775 – Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm, thưa thiếu tướng Lê Văn Cương?

Khói mù bao phủ Bắc Kinh 26/31 ngày trong tháng 1 năm 2013.

Khói mù bao phủ Bắc Kinh 26/31 ngày trong tháng 1/2013.

Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm và đa đảng không hẳn là ưu việt. Đó là câu nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương trên Báo QQĐND – ngày 26/2/2013. Sau khi ông làm phép so sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ thế này: “Vào năm 1960, trên những tiêu chí cơ bản, trình độ phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ cũng ở cùng một cấp độ (cận trên, cận dưới của một cấp độ phát triển). Hơn 50 năm sau, vào năm 2012 Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ. Điều này ai cũng biết, về tổng GDP, về GDP bình quân, về sức mạnh quân sự, về khoa học công nghệ… Tại sao? Ở đây có nhiều nguyên nhân (nhân chủng học, tôn giáo, lịch sử, điều kiện tự nhiên, tài nguyên…), nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân thuộc về thể chế chính trị. Ấn Độ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… Trung Quốc lựa chọn thể chế chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Trung Quốc – lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Cũng xin lưu ý thêm, những giai đoạn phát triển nhanh, rực rỡ nhất của Hàn Quốc, Đài Loan đều do một đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…” (*)

Bình luận về ý kiến trên, có độc giả trên ABS (**) đã cho rằng ông Phó GS-TS Cương đã khéo ngụy biện để bênh vực cho chế độ độc đảng ở Bắc Kinh. Khi đưa ra những so sánh khập khiễng như thế. Sao ông Cương không so sánh sự phát triển của Hàn Quốc (Nam Hàn) và Bắc Hàn; hay Đài Loan và Hoa Lục cho nó gần với tiêu chí “nhân chủng học, tôn giáo, lịch sử” cho dù “điều kiện tự nhiên, tài nguyên” cả Hàn Quốc và Đài Loan đều thua kém Bắc Hàn và Hoa Lục rất nhiều.

Thêm nữa, nếu ông Cương có ý ca ngợi “những giai đoạn phát triển nhanh, rực rỡ nhất của Hàn Quốc, Đài Loan đều do một đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ông có bao giờ ông tự hỏi, tại sao các chính trị gia của các xứ ấy lại dại dột khước từ mà không duy trì thể chế “một đảng” ấy để làm cho “giai đoạn phát triển nhanh, rực rỡ” ấy dài thêm chút nữa?

Đang phân vân về chuyện này. Thì có một độc giả gửi tới một loạt ảnh do các blogger ở Hoa Lục mới post lên mạng mô tả cảnh người dân “cường quốc kinh tế” đứng thứ 2 thế giới chen chúc nhau ở các bến tàu hỏa… dịp về quê ăn tết năm con rắn vừa rồi. Với lời nhắn: “Nhờ vị nào biết chữ Hán dịch ra tiếng Việt xem những người này họ làm gì? Xin cám ơn!” QML

Thảm cảnh dân Tàu về quê ăn Tết

jhz49zxr4ipu0frjvg18
t7yab0y9fbzsihw9l0

tea84abl56mjcfk12cld

80nveembn78k76dlbne

0cxgyjn4a92cgjbbjedn

tlinrsk5excr5g6s7o1

qem2i1a7gh54xgqvgkc

Giữa thanh thiên bạch nhật cùng các đấng mày râu xung quanh. Nhưng mót qúa, nên đành… liều?

sve1ysbgr3pct5jn1dj

kkfvmz1c0o3b1vfksqea

44qf1miexc8nyijwiaix

3wro91lg9ikivj3f04ub

a9jrtwtidmlrnmp256l1

q68em1blzr4gbmzq0xe

n37mnh2zr49zb443hir3

xb7sxfcqkcapbm184ba

vymwy1wp5iwjvns0sfkm

scha6c1zbd9y1l8lt07y

Nếu được nom những cảnh trần ai như thế này, không biết ông tướng Lê Văn Cương sẽ nghĩ gì?

* * *

Kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh từ ngay sau khi Đặng Tiểu Bình áp dụng triết lý “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Trong suốt 30 năm (đặc biệt sau khi gia nhập WTO từ 2001-2008), Hoa Lục luôn giữ được mức tăng trưởng GDP trung bình 10%. Trong lịch sử thế giới, chưa có nước nào làm được như vậy. Nhưng đằng sau những con số “thần kỳ” này tiềm ẩn nhiều tai họa.

Nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định rằng mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khó có thể bền vững bởi nhiều yếu tố. Đó là một nền kinh tế ngốn quá nhiều năng lượng và tàn phá môi trường. Trung Quốc tiêu thụ năng lượng cao hơn gấp 5 lần các nước châu Âu để tạo ra một sản phẩm tương tự. Trung Quốc chỉ có 8% diện tích trồng trọt trên trái đất nhưng tiêu thụ đến 38% phân bón, cao hơn Mỹ 5 lần. Do đó, đất đai bị bạc màu nhanh chóng, sản xuất lương thực chịu ảnh hưởng nặng nề. (***)

Để trở thành công xưởng thế giới, sản xuất 1/4 hàng hóa toàn cầu. Trung Quốc đã phải trả giá khá đắt về vấn đề môi sinh. Được biết nước ngầm chiếm 1/3 tài nguyên nước của Trung Quốc, nhưng 90% nước ngầm cả Trung Quốc đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó 60% ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu chính thức do Bộ Bảo vệ Môi trường công bố tháng 2 vừa qua, hiện nay, Trung Quốc có 247 “làng ung thư” trên 27 tỉnh, thành cả nước. Con số thực tế cao hơn rất nhiều. Thực phẩm ôi thiu, dầu ăn bẩn, gạo nhiễm độc, sữa nhiễm độc, phụ gia độc hại được sử dụng tràn lan trong công nghệ chế biến… đang trở thành nguy cơ lớn đe doạ sức khoẻ người dân Trung Quốc.

Theo “Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố mới đây, mỗi năm nước này đã phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới. Như vậy bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh và 5 người chết vì ung thư. Nguy cơ ung thư của người Trung Quốc đang ở mức rất cao là 22%. Trong đó, ung thư phổi, dạ dày và gan có tỷ lệ tử vong cao nhất. (****)

Hãy xem lại bộ ảnh (gồm 39 tấm) đoạt giải quốc tế ảnh phóng sự về thảm hoạ ô nhiễm môi sinh ở khắp Hoa Lục. Do một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc chụp. Với ghi chú rất chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật… sau đây:

moisinh_TQ_02
moisinh_TQ_03

moisinh_TQ_01

moisinh_TQ_04

moisinh_TQ_05

moisinh_TQ_06

moisinh_TQ_07

moisinh_TQ_08

moisinh_TQ_09moisinh_TQ_10

moisinh_TQ_11

moisinh_TQ_12

moisinh_TQ_13

moisinh_TQ_14

moisinh_TQ_15

moisinh_TQ_16

moisinh_TQ_17

moisinh_TQ_18

moisinh_TQ_19 moisinh_TQ_20

moisinh_TQ_20

moisinh_TQ_21

moisinh_TQ_22

moisinh_TQ_23

moisinh_TQ_24

moisinh_TQ_25

moisinh_TQ_26

moisinh_TQ_27

moisinh_TQ_28

moisinh_TQ_30

moisinh_TQ_31

moisinh_TQ_32

moisinh_TQ_34

moisinh_TQ_35

moisinh_TQ_36

moisinh_TQ_37

moisinh_TQ_38

moisinh_TQ_39

moisinh_TQ_40

Là một trí thức khoa bảng từng đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, chắc tướng Cương thừa sức đọc được các chú thích bằng Hoa ngữ ở trong những tấm hình này? Nếu có thể, phiền qúi ông hiệu đính giúp cho bà con xứ ta hiểu rõ thêm thì còn gì qúi bằng.

Thử hỏi, phát triển thành cường quốc kinh tế để làm gì, khi người dân phải chịu biết bao cơ cực và hiểm hoạ khôn lường trên chính quê hương bản quán của mình? 

Vậy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… như Ấn Độ (Đài Loan và Hàn Quốc nữa) “không hẳn là ưu việt”. Thì nhất nguyên độc đảng như Hoa Lục và Bắc Triều tiên cũng “chưa hẳn là sai lầm” như thượng dẫn hay sao, thưa thiếu tướng-Phó GS,TS Lê Văn Cương?

Gocomay

___

(*Đa đảng không hẳn là ưu việt – http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/412/414/414/230601/Default.aspx

(**) Xem phần phản hồi: Cái khốc hại của độc đảng    – http://anhbasam.wordpress.com/2013/03/06/1669-cai-khoc-hai-cua-doc-dang/#more-95681

(***) Tham khảo ở đây: Kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi: Đằng sau những con số “thần kỳ” – http://nld.com.vn/20120712113626348p0c1006/kinh-te-trung-quoc-bat-dau-hut-hoi-dang-sau-nhung-con-so-than-ky.htm

(****Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Trung Quốc ở mức rất cao    – http://vov.vn/Suc-khoe/Ty-le-mac-benh-ung-thu-o-Trung-Quoc-o-muc-rat-cao/250425.vov

* * *

Theo thông báo của nhóm điều hành trang Ba Sàm, hồi 9h20′ sáng 8/3/2013, tin tặc đã đánh phá trang Ba Sàm, độc giả không thể truy cập được. Tạm thời, những bạn muốn theo dõi thông tin của trang này, có thể vào đây: http://vietsuky.wordpress.com/

_______________________

642 – Bá quyền văn hóa kiểu Trung Quốc

doan-tau-cao-toc-thong-nhat-to-quoc.jpg

Nhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa – một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.

* “Giai điệu chủ”

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1987…

Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh – Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu hướng “giải trí hóa” phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim “giai điệu chủ” nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.

Chính sách này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính, nằm trong một khái niệm chung mà Chủ tịch Giang Trạch Dân gọi là “giai điệu chủ”:

• Dòng phim về những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt – gọi chung là phim “thần tượng tuổi trẻ”;

• Dòng phim cổ trang, gồm phim lịch sử (“Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Vương triều Ung Chính”, “Khang Hy”, “Thái Bình Thiên Quốc”…), dã sử (“Tể tướng Lưu Gù”, “Hoàn Châu Cách Cách”…)

• Dòng phim gia tộc luân lý (“Mùa quýt chín”, “Gia tộc Kim Phần”…)

• Dòng phim cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa (“Khát vọng”, “Câu chuyện Thượng Hải”…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)

• Dòng phim hình sự, chống tham nhũng (“Xứng danh anh hùng”, “Khống chế tuyệt đối”…)

Những phim này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa phương lớn vào giờ vàng.

Đặc biệt, chúng nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước: Tất cả các phim, chỉ trừ dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất là phổ biến “giá trị Trung Hoa” tới các quốc gia trong khu vực.

Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi “đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn Độ”, như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn “Phim truyền hình Trung Quốc – nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình” (NXB Điện ảnh Trung Quốc, 2008).

Phần lớn các phim “giai điệu chủ” đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta chẳng xa lạ gì với chúng. Các phim đều được xuất khấu với giá hết sức ưu đãi sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (như “Khát vọng”, “Tây du ký”, “Vương triều Ung Chính”) theo thỏa thuận hợp tác giữa các đài truyền hình hai nước.

* Ồ ạt “xâm lăng văn hóa”

Song song với việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, nhất là phim truyền hình, sang các nước trong khu vực mà đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành “Trung Hoa hóa” các sản phẩm của những nước này.

Bất chấp việc giới truyền thông Việt Nam đưa tin đậm về những phim hợp tác giữa hai nước như “Hà Nội Hà Nội” hay “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong”, các bộ phim này chưa bao giờ được ưu tiên chiếu giờ vàng trên sóng truyền hình của bất cứ đài nào ở Trung Quốc. Ví dụ, “Hà Nội Hà Nội” chỉ được phát trên đài tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh vào lúc… đêm khuya thanh vắng.

Với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng đến từ các nước khác, Trung Quốc thực hiện làm mờ tính nước ngoài của chúng. “Vua Kungfu” (Forbidden Kingdom) dù là phim của Mỹ và từ đạo diễn đến quay phim, phục trang đều là người Mỹ, nhưng khi đến đại lục, phim mặc nhiên được giới truyền thông nhào nặn thành sản phẩm Trung Hoa.

Các ngôi sao châu Á của Hollywood cũng bị “Trung Hoa hóa” tương tự. Khán giả Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung dễ lầm tưởng rằng Dương Tử Quỳnh (sinh tại Malaysia, học ở Anh, thành danh trên đất Hong Kong), Maggie Q. (Lý Mỹ Kỳ – mẹ là người Việt Nam, cha mang quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii) là người đại lục.

Trung Quốc cũng khéo léo lờ đi chuyện quốc tịch của nhiều diễn viên nổi tiếng trong nước họ: Hầu như rất ít người biết rằng ngôi sao Trương Thiết Lâm mang quốc tịch Anh, Tư Cầm Cao Oa là người Thụy Sĩ, Ninh Tĩnh là người Pháp, còn mỹ nhân Chương Tử Di gốc gác Hong Kong.

(Ngoài lề: Một vụ việc đặc biệt có liên quan đến Việt Nam, nhưng không thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, là cuốn “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, phát hành tháng 11-2008. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính danh là Hồ Tập Chương, nguyên là một người Khách Gia [Hakka, tiếng Việt gọi là người Hẹ], tức thuộc Hán tộc.)

* Điều gì nằm sau chiến lược xuất khẩu văn hóa của Trung Quốc?

Một nước lớn với dân số hùng hậu như Trung Quốc khó mà chấp nhận tầm ảnh hưởng ít ỏi trên thế giới. Và trên con đường “trỗi dậy hòa bình” để trở thành bá quyền ít nhất là trong khu vực, Trung Quốc mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn hóa – thứ “quyền lực mềm” đầy quyến rũ.

Chẳng riêng Trung Quốc biết điều đó. Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay – quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật – kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi.

Bên cạnh kinh tế và quân sự, các quốc gia sẽ thực hiện cả tham vọng gây ảnh hưởng và lấn át các nước khác trên bình diện văn hóa, tư tưởng. Sau Chiến tranh Lạnh, ở châu Âu, bên cạnh ngoại giao về chính trị và kinh tế, thì ngoại giao văn hóa ngày càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.

Pháp và Đức là hai quốc gia rất chú trọng tới vấn đề “bá quyền văn hóa” này. Các hoạt động “xuất khẩu văn hóa” của họ được tiến hành mạnh mẽ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó ngay tại Việt Nam: Chương trình hoạt động thường niên của Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện Goethe dường như sôi nổi hơn hẳn so với Hội đồng Anh (British Council) hay Viện Cervantes của Tây Ban Nha.

Và đến đây thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những hình thức ngoại giao văn hóa mà Trung Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam, trong nhiều ví dụ thực tế. Phim truyền hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa phương. Khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về trang phục của đời Thanh và chắc chắn là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.

Ngay trong giới trí thức, tâm lý sùng bái văn hóa Trung Hoa đã rất nặng. Một số đông trí thức Việt Nam có thể dễ dàng trích dẫn các điển tích, điển cố của Trung Hoa thay vì của phương Tây hay thậm chí của chính nước mình. Nói tới văn hóa Trung Hoa là nói tới một nền văn học với những tác phẩm vĩ đại, tới triết học thâm sâu, tới sân khấu kinh kịch có sức sống trường tồn, tới điện ảnh với những nhân tài mà ngay cả Hollywood cũng phải kiêng nể.

Điều này không sai, tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là nhiều trí thức Việt Nam luôn vị nể quá mức thay vì đặt văn hóa Trung Hoa vào tương quan đúng mực với các nền văn hóa khác trên thế giới – cũng rực rỡ và vĩ đại như thế.

Khái niệm bá quyền văn hóa – tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời (1). Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa – tư tưởng với láng giềng Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, dường như cuộc “xâm lăng văn hóa” này diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết.

Vấn đề đến từ phía những kẻ “bị xâm lăng”

Truyền bá văn hóa của đất nước mình là điều bất kỳ chính phủ nào cũng nên làm. Vấn đề chỉ là làm sao để có sự trao đổi văn hóa song phương và mọi quan hệ đều là hợp tác tương hỗ.

Bá quyền không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần của những kẻ bị bá quyền. Riêng trên địa hạt văn hóa – tư tưởng, các học giả nghiên cứu về bá quyền văn hóa đều cho rằng bá quyền văn hóa, nếu được thực hiện, không thể thiếu sự đồng thuận một phần hoặc toàn thể của kẻ bị bá quyền. Như thế, việc Trung Quốc tiến hành bá quyền văn hóa thành công còn phụ thuộc cả vào cách cư xử của nước bị bá quyền, ở đây là Việt Nam.

Điều đó nghĩa là Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Chẳng hạn, nên có sự trao đổi văn hóa song phương với Trung Quốc một cách tương xứng.

Việt Nam có thể thỏa thuận các chương trình trao đổi văn hóa với Trung Quốc, theo đó, đồng thời với việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của nước láng giềng, Việt Nam sẽ xuất khẩu văn hóa theo hướng ngược lại, xuất bản sách, tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam… tại Trung Quốc.

Theo một thống kê (2) được công bố trên tờ “China Daily”, năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu 4.000 đầu sách từ Mỹ, nhưng chỉ xuất khẩu 14 đầu sách sang nước này; nhập 2.000 đầu sách từ Anh, nhưng chỉ xuất sang đây 16 đầu sách.

Từ năm 1999 đến năm 2002, hơn 280 đoàn nghệ thuật Nga biểu diễn ở Trung Quốc, trong khi chỉ có 30 đoàn nghệ thuật Trung Quốc sang biểu diễn tại Nga. Giai đoạn 2000-2004, Trung Quốc nhập khẩu trên 4.000 phim và chương trình truyền hình, nhưng xuất khẩu không đáng kể. Dòng phim “giai điệu chủ” hầu hết chỉ tiêu thụ được ở khu vực Đông Nam Á mà trong đó Việt Nam là “tiền đồn”.

Đã đành Nga, Mỹ và Anh là ba nước lớn nên Trung Quốc không dễ tiến hành bá quyền văn hóa như với Việt Nam. Nhưng ngay cả một quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu là Hungary – diện tích chỉ bằng một phần ba Việt Nam, dân số 10 triệu – thì cũng từng tổ chức Năm Văn hóa Hungary tại Trung Quốc (2007-2008), và dựng tượng đại thi hào dân tộc Petőfi Sándor ở Thượng Hải.

Những thông tin này có gợi cho chúng ta một suy nghĩ gì chăng?

Đoan Trang

_____

Chú thích

(1) Khái niệm “bá quyền văn hóa” (cultural hegemony) do Antonio Gramsci (1891 – 1937) – triết gia chính trị, sáng lập viên Đảng Cộng sản Ý – đưa ra từ những năm 30 của thế kỷ trước. Gramsci cho rằng, để có được và duy trì quyền lực chính trị, giai cấp vô sản phải thực hiện bá quyền văn hóa, phải có tiếng nói thống trị trong truyền thông đại chúng và giáo dục, cũng như phải tiến hành kiểm soát toàn diện trên bình diện tư tưởng và tín ngưỡng.

(2) Số liệu lấy từ bài “Trung Quốc tăng cường trao đổi văn hóa” trên “China Daily”. Báo “Người đại biểu nhân dân” dịch và đăng lại, 26-12-2006.

_________________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ