà mở miệng nói càn: Gần 1.000 dân ngắc ngoải sống trong ô nhiễm giữa thủ đô!?….” (http://www.boxitvn.net/bai/41634)

May tôi ở xa, thiếu thực tế, chả dám lạm bàn nhiều, chỉ xin post lên đây vài tấm hình mà bản thân được mục sở thị chộp được trong dịp đầu xuân về ăn tết ở quê cùng vài tấm tình cờ lượm được trên báo của đảng và nhà nước và báo mạng để những ai quan tâm đến chuyện này suy xét một cách khách quan xem việc quản lý đô thị của quan Tổng đốc Thảo ra sao? Xem ai là thủ phạm “làm xấu hình ảnh Thủ đô”?

Chị nông dân mất đất này, sắp “nằm ổ” vẫn phải bươn chải trên hè phố HN kiếm miếng ăn (Ảnh chụp ngày 24 Tết Nhâm Thìn – 17/01/2012 sau Văn Miếu trên đường Nguyễn Thái Học HN.

Chị bán rong này thì khá hơn vì đã có xe đạp thay cho quang gánh. Nhưng nét mặt cực kỳ căng thẳng vì phải canh chừng các “anh hùng núp” (chụp ngày 24 tết Nhâm Thìn – 17/01/2012)

Hậu duệ của “chị Hai năm tấn” ngoại thành HN này đã được đổi đời khi sắm được cả bình bịch chở rau qủa vào phục vụ cho các chợ đầu mối của thủ đô (17/01/2012)

Củi vẫn là chất đốt ưa chuộng ở Thủ đô Hà Nội thời nay, hiện hữu bên cạnh bếp điện, bếp ga và cả than tổ ong… (17/01/2012)

Giờ giải lao của một sỹ quan công an ngay trên vỉa hè tại Cửa Nam Hà Nội (17/01/2012)

Cảnh những búi dây điện như thế này là hình ảnh qúa quen mắt người thủ đô (30/01/2012)

Ngoài những búi dây điện, hệ thống loa công cộng cũng rất “đặc trưng” của HN thời nay!

Loa cũng có đủ loại: Loa Phường (Thôn); Loa Quận (Huyện) và Loa Quốc gia (VOV). Nhiều lúc tất cả các loa này cùng đua nhau phát thanh gây ra cảnh cãi nhau chí choé…

Các hàng quán đủ loại luôn chen vai thích cánh ngay sát cổng trường đại học ở thủ đô

Một nhánh của Nhị Hà (sông Hồng) nhìn từ cầu Long biên (Mùng 3 Tết Nhâm Thìn – 25/01/2012)

Dòng Nhuệ Giang trong lành xưa. Nay đã sang ngả màu nước điếu vì ô nhiễm nặng (Đứng trên Cầu Diễn chụp ngày 3 Tết Nhâm Thìn – 25/01/2012)

Sông Đáy nổi tiếng của xứ Đoài (“Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc”– Quang Dũng), nay về Hà Nội màu nước sông cũng y hệt “nước cất mả” vậy! (Mùng 6 Tết – 28/01/2012)

Một góc nghiã trang sát đường QL 32 (cách Hồ Gươm 14 km) – Ảnh chụp ngày 16/01/2012

Dự án “treo” Thăng Long 9 cách Hồ Gươm 14 km sát QL 32 (hơn 170 ha) đang được đắp chiếu (rào tôn) vì thiếu vốn (chụp mùng 2 Tết – 24/01/2012)

Hơn 170 ha bờ xôi ruộng mật nay chỉ thấy toàn cây cộng sản (hoa cứt lợn) bạt ngàn (24/01/2012)

Bên cổng chào kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đường hàng ngàn tỷ mới khánh thành chưa đầy 2 năm… gặp trời mưa không to lắm mà lún sụt tới mức này (Ảnh: Dân Trí)

Cảnh ô nhiễm trên các tuyến đường cửa ngõ thủ đô như thế này không biết đến bao giờ mới hết? (Ảnh: Dân Trí)

Mặc dù đang áp dụng giải pháp đổi giờ, cấm trông xe trên 262 tuyến phố nhưng thời điểm này, tại nhiều tuyến đường của Hà Nội ùn tắc giao thông vẫn xảy ra…(Ảnh: vnmedia.vn)

Những người dân oan ngoại thành HN mất đất đi nộp đơn khiếu kiện mà mặc áo “màu quốc kỳ” như thế này là “làm xấu hình ảnh Thủ đô”? (Nguồn: XUANVN)

Dân oan tới các cơ quan công quyền khiếu kiện một cách ôn hòa đã “làm xấu hình ảnh Thủ đô”? (Ảnh: XUANVN)

Để kết cho entry cuối tuần này xin được chép lại lời của nhà giáo Thịnh (đã nói ở trên) rằng:

“Người dân đau đớn quá rồi, thưa các quan! Xin các vị bớt đi những việc làm chướng mắt, nghịch nhĩ. Xin các vị hãy học nói cho đúng, cho chuẩn trước khi làm quan. Được thế, dân đen chúng tôi cảm ơn lắm lắm…”

Gocomay

_________________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ