384 – Hội chứng Trung Nguyên

5_3cdv4

Một góc phố TP Ninh Bình tưng bừng với đèn lồng TQ treo quanh năm

Các thành phố phía Bắc hiện nay có hiện tượng chưng nhiều đèn lồng đỏ rất giống đèn Trung Quốc mà khi đi qua, dễ tưởng tượng đó là một dãy phố của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, đã có sự tiếp tay nào đó cho sự quảng bá rầm rộ về văn hóa Trung Nguyên ở nước ta hay đây chỉ là biểu hiện lệch lạc về thẩm mỹ; sự vô tình và thiếu ý thức của quần chúng nhân dân? Chuyện treo cái đèn lồng cho đẹp thiết nghĩ chỉ là chuyện nhỏ (giống như người nông dân xưa treo tranh lợn tranh gà xanh đỏ… cho sáng nhà vào các dịp tết đến, xuân về). Nhưng ai biết được đằng sau những chiếc đèn lồng đó là gì? Việt Nam có đang bị Trung Hoa hóa về văn hóa? Câu trả lời xin nhường cho các nhà quản lý về văn hóa và các nhà Chiến lược, nhà Tuyên Giáo có tư duy cao, tư tưởng nhớn trả nhời dùm. Phận con ong cái kiến thì chỉ mục sở thị đến đâu thưa đến đấy, chứ có biết nhìn xa trông rộng như các đấng cao xanh (bên trên) đâu mà luận, mà bàn…

Gocomay

 *

5_3cdv5

Hội chứng nhà thổ

Không biết từ khi nào mà xứ ta bị nhiễm hội chứng trang trí phố xá kiểu nhà thổ như bây giờ?

Phố phố đèn lồng đỏ, băng rôn đỏ, đèn nháy đỏ, tím, hồng cứ là loạn xạ. Xưa chỉ có bên Tàu mới có kiểu ấy, vài nước văn minh như Sing, Hà Lan, Đức, Thái…chỉ tập trung vào một chỗ gọi là phố đèn đỏ. Ấy nhưng ở ta thì hiện nay: cả thành phố đều… đèn đỏ!

Mả mẹ cái tay nào đem cái hội chứng này về xứ ta – xứ sở của cây tre, lúa nước, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Sự ngộ độc về văn hoá dường như đã ngấm sâu vào mấy tay ngành văn hoá xứ nhà hay sao mà tất cả mọi hội nghị, hội thảo, đại hội, đại lễ chỉ trang trí độc nhất một màu đỏ, đèn đỏ, hồng kỳ kiểu Tàu?

Người làm văn hoá cần phải biết: việc hội nhập văn hoá nó không cùng nghĩa với hoà tan, mất văn hoá của mình từ ngàn đời Cha Ông đã có và xây dựng thêm. Con cháu có là tướng tá gì đi nữa thì cũng không được phá Chùa, phá Đình làng, phá nhà thờ Tổ họ.

Ngay cả việc đem cái văn hoá đỏ của xứ nào đó về xứ ta cũng cần chọn lọc và cho dùng ở những nơi riêng biệt, không phải là cứ đèn lồn…g là treo la liệt, treo cả lên đầu Vua, trước mặt Vua, xung quanh Vua như vụ Vua Lý nừa rồi. Ngành văn hoá nào làm thế thì chỉ là ngành văn hoá của đám rồng lộn, mà lộn vào làng.

Không nhìn thấy thì bảo già mắt kém, không nói thì con cháu bảo các Cụ già rồi dân trí thấp. Mà nói thì chúng bảo già rồi nhiều… chuyện, lắm ròi. Mả bố cái bọn con cháu vô văn hoá còn đem mũ Tàu gắn lên đầu Vua lý, đem đèn nháy Tàu gắn xung quanh đền Vua Trần, đem đá granite Tàu ốp vào ban thờ Vua Lê – thử hỏi chúng là con cháu loại gì hay loại nghịch tặc?

Dân tộc thì thông minh, dân thì thấp cổ bé họng lại dễ bị lừa vì bị đầu độc ngu dân bao thập kỷ. Vua gần nhất thì chúng đuổi, cướp ấn, đánh cho chạy rẽ đất, thế mà không hiểu là đời nào chúng lại đi tôn thờ Vua từ ngàn năm trước?

Vua nào chả là Vua?

Vua mới là chủ của cái xứ đất, các thể chế chính trị hay chính phủ này nọ chỉ là đám ma cô làm thuê. Thái lan, Bỉ, Anh… đấy: thằng nào làm thủ tướng cũng phải đến yết kiến Vua, Dân chỉ nể Vua Cha chứ đối với mấy thằng chính khách làm thuê thì rõ ràng, minh bạch: không làm được thì cho nghỉ mẹ mày mà về đuổi gà. Thế nhé cho vuông.

Nhưng khổ nỗi xứ ta Vua Cha đi cả rồi, Dân như rắn mất đầu. Cứ vài thằng dân chơi nhảy lên tự nhận tao là lãnh đạo, tao thông minh nhất quả đất, tao sẽ cho chúng mày ăn bánh… hứa, thế là nghe theo rần rần, hô muôn năm vạn tuế loạn xạ. Nhục cho một Dân tộc thông minh như… Thánh Gióng!

Thế nhưng mà có đến cả bảy tám mươi phần trăm thanh niên lại chả biết nhục. Cái nút triết học nó là ở cái chỗ ấy, cái chỗ rồng… lộn ấy. 

________

P/S:

Xuất hiện hàng loạt phố đèn lồng TQ ở các tỉnh

Từ Tết nguyên đán đến qua Tết Nguyên Tiêu, dọc khắp tất cả tuyến phố thuộc Thành phố Thái Bình, Nam Định, các đoạn đường thuộc huyện Tiền Hải, Kiến Xương đều lung linh trong ánh đèn lồng đỏ.

pho_den_long_342540756 

Ðèn lồng sáng đỏ hàng đêm. (Hình: Bee.net) 

Xuất phát ý tưởng này không biết từ đâu, nhưng cách đây mấy tháng khu đường Minh Khai (Thái Bình) đã thấy xuất hiện những dãy đèn lồng. Sau đó các tổ dân phố triển khai quyên góp. Anh Tùng (95- Hoàng Công Chất) cho biết: “Mỗi nhà đóng 100.000 cho việc mua đèn lồng và mắc đường dây. Chơi đèn lồng đang thành phong trào các tuyến phố khác, những chiếc đèn lồng này cũng bày bán nhiều và dễ mua”.

Đèn lồng được làm bằng vải màu đỏ và có những hoa văn độc đáo có các chữ Phúc, Lộc, Thọ viết bằng tiếng Trung điều đáng nói là bên trong dùng bóng điện thắp sáng không dùng nến như đèn lồng thuần túy, được mắc lên cao trùng với đường cáp viễn thông.

“Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc”.

Anh Hoa chủ cửa hàng sách báo Đông Hoa (Phố Đốc Nhưỡng, TP.Thái Bình) cho biết: “Năm nay đèn lồng được ưa chuộng nhiều, cho đến giờ cháy hàng không còn hàng để bán. Những chiếc đèn lồng này được đóng thùng chở về từ các nơi như Móng Cái (Quảng Ninh), Hà Nội, có đèn từ Huế nhưng giá thành đắt hơn nhưng số lượng ít. Giá thành trung bình là từ 50-200.000/chiếc. Xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Sức tiêu thụ mạnh, hàng về chỉ trong vòng 10 phút là hết. Các cửa hàng tạp hóa, tạp phẩm khác cũng đều treo bán”.

Theo bác Đỗ Minh Tẹo ( phố Ngô Quang Bích – Thái Bình) là người am hiểu lịch sử cho biết: “Chơi đèn lồng tuy là đẹp, không sai pháp luật nhưng vô tình làm mất bản sắc dân tộc, lại vô tình gây lãng phí điện năng trong thời kỳ khô hạn kéo dài ở nước ta. Còn sở dĩ ở phố cổ Hội An có lễ hội đèn lồng bởi đây là nét đặc trưng riêng của khu phố cổ.Thế kỷ 19, 20 một số người Việt gốc Hoa được phép ngụ cư, làm việc và sinh sống tại Hội An khi đây còn là một cảng biển thông thương giao lưu buôn bán giữa hai miền Nam Bắc và giữa nước ta và người Hoa.

Những ngày lễ lớn theo tục lệ của người Hoa thì sẽ thắp đèn lồng, nơi đây cũng là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng và Hội An là trọng điểm”.

109146-big_VN_DenLong_2_Bee_030110

Phố Việt Nam ngày càng giống phố Trung Quốc? (Hình: Bee.net)

Khi được hỏi, người dân cho biết đây là do tổ trưởng mỗi tổ dân khu phố vận động, nài nỉ mỗi nhà quyên góp để mắc đèn lồng trên tuyến phố tổ mình, không chỉ các tuyến đường lớn như Minh Khai, Hai Bà Trưng, Quang Trung, Lý Bôn (TP.Thái Bình) ngay cả trong ngõ ngách nhỏ cũng lấp lánh màu đỏ rực.

Theo bác Tẹo gia đình dù không muốn lắp cũng không được vì ảnh hưởng đến tình làng xóm, khu phố, rất khó cưỡng lại.

Theo Phạm Thị Khuyên (Tin Tức Online.)

* * * *

Chùm Ảnh đèn lồng đỏ rực ở TP Ninh Bình

thành phố Ninh Bình, thủ phủ của vùng đất thang mộc nổi tiếng của vua Đinh, vua Lê (Đinh Tiên Hoàng; Lê Đại Hành) hiện nay người ta bỗng dưng nổi cơn… thích sắc màu, nhất là màu đỏ đại hỷ bởi đèn lồng của người Trung Nguyên. Các phường Ninh Khánh, Văn Giang, Đồng Tiến của thành phố Ninh Bình, nếu tham dự cuộc thi treo đèn…, có lẽ sẽ dẫn đầu cả nước vì đã treo nhiều đèn lồng đỏ nhất, cả về số lượng cũng như thời gian…

5_3cdv3

Khắp các con phố tràn ngập đèn lồng, điều mà nhiều người nghĩ chỉ có thể bất gặp tại Hội An hay bên Trung Quốc.

5_3cdv6

Nhiều nơi, có làm thêm ruy băng cho con phố thêm đẹp.

 

5_3cdv2Một cây si gánh trên 30 chiếc đèn lồng và để mua chúng, người chủ đã phải bỏ ra gần hai triệu đồng.

5_3cdv9

Bà Thanh, ở phố Vải, phường Văn Giang, cho hay, bà con ở đây treo từ ngày 15 tháng Chạp, họ không tháo xuống vì đẹp và coi khu phố của mình là khu phố cổ.

5_3cdv8

Cây bàng cũng thêm “xuân” với vô số đèn lồng

5_3cdv7

Ban đêm, đèn nháy, đèn huỳnh quang thắp sáng khắp phố, gây lãng phí điện lớn.

5_3cdv

Nhiều người cho rằng, treo đèn lồng là một nét đẹp, nhưng nhiều quá sẽ dẫn đến đánh mất bản sắc văn hóa.

Ảnh: Tú Béo

__________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ