795 – Bà Mẹ Hai Đứa Con

Bao giờ trên mảnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta không còn ai bị bắt đi tù vì tội viết/ bày tỏ những điều của nỗi lòng mình?
(GCM)
Lời bài hát Bà Mẹ Hai Con
Chuyện bà mẹ hai đứa con. Một thằng dâng cho nước non. Đêm đêm mắt mẹ mõi mòn, khuya sớm ra vào mong con. Thằng Hai đi lính đã lâu, tình mẹ luôn ghi khắc sâu. Hai mươi lính được lĩnh tiền, tháng tháng viết thư mẹ liền: 
“ Con xin kính thăm Mẹ hiền. “ Con phương này bình yên. “ Lương đi lính nên không giàu, chút ít Mẹ ăn trầu”. 
Thằng Ba đọc thư rất hay, trường làng học qua lớp hai. Rung rinh tóc mẹ ngã màu, nước mắt thấm qua miếng trầu. 
Lời 2 : 
Một chiều u ám lá hoa, mẹ già đi dâng lễ xa. Cơ quan đến nhà bảo rằng : “ Anh ấy vĩnh biệt đêm qua”. Thằng Ba năm nay lớn khôn, sợ mẹ sầu đau khổ hơn. Hai mươi lính được lĩnh tiền, nó nhái lá thư anh liền: 
“ Con xin kính thăm Mẹ hiền. “ Con phương này bình yên. “ Lương con để lo dâu hiền nên không gởi Mẹ tiền”. 
Mẹ già cười rung nếp nhăn, rằng thằng Hai nay rất ngoan. Ham dâu sá gì miếng trầu, nước mắt khóc vui lần đầu.
* * *
Người Buôn Gió và ông Thị trưởng TP Weimar

Người Buôn Gió và ông Thị trưởng TP Weimar

40 tuổi, ở lứa tuổi mạnh mẽ nhất của người đàn ông, coi thường mọi thứ mà nhiều người khác sợ. Nhưng đôi khi tôi vẫn cố kìm nước mắt khi nghe những bài hát dạng như thế này. Những bài hát về tình mẹ con, cha con là những bài hát khiến tôi khó kìm được cảm xúc trong lòng mình. Năm tôi đi tù , chị tôi kể mẹ buồn lắm, suốt ngày ngồi tụng kinh gõ mõ chả thiết ăn uống gì. Tôi cầm bút viết bài thơ gửi về cho mẹ, có đoạn.

”…Thời gian ơi hay đi như giấc mơ.
Cho thơ con viết thôi đượm buồm thương nhớ
Và hôm nao hạn đời con qua hết
Ơ mẹ kìa
Tượng Phật
Sáng hào quang.”
Rồi hạn đời lần đó qua, hạn đời lại đến mười mấy năm sau này. Tôi đã nhiều tuổi, không còn cảm xúc để làm thơ như lúc mái tóc còn dày và đen thẫm, tôi kể lại ngày về bẵng những câu văn bình thường mà đứa trẻ nào cũng có thể viết được.
…Tôi cầm tờ giấy hủy bỏ biện pháp ngăn chặn bước qua những cánh cổng nhà tù. Người công an gác cổng đứng tuổi, mái tóc hoa râm trông phúc hậu cầm tờ giấy vào nhập sổ rồi mở cửa cho tôi ra. Ông nói thân tình.
– Về mà lo làm ăn nhé.
Tôi bước ra cánh cổng sắt, người xe đi lại. Tôi nhìn một lát định hướng rồi đi về phía bên tay trái. Đi bộ giữa dòng người tan tầm đang hối hả về nhà. Tôi về nhà mẹ..
Mẹ tôi bắc ghế ngồi ngoài cửa, nét mặt ngẩn ngơ dười dượi, bà nhìn vào luồng người đi lại ngoài đường mà như chả nhìn cái gì. Tôi đi từ trước mắt bà, trong tầm nhìn của mẹ ,đến gần mà mẹ tôi cứ nhìn như thế, cái nhìn có hướng mà như đâu đâu. Tôi đến cửa gọi nhẹ
– Mẹ à, con đây.
Mẹ tôi như người đang mộng chợt tỉnh, mẹ cuống quýt, lập cập đứng dậy  đi vào nhà theo tôi. Giọng mẹ lắp bắp, tay mẹ sờ vào tôi, như không tin tôi đang trước mặt bà.
– Con sao, con sao rồi?
Tôi cười nói.
– Mẹ buồn cười thế,
con đang ở nhà khỏe mạnh đây, lại cứ hỏi con sao là sao thế nào.
Tôi kể tôi vừa từ trại giam về đến thẳng đây, được về vì tội không có gì phải xét xử cả. Chỉ ngăn chặn, giáo dục thế thôi. Mẹ tôi luống cuống mở kim băng cài túi áo cánh nâu nói đứt đoạn trong dòng nước mắt.
– Con cầm lấy mấy đồng mà tiêu. Người ta bảo hôm nay con không về thì sẽ còn lâu mới về, mẹ từ sáng đến giờ cứ ngồi ngoài cửa đợi xem con có về không?
Tôi giữ tay mẹ, nói vẫn còn tiền trại giam cho đi đường về nhà đây. Mẹ bảo tôi về nhà luôn cho Tí Hơn mừng. Tôi chào mẹ để đi về nhà mình nơi có Tí Hớn đang chờ bố. Ngoái lại mẹ vẫn đứng trân trân nhìn theo…”
Nguoi Buon GioBài hát tôi nghe chiều nay, lúc bơ vơ đất khách, xa quê hương hàng ngàn dặm. Khi mà những cánh én từ phương Nam chao chác liệng trên bầu trời ấm áp. Ở đây không ai bắt tôi đi tù vì tội viết những điều của nỗi lòng mình. Lần xa nhà này, mẹ tôi chắc không phải ngồi chờ tôi trước cửa mỗi chiều tối , không phải tụng kinh giải hạn hàng sớm tinh mơ lúc mặt trời chưa tỏ.
Tôi nghĩ về một bà mẹ gầy gò, hốc hác và lam lũ quê mùa ở một tỉnh lẻ miền nam. Bà mẹ có hai đứa con lần lượt phải vào tù vì bày tỏ nỗi lòng của mình, tình yêu của mình với quê hương với dân tộc. Nếu trong lời bài hát kể về đứa con sau này lừa dối chuyện đứa thứ nhất để mẹ được an lòng. Thì hiện thực hôm nay ở Long An,  người anh Đinh Nhật Uy cũng đang an ủi mẹ mình, khi em trai Đinh Nguyên Kha bị nhà cầm quyền bắt tù 10 năm khổ sai. Nhưng Uy không an ủi mẹ bằng những hành động để khẳng định rằng con đường em mình đi là con đường chính nghĩa, đúng với lương tâm con người.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên

Bà Nguyễn Thị Kim Liên

Thế rồi một chiều bà mẹ của Uy đi vắng, công an đến nhà bắt nốt người con trai còn lại của bà.

Một chiều u ám lá hoa trên quê hương, không. Không phải chỉ một chiều như vậy, không phải chỉ một bà mẹ như vậy.? Dọc trên mảnh đất hình chữ S ngày nay có vô số bà mẹ ngóng con mỗi chiều từ phía trại tù. Có bà mẹ vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy con như mẹ của Lê Văn Sơn, Tạ Phong Tần.
Nhưng bà mẹ Nguyễn Thị Kim Liên nỗi xót xa đến dồn dập trong một thời ngắn quá, ngắn đến bàng hoàng như cơn lũ quét.
Bà mẹ Nguyễn Thị Kim Liên và hai con trai: Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha

Bà mẹ Nguyễn Thị Kim Liên và hai con trai: Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha

Nỗi đau nhức nhối về thằng em lãnh án tù khổ sai nhiều năm, lúc tuổi còn thơ dại còn đang cồn cào cuộn sóng trong lòng, tiếp đến thằng anh nó bị người ta bắt đi. Nỗi đau của bà mẹ đơn độc nơi miền quê ấy chắc khó bút nào kể cho hết.

Chẳng biết chia sẻ với bà Liên lúc này. Muốn gửi lời mong ước tốt lành đến cho bà, nhưng nó chẳng có nghĩa gì với bà , vì nỗi đau của bà quá lớn. Nỗi đau lớn như nước hồ mênh mông, lời ước mong chỉ như cái chén con múc bao giờ mới vợi.
Cho tôi được cúi đầu cảm tạ bà đã sinh ra cho đất nước hai vị anh hùng.
___________________

794 – Những ai muốn nhổ bỏ cái gai Cù Huy Hà Vũ?

toacuadungNhư chúng ta đã biết, sở dĩ tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (CHHV) lâm nạn và bị xử tù nặng vì ông đã chọn vị trí đứng về phía những người dân thấp cổ bé miệng để chống lại đám hôn quân bạo chúa lớn nhỏ ở khắp cả 3 miền: Trung-Nam-Bắc qua rất nhiều vụ tranh chấp dân sự khác nhau. Nhưng ca nặng nhất là vụ kiện đồng chí X về việc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên. Mặc dù vụ án đã không được hệ thống tòa án của “xứ thiên đường” thụ lý (vì trái với thông lệ). Nhưng việc làm táo bạo đó như cái gai trước mắt đám vua quan lắm của nhiều quyền.

Nay ở trong trại giam, người tù lương tâm lại tiếp tục là cái gai trước mắt đám cai ngục hung ác gian tham. Qua câu chuyện nhỏ (ở đây) như sau:

Một bà mẹ đến thăm đứa con đang thụ án ở một trại tù ở huyện Yên Định (Thanh Hóa). Bà dúi cho đứa con 1,5 triệu đồng. Không may, tên công an phát hiện ra. Thông thường, nếu bị phát hiện, có thể ăn chia 50/50, người tù nhận được 1/2 còn lại là người phát hiện sẽ lấy số còn lại. Nếu không chịu thì người tù bị phạt.

Trong trường hợp nói trên, người tù nhất định ko chịu mất một nửa số tiền trên, tuyên bố sẵn sàng chịu kỷ luật chứ ko thể để số tiền mồ hôi xương máu của mẹ mình rơi vào tay tên cai ngục. Thế rồi anh bị trại giam phạt rất nặng.

Biết tin, Cù Huy Hà Vũ đã đấu tranh, yêu cầu trại tù trả lại số tiền trên cho người bạn tù cũng như xóa bỏ án phạt dành cho anh ta.

Trước sự kiên quyết của Cù Huy Hà Vũ, trại giam Yên Định đã phải nhượng bộ.

(Câu chuyện do chị Dương Hà, sau lần đi thăm chồng gần đây kể lại)

Phải nhượng bộ việc nhỏ đó. Nhưng sinh mệnh của CHHV luôn bị đe doạ bởi những cái tưởng như vụn vặt hàng ngày. Chẳng hạn như chuyện biết Hà Vũ bị bệnh tim bẩm sinh, trại giam bố trí Vũ ở ngay phòng có nhiều gió lùa. Gặp những hôm gió mùa tràn về, cán bộ trực phòng giam Lê Văn Chiến lại hay vô tình mở cánh cửa cho gió thốc vào nơi CHHV nằm. Làm người tù có bệnh luôn bị gió lạnh tra tấn, rất có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. CHHV đã nhiều lần phản ảnh lên Giám thị trại giam Lường Văn Tuyến. Nhưng mọi việc vẫn đâu đóng đấy. Không những thế, càng ngày việc xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của tù nhân CHHV càng tồi tệ hơn. Khiến từ ngày 27/5/2013, cực chẳng đã, người tù lương tâm CHHV phải đi đến quyết định tuyệt thực để phản đối. 

Tính đến hôm nay (13/6), đã bước sang ngày thứ 18. Nhưng Giám thị trại giam K.5 Thanh Hóa và cấp trên của họ vẫn dửng dưng. Mà cuộc tuyệt thực vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hậu qủa ra sao, dù không nói ra thì ai cũng rõ.

Những ai muốn nhổ bỏ cái gai sắc nhọn như tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ ở cả cái nhà tù lớn và nhà tù nhỏ K.5 Thanh Hóa kia? Chắc mọi người đã tỏ!

Nhận diện về việc này, Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu), người có nhiều am tường về cách hành xử của giám thị trại giam đã viết trên facebook của mình những dòng sau đây (xin trích):

Trại giam đã cho một tên cán bộ quèn, nếu tôi đoán không nhầm thì là một tên cán bộ một vài buồng giam hay một khu nhỏ trong trại giam. Tên cán bộ này nhận nhiệm vụ khiêu khích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ để gây cho anh phải bất ổn định về tâm lý. Chứng tỏ đã có một sự toan tính nghiên cứu về tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rất kỹ và trò khiêu khích bằng những thủ đoạn hèn mọn là mũi công phá mà những kẻ muốn tấn công anh đã chọn.  Những người trọng danh dự, khảng khái thường phải đối mặt với những tên tiểu nhân với những trò tiểu nhân như vậy. Tương tự những người dân tôn giáo hay người biểu tình yêu nước bỗng dưng không thấy công an đâu, thay vào đó là một đám ”quần chúng bức xúc” lăng mạ, chửi bới và đánh đập họ.

Cho dù tiến sĩ Vũ đã gửi đơn khiếu nại đến các cấp, nhưng tên cán bộ quèn đó vẫn hàng ngày nhơn nhơn đến khiêu khích anh. Không nói chúng ta cũng hiểu đằng sau tên lính quèn này là một âm mưu được chỉ đạo từ cỡ nào mới khiến hắn ngạo mạn như vậy.

Chắc chắn khi tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hết sức và rơi vào hôn mê. Chúng mới đưa anh đi cấp cứu và dùng các biện pháp hồi sức, truyền đạm, truyền chất này nọ. Có khi nhân tiện chúng truyền loại thuốc gì đó luôn. Đấy mới là điều đáng lo. Và có khi đó mới là mục đích chính của sự khiêu khích khiến anh Vũ tuyệt thực.

Rồi Lái Gió đưa ra một phương cách ứng xử quyết liệt, thật không ngờ:
Việc của chị Hà muốn cứu anh Vũ ngay bây giờ, là hãy lên phương án sẵn sàng đón nhận nếu chồng mình chết vì tuyệt thực, tang lễ sẽ tổ chức thế nào, đưa đi đâu, kéo dài trong bao nhiêu ngày. Phải cứng rắn chơi sát ván với chồng mình như vậy mới cứu được chồng mình. Nếu cần hãy đội khăn tang, lập bàn thờ, cầm bài vị chồng đứng trước cổng cùng với xe tang, quan tài để chờ đợi nhận xác chồng ở trại giam đưa ra. 
Còn cứ loanh quanh van xin, lạy lục để được vào thăm chồng, để được động viên an ủi chồng ăn vài miếng thì xét theo góc độ phụ nữ, người vợ là điều đúng đắn. Nhưng xét theo tầm cỡ của Cù Huy Hà Vũ thì không thể nào như vậy.
Giáo dân Nam Định thắp nến cầu nguyện cho CHHV.

Giáo dân Nam Định thắp nến cầu nguyện cho CHHV.

Đã có rất nhiều cư dân mạng hưởng ứng sáng kiến của NBG. Nhưng từ ý tưởng đến hành động cũng còn một khoảng cách không nhỏ. Mà ngọn đèn (CHHV) giữa đêm đen đang leo lét từng ngày.
Thức tỉnh mau mau, hỡi các bạn ơi!
Cứu Vũ lúc này, là cứu mình, cứu Nước…
Để Việt Nam tiến về phía trước
Chẳng thẹn lòng với thế hệ mai sau.

Ai sẽ tiếp năng lượng cho ngọn đèn kiên trinh đang tuyệt thực trong tù Cù Huy Hà Vũ? Nếu không phải ở từng người một trong tất cả chúng ta?

Gocomay

____________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ