381-Sứ thần xưa & Sứ thần nay

455735.jpg

Mặc dù mưa to, thân nhân của chín ngư dân vẫn đứng đợi ở cầu cảng Lý Sơn – Ảnh: Tấn Vũ ( TTO – //tuoitre.vn/)

Ngoại giao – năng lực và sứ mệnh.  

(Tamnhin.net) – Ngày xưa, việc tuyển trạch sứ thần đại diện cho đất nước ta ở các lân quốc là rất hệ trọng. Các vị này đã đem lại nhiều niềm vinh hạnh cho đất nước, kể cả khi ấy, đất nước ta còn là một quốc gia bé nhỏ.  

quocgia.jpg

Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu danh như những danh nhân lớn từ “nghiệp” ấy.

Ngày nay, công tác ngoại giao đang đứng ở tuyến đầu của công cuộc hội nhập. Ngoại giao, nếu làm tốt, sẽ là người đi tiên phong, là định hướng cho sự nghiệp giao thương với thế giới bên ngoài và góp phần đem lại những nguồn lợi lớn cho đất nước.Nhưng hơn hết, trong một số địa hạt, ngoại giao còn góp phần tôn cao những giá trị Việt Nam, gìn giữ những giá trị kinh tế hoặc nhân mạng cho con người của công dân nước mình khi có tranh chấp, xung đột.

Để làm được việc đó, tình hình mới yêu cầu ngành ngoại giao phải có tư thế sẵn sàng, chủ động và sáng tạo trong hành xử.

 Nhiều nơi, nhiều lúc ngành ngoại giao chưa đáp ứng được yêu cầu này.

 Năm 2007 chỉ tại một nước Malaysia đã có 2007 lao động Việt Nam bị “đột tử”.

Trước và sau đó, nhiều lao động của ta bị ngược đãi nghiêm trọng nhưng phần lớn họ đều bất lực, đơn lẻ và chịu mọi thiệt thòi, kể cả nhân mạng họ.

Có trường hợp, cha của một lao động xuất khẩu tại Malayxia quê ở tỉnh Vĩnh Phúc nhận được tín hiệu cấp cứu của con mình và đồng đội, đã phải tự thân vận động những thế mạnh quan hệ trong cộng đồng, quen biết  để tìm cách cứu con về một cách vô cùng gian nan, vất vả.

Cách ứng xử của cơ quan ngoại giao ta ở nước này thường đi sau các sự kiện , khi mọi sự đã an bài và phần thiệt thòi thường thuộc về công dân ta.

Những ngày này, nếu từ phía các cơ quan ngoại giao ta ở Trung Quốc có thông báo về những sự trợ giúp tối thiểu cho chín công dân Quảng Ngãi được thả về để họ có những điều kiện an toàn tối thiểu khi vượt biển cả sau những ngày tháng bị cầm giữ thì nhân dân ấm lòng biết bao. Từ nghĩa cử ấy, cộng đồng sẽ thấy được sức mạnh đoàn kết, dân tộc vốn có từ ngàn xưa để vượt qua những khúc quanh nhọc nhằn hôm nay. Cơ quan ngoại giao của ta ở Trung Quốc không khó để tiếp xúc, động viên hoặc hỗ trợ cho bà con gặp nạn khi họ được trả về.

Chúng ta vô cùng xúc động khi thấy ngày 13/10/2010 đích thân Tổng thống Bolivia sang tận Chile để đón công dân duy nhất của nước mình được cứu thoát từ tai nạn sập hầm mỏ.



Tổng thống Bolivia Evo Morales (giữa) đã tiếp kiến với thân nhân người thợ mỏ Bolivia lao động ở Chile có tên Carlos, một trong số 33 thợ mỏ bị kẹt. Sau đó còn đích thân sang tận nơi đón người công nhân bị nạn trở về nhà… – Nguồn: sbtn.net 

Chúng ta cũng vô cùng xúc động khi thấy hồi năm 2005 Thủ tướng Australia John Howard  trực tiếp can thiệp với giới hữu trách Singapore để xin giảm án tử hình cho một công dân Úc gốc Việt phạm tội đang chờ án tử hình tại Singapore. Sau khi không được phía Singapore chấp thuận, vị thủ tướng này đã xin nhà chức trách Singapore tội phạm Nguyễn Tường Vân  được gặp gia đình mình trước khi hành quyết và Singapore đã chấp nhận.

Đó là những nghĩa cử thật sự cao cả, minh chứng tầm và tâm đáng kính quý của người lãnh đạo đất nước và làm cho uy tín của riêng các vị đó cũng như tư thế của đất nước các vị đó được nể trọng trên trường quốc tế.

Sứ mệnh cao cả, tấm lòng nhân bản, hành động kịp thời  là những phẩm chất không thể thiếu của nhà ngoại giao, của công tác ngoại giao trong bất cứ thời đại nào.

 Nguyễn Huy Cường

 
  • Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/tamnhin.net/Ngoai-giao–nang-luc-va-su-menh/5022305.epi  
  • 090805101955_clintontonkorea_6.jpg  

    Cựu TT Bill Clinton sang Bắc Hàn (8/2009) đón hai nhà báo Mỹ gốc Á bị cầm tù…về Mỹ -Ảnh: AP

     
    _________
     
    P/S:

     

    Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ tức tốc bay sang Bắc Kinh như năm rồi ông bay sang Bắc Hàn giải cứu 2 công nhân Mỹ bị bắt giữ.

    Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Nga, ông Pu-tin sẽ tức tốc lái ca-nô lao ra biển.

    Tôi dự nhiều cuộc thả ngư dân Trung Quốc sau khi bị Việt Nam bắt giữ vì xâm phạm lãnh hải. Tôi cũng dự không ít cuộc trao ngư dân Trung Quốc (và cả ngư dân thuộc nhiều quốc gia khác) bị nạn trên vùng biển Việt Nam. Tất cả những cuộc thả- trao đều được báo chí, truyền hình quay phim chụp ảnh, tuyên truyền ỏm tỏi, đều có quan chức sứ quán các nước tới dự. Ngư dân được chăm sóc sức khỏe, được thăm nom, ăn uống, thậm chí nhậu nhoẹt, hát hò, được quan tâm, ưu đãi hơn cả ngư dân nhà mình. Lúc về, lại được xếp hàng ôm hôn, tặng hoa, thuốc bổ, lại bê khiêng cả thùng sữa to đùng xuống tàu, cười híp cả mắt.

    Tôi chưa thấy một cuộc trao- thả nào mà chính quyền lẳng lặng đẩy ngư dân người ta ra biển. Sự ác độc, dã man từ phía thả. Nhưng Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đâu, họ ở đâu, làm gì trong lúc đó? Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và phó mặc trước số phận của những công dân mình đến như vậy sao?

    Chỉ duy nhất một người thợ quốc tịch Bolivia, nhưng Tổng thống Bolivia Evo Morales đã tức tốc bay sang Chile để chờ đón. Ngay sau khi kết thúc chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ, Tổng thống Chile Sebastian Pinera không hề nói “nhờ đảng ơn chính phủ”, ngược lại, ông cảm ơn những người thợ mỏ anh hùng đã dạy cho những người trên mặt đất, cho chính phủ và cho chính bản thân ngài Tổng thống về tinh thần đoàn kết và nghị lực phi thường của con người.

    Nhìn hai vị Tổng thống Bolivia và Chile nhào đến ôm chầm từng công dân của mình ngay từ giây phút đầu tiên họ vừa được kéo chui lên khỏi mặt đất mà giật mình… xấu hổ! 9 ngư dân Việt vẫn biệt tăm sau một tuần được phía Trung Quốc loan tin là “đã thả xong”. Bây giờ họ sống hay chết, trôi dạt nơi đâu giữa biển trời mênh mông, tít mù và giông bão?

    Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ tức tốc bay sang Bắc Kinh như năm rồi ông bay sang Bắc Hàn giải cứu 2 công nhân Mỹ bị bắt giữ. Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Nga, ông Pu-tin sẽ tức tốc lái ca-nô lao ra biển.

    VietNamnet sáng nay có bài gọi sự khác biệt đó là phong cách lãnh đạo. Tôi thấy câu chuyện không chỉ giản đơn là ở cái phong cách, mà cao hơn đó là: ý thức lãnh tụ.

    Rất nhiều lần rồi, tôi đã chạy câu này: Ta luôn kêu gào quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức lãnh tụ ? Trong những thời khắc đó anh ở đâu, làm gì, hành xử ra sao, thậm chí phải “diễn” thế nào? 

    Bài học vỡ lòng về cách ứng xử và ý thức lãnh tụ còn quá nhiều vị chưa thuộc.

    (Theo: truongduynhat blog)

    ____________________

    Gocomay's Blog

    Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ