389-Người VN học gì được Thái Lan chuyện cứu trợ lũ lụt?

Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đi thuyền thị sát tình trạng lũ lụt ở tỉnh Nakhon Ratchasima. Ảnh: AFP.

Xem cứu trợ lũ lụt ở Thái lan nghĩ về Việt nam

Kami

Đợt bão lũ trung tuần tháng 10 ở miền Trung Việt nam là cú bồi sau khi nước lũ đợt trước vừa rút được vài ngày, làm cho dân quê choa, quê bọ thân thiết của mình đã khổ lại càng khổ hơn. Đã đành rằng thiên tai khó mà tránh được, bão lũ là tại ở ông Trời không muốn cũng không được, nhưng giá như có sự phối kết hợp giữa nhà nước và các tổ chức xã hội trong vấn đề cứu hộ, trợ giúp nhân dân ở các vùng bị nạn ở các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình… những ngày vừa qua thì dân quê choa đâu có khốn khổ khốn nạn như hôm nay.

Mình ở xa quê nhưng những ngày này vẫn nghĩ tới bà con miền Trung, công việc chưa xong chưa thể về chia sẻ cùng họ được, nên tranh thủ viết mấy dòng cho nguôi nỗi niềm thương xót họ, những bà mẹ già, những em bé đang ở giữa biển nước mênh mông nhai trệu trạo mỳ tôm sống. Đã vậy mà đang ngồi viết thì anh bạn cùng phòng (đảng viên hẳn hoi nhé) đi đến ngồi xuống bên cạnh xem và bảo “thôi ông viết làm cái đ’.. gì, kệ mẹ chúng nó. Nhà nước ngu mà dân cũng ngu theo thì cho chúng nó chết”.

Nghe vậy nghĩ buồn quá, người Việt mình đấy.

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/21/6ca8b7ebajahbg85ihb5d.jpg

Thủ tướng Thái Abhisit Vẹajivar (chắp tay vái dân) khi thị sát lụt  tại tỉnh Corat (Ảnh: Khomchatluk.net)

Những ngày này mình đang công tác ở Bangkok Thái lan, tuy xa miền Trung Việt nam nhưng vẫn cảm nhận được không khí của lũ lụt. Có lẽ một vài ngày nữa nước lũ mới về tới Bangkok vì các đập bắt đầu mở cửa xả lũ, vậy mà chính quyền thành phố Bangkok chuẩn bị chống lụt ghê quá. Chẳng là miền Trung nước Thái những ngày này cũng lụt nặng không kém gì Việt nam, 17 tỉnh vùng Đông bắc và miền Trung nước Thái đang chìm trong biển nước, có những nơi nước ngập trong thị xã đến 2,7 m nói gì đến nông thôn. Chương trình thời sự trên TV của họ tất cả các kênh đều dành tới 2/3 thời gian để truyền tải các phóng sự về hậu quả của nước lụt, công tác trợ giúp ở các vùng bị gặp nạn, thông báo cho dân chúng biết tỉnh A, vùng B họ thiếu cái gì để dân cả nước Thái hỗ trợ quyên góp theo nhu cầu.

Buồn cười nhất là bên Thái lan chỉ thấy chính quyền nhà nước họ lo cung cấp thuyền cá nhân, nhà xí di động (tàu dã chiến), lo thu nhặt rác thải, chất thải của người trong vùng lũ đưa đi xử lý bên ngoài, chứ đâu họ phải lo cái ăn cái uống cho dân cho dân các vùng lũ. Cái đó dân họ có thừa, nghe trả lời phỏng vấn của một người dân vùng lũ họ nhắn rằng “Đừng gửi đồ ăn, nước uống nữa quá thừa rồi gửi thuyền, thuốc chống nước ăn chân, băng vệ sinh phụ nữ, thuốc xoa chống muỗi v.v..”. Thế đấy nhu cầu dân vùng lũ của họ như thế chứ làm gì có cái cảnh ngồi trên nóc nhà nhai trệu trạo mấy gói mỳ tôm Hảo hảo như dân quê choa, quê bọ ở xứ mình.

https://i0.wp.com/www.krobkruakao.com/kkncms/store/img_1287655134.jpg

Phu nhân của Đệ nhất Hoàng Thái tử Thái lan Xom Chaovali trực tiếp làm cơm hộp cho nhân dân vùng bão lụt tại một trạm cung ứng.

Chuyện ăn uống thì mỗi xã vùng lụt họ có một bếp ăn di động do các tổ chức xã hội (phi chính phủ), các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các Chùa nấu cơm hộp để phát đến từ hộ gia đình còn ở lại trong vùng bị ngập từng bữa, chuyện nước uống hay thuốc chữa bệnh thì đương nhiên nhà nước đã chịu trách nhiệm. Ở đây muốn nói tới cách tổ chức mang tính chuyên nghiệp của một chính quyền nhà nước của dân – Vương quốc Thái lan.

Làm gì có cảnh Thủ tướng chính phủ mang từng gói quà phát cho dân để chụp ảnh tuyên truyền, vì đó đâu phải là trách nhiệm chính của chính quyền nhà nước. Sau khi lụt lớn 2 ngày ông Thủ tướng Thái lan cùng nhóm trợ lý xuống thăm vùng Corat (Nakhor Raschima) thủ phủ của lực lượng áo đỏ đối lập với chính quyền hiện tại thăm dân chúng. TV chiếu ông ta ngồi xuồng cao su có lính kéo đi thị sát tình hình và chỉ thị, không có chuyện gặp gỡ dân chúng kiểu tay bắt mặt mừng, có chăng là vái nhau (kiểu chào chắp tay trước ngực) từ xa. Việc chính của ông Thủ tướng Thái là thị sát và chỉ thị, ông chỉ thị:

1. Cho Cục phòng chống thiên tai của Bộ Nội vụ cho mỗi tỉnh 100 triệu baht (3.5 triệu $), giải quyết các nhu cầu cấp thiết của dân chúng và gợi ý nếu thiếu báo cáo sẽ cấp bổ xung.

2. Đối với nông dân thống kê diện tích canh tác bị ngập lụt để nhà nước trả tiền 100% đền bù theo giá nông phẩm mà nhà nước bảo hiểm (*).

3. Không thu tiền thuê nhà của nhà nước trong vòng 4 tháng.

4. Nhà cửa dân hư hỏng do lũ lụt thì chủ nhân chỉ cần tự chụp ảnh và làm thủ tục thanh toán tiền sửa chữa.

v.v..

Các thông tin đó công khai trên truyền thanh truyền hình cho toàn dân biết.

Cái mấu chốt chính của họ là chuyên nghiệp hóa mọi vấn đề, ví dụ dùng lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp, mà lực lượng nòng cốt là Bộ tư lệnh Lục quân kết hợp với Hải quân, Không quân và các tình nguyện viên. Những ngày này các lực lượng quân đội với các phương tiện hiện có tại các quân khu xảy ra lũ lụt đều vào cuộc với nhiệm vụ của những người đầy tớ tận tụy của dân. Đó là đưa người, tài sản của dân ra khỏi vùng bị ngập lụt, đảm bảo đưa cơm nóng, nước lạnh đóng chai và hỗ trợ các điều kiện sinh hoạt cần thiết cho những người còn ở lại từng bữa sáng trưa và chiều.

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/photogal/size1/2010/10/20/a55kb8h9abdgahe5d8aka.jpg

Một nhóm bạn trẻ tỉnh Jayaphum tự nguyện đóng gói quá cứu trợ cho dân vùng lụt

Vật phẩm cứu trợ cũng vậy, những ngày này các siêu thị ở trên toàn nước Thái, các đài truyền hình … là các điểm nhận trợ giúp, hàng hóa nhận được, được đóng túi để phát cho mỗi hộ gia đình vùng lũ. Các công ty, nhà máy xí nghiệp và các cá nhân thì ủng hộ hàng hóa, tiền bạc hoặc bằng phương tiện vận chuyện hàng hóa tới vùng lũ với tinh thần thương người như thể thương thân, cái mà Việt nam mình chưa có cần phải học họ.

Chỉ kể mấy chuyện tai nghe mắt thấy những ngày này cho bạn đọc nghe để so sánh cách thức làm ăn của họ, nhẹ nhàng như không vì toàn xã hội chung sức với điều kiện có thể của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cộng đồng chia sẻ nỗi lo toan của nhà nước. Ngược lại ở xứ ta thì các bố (của dân) chúng nó ngu, cứ thích ôm rơm cho dặm bụng, cứ giữ khư khư cái độc quyền cứu trợ cho vùng bị nạn, và chỉ biết ca bài ca mì tôm Hảo hảo muôn năm muôn kiếp. Vì họ nghĩ rằng phải độc quyền ban phát, để dân chúng mày thấy rời các bố (của dân) mày ra thì chúng mày lấy c. mà nhét vào mồm. Cứ xem mấy đợt bão lũ vừa qua thì thấy, 87 triệu người Việt nam chỉ biết trông vào nhất cử nhất động của một ông tác giả của idea trái tim Thánh Gióng, thì làm gì dân vùng lũ miền Trung chẳng khổ sở, chẳng khốn nạn.

Họ đâu biết rằng tình thương của con người với con người không có biên giới, không có giới hạn nhất là lúc hoạn nạn. Ngàn đời nay trong máu người Việt đã biết thương người như thể thương thân chứ đâu phải mới có 65 năm kể từ khi mấy ông cộng sản cầm quyền mới có. May mà hôm nay trên trang VNNet có bài “Trí thông minh người Việt so với thế giới” có đoạn nói rằng trí thông minh của người Việt nam bằng 1/25 của người Thái thì tuy trong tâm tôi thấy nhục lắm, nhưng cũng không cãi nổi vì chỉ cần nhìn qua cái vụ cứu trợ bão lũ miền Trung  những ngày này.

Các bọ, các mẹ, các em ở miền Trung ơi, cắn răng mà chịu, mà chấp nhận khổ sở và ghi nhớ câu:

Bão lũ là tại thiên tai
Dân nhai Hảo hảo (là do) thiên tài Đảng ta.

Bangkok, 21/10/2010

————-

(*) Ở Thái lan đảng Dân chủ đang cầm quyền có chính sách (tranh cử) là bảo hiểm giá nông sản theo từng vụ, nhà nước công bố giá mua trước mỗi vụ cho từng loại nông sản. Đến vụ thu hoạch nông dân mang nông sản đến các kho của tư nhân do nhà nước ủy thác, cân và thu tiền theo giá đã công bố. Nếu giá thị trường thấp hơn nhà nước sẽ bù lỗ cho các đại lý ủy thác.

Hình ảnh lụt lội ở Thái lan những ngày vừa qua

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/photogal/size1/2010/10/20/fdcfackhcbaki7cd6b98b.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/21/fidkjgdag9hffehb8be9d.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/21/ba5b67a7c9ka5fbac5a68.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/20/6ffdha6faba6ba66khjjh.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/20/bhhba5gaefhhjg9jb9bba.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/20/dbjc8ahkgc6e85gbkkkeg.jpg

https://i0.wp.com/www.komchadluek.net/media/img/size1/2010/10/21/bj98bekk8ah6bj7ek8bd9.jpg

Binh sĩ và nhân viên y tế sơ tán bệnh nhân khi một bệnh viên ở tỉnh Nakhon Ratchasima bị ngập. Ảnh: AFP

Người dân đi trong nước lũ bên cạnh tượng phật nằm khổng lồ ở tỉnh Ayutthaya. Ảnh: AFP.

Người dân chen chúc trên chiếc xe xúc . Ảnh: AFP.

Cảnh lũ lụt ở tỉnh Nakhon Ratchasima, đây là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: AFP.

Người dân tỉnh Nakhon Ratchasima đi sơ tán hôm 17/10. Ảnh: AP.

______

P/S: 

Trí thông minh người Việt so với thế giới

Nguyễn Quốc Tín

Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì “sản phẩm trí tuệ” tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra “sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt).

>> Người Việt thông minh đến đâu?
>> Người Việt chỉ dùng trí thông minh vào chiến lược tầm thấp?
>> Người Việt nhận thông minh, nhưng sao “lận đận”?

Lý thuyết giỏi nhưng làm… không giỏi

Tôi xin kể lại một câu chuyện như một kỷ niệm nhỏ của mình. Cách đây hơn 40 năm, tôi được cử đi làm thực tập sinh khoa học (sau đại học) ở Tiệp khắc. Do “ăn theo” ông thầy, tôi được “ghé tên” vào mấy bản báo cáo ở Hội nghị quốc tế chuyên ngành đôi ba lần và được đi dự cùng ông. ĐSQ biết chuyện này, và trong một Hội nghị các sinh viên tiên tiến, tôi được ông Bí thư thứ nhất (đã mất từ lâu) báo tin tôi được báo cáo điển hình tại “Hội nghị những lưu học sinh tiến tiến” tại Tiệp.

Song bản báo cáo phải viết trước để ông thông qua (hồi đó cẩn thận lắm, không được phát biểu tự do). Trong báo cáo tôi có kể lại chuyện của mình và rút kinh nghiệm, đại khái là chúng ta có thể học giỏi nhưng sau khi ra trường làm không giỏi như họ. Cùng một công việc, họ thường có suy nghĩ và cách giải quyết “sáng” hơn mình, độc đáo hơn mình. Có thể mình “bí” nhưng họ vẫn tìm được lối ra.

Lúc tôi sắp lên đường đến hội nghị (cách khoảng 500 km) thì nhận được hồi âm “Quan điểm sai, đầy tinh thần tự ti dân tộc. Cậu không phải đi họp nữa”. Tôi bị ám ảnh khá lâu vì “quan điểm sai lầm” của minh…

Sau khi hết hạn thực tập, tôi về nước (năm 1971), lúc qua Matxcơva may mắn được ở cùng phòng với nhà thơ Lưu Trọng Lư, trên chuyến tàu hoả từ Liên Xô về Việt Nam. Những ngày trên đường, 2 bác cháu nói chuyện với nhau khá nhiều. Khi tôi mang chuyện này ra hỏi, ông hoàn toàn đồng ý. Ông bảo đó cũng là điều ông rút ra từ bản thân mình và các bạn bè thời Pháp.

Chẳng có gì lạ vì cái học của mình, ngày xưa thì tầm chương trích cú, sau này thì học “gạo”, lấy chăm chỉ, cần cù làm chính nên học “giỏi” là đương nhiên. Sự học là như vậy. Khi ra làm việc, phải chủ động, sáng tạo, phải quyết đoán, cái “yếu” của mình mới thể hiện. Ý kiến đó sau này tôi cũng được giáo sư Nguyễn Thạc Cát (đã mất năm 2002) chia sẻ.

Giỏi lý thuyết nhưng không giỏi thực hành

Tôi có thể nêu một thí dụ nữa. Anh N.M.N bạn tôi làm ở ngành Địa chất. Một buổi ngồichuyện trò với nhau, anh tâm sự: Hồi học ở Liên Xô những năm 60, mình học cùng nhóm với thằng S.V – người Nga – và thường xuyên phải giúp nó học và làm bài tập. Tốt nghiệp mình bằng đỏ, nó bằng thường.

 Hơn 10 năm sau, nó sang Việt Nam làm chuyên gia, mình được phân công làm việc cùng với nó. Lúc đầu, cũng bực: “Chuyên gia gì mày. Mày còn nhớ những lúc tao làm bài hộ mày chứ !”. Nhưng dần dần, mình ngày càng “sợ” nó. Nó nhận định và giải quyết những chuyện chuyên môn ở mức mình không phải người tranh cãi với nó nữa mà chỉ đóng vai trò… phiên dịch cho nó mà thôi. Chuyện! Nó ra công tác với đầy đủ điều kiện làm việc, lại bám được một “sư phụ” cực giỏi, kinh nghiệm đầy mình để học hỏi, trong khi ở cái đội thăm dò của mình, mình là… trùm.

Biết bao nhiêu lý do để có hiện tượng “học giỏi nhưng làm không giỏi của “ta” và “tây”. Từ cách dạy, cách học ở trường phổ thông, không gợi mở, không khuyến khích sáng tạo đến thiếu điều kiện làm việc khi ra trường để phát triển… Việc học giỏi nhưng làm không giỏi lắm khiến người Việt mình dường như đến một lúc nào đó không “bật” được nữa, có muôn ngàn lý do…

“Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”

Một dân tộc không thông minh không thể tồn tại và phát triển trải qua 4000 năm với biết bao nhiêu sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Một dân tộc đã thắng được ba cường quốc mạnh hơn mình và trình độ phát triển cao hơn mình là một sự thông minh tuyệt vời. Song nội dung của bài này chỉ giới hạn sự thông minh trong những sáng tạo khoa học công nghệ như chúng ta thường quan niệm.

Nói thông minh nhiều hay ít cứ phải có dẫn chứng cụ thể. “Sản phẩm của sự thông minh” đối với những người lao động trí óc là những công trình nghiên cứu và hiệu quả của chúng mang lại. Điều quan trọng nữa là cần có sự so sánh để hiểu chúng ta có bao nhiêu “sản phẩm” loại này và những nước xung quanh có bao nhiêu.

Sản phẩm đầu tiên là số công trình nghiên cứu và triển khai – nói lên bức tranh về sự thông minh của nhân loại – lên tới hàng triệu bài báo mỗi năm, được công bố trên khoảng 9.000 tạp chí chuyên môn có uy tín quốc tế. Tôi xin nhắc lại các số liệu mà tôi ghi lại cách đây nhiều năm (Trần Minh Tiến, trên tờ Tia Sáng 2-2004).

Không dám dẫn ra bất cứ một nước trung bình nào, tác giả chỉ so sánh 3 nước vào thời điểm năm 1973 có điểm xuất phát gần như nhau là Thái Lan, Singapore và Việt Nam, thì đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học của ta chỉ bằng của Thái Lan và Singapore năm 1980. Còn hiện nay, Thái nhiều hơn ta đến 5 lần, Singapore nhiều hơn ta 12,5 lần.

Một số liệu khác còn “gây sốc” hơn: Trong 30 năm qua, số lượng các bài báo về y- sinh học của VN được công bố trên các tạp chí quốc tế trên dưới 300 bài, thì của Malaysia – 2.100 bài (gấp 7 lần), Thái Lan- 5.210 bài (gấp 14 lần), Singapore khoảng 7.000 bài (gấp 23 lần).

Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì “sản phẩm trí tuệ” tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra “sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). Một con số thật nghiệt ngã!!!. Số liệu này là của trước đây 5 năm. Hiện nay, khoảng cách về các số liệu trên ngắn lại, giữ nguyên hay dài hơn, tôi chưa có thời gian tìm hiểu, song dù sao thì sự chênh lệch cũng vẫn quá lớn.

Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.

Tiêu chuẩn thứ 2 mang tính thực dụng hơn, là các bằng sáng chế phát minh đăng ký trên trường quốc tế. Đây là những con số tổng kết của năm 2009 của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, mà VN là thành viên, thậm chí còn được khen ngợi là “thành viên hoạt động hiệu quả”, và cũng xin được chỉ trích những nước trong khu vực.

Kết quả có thể khiến một người tự trọng “đỏ bừng mặt”: Năm 2009, Singapore đăng ký 493 bằng phát minh, trong tổng số bằng của họ trong kho tàng phát minh của nhân loại (cũng tính đến hết năm 2009) là 4.959 bằng, của Malaysia tương ứng là 181 và 1.298, của Thái Lan là 39 và 519, của Philippin là 25 và 379, của Indonesia là 18 và 253, của Việt Nam là…2 và 14. Đọc những con số ấy, người Việt nào chẳng thấy rưng rưng, “cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”. 

Cũng có thể mình có những phát minh gì còn “giữ lại để dùng” mà chưa công bố với thế giới chăng?

Tại sao sản phẩm trí tuệ của Việt Nam ít như vậy? Một đội ngũ hùng hậu với gần 2 triệu người làm KHCN, hàng vạn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, gần 2.000 GS, gần 6.000 Phó GS và hàng triệu cử nhân, kỹ sư, trung cấp kỹ thuật mà trong một năm chỉ đăng ký được có 2 phát minh được quốc tế chấp nhận thôi sao?

Bản báo về phát minh sáng chế của Canada có ghi chú: Số phát minh sáng chế hàng năm tuy phản ảnh một chỉ số sáng tạo nhưng đôi khi có thể không chính xác (đọc đến đây, tôi hy vọng có “lý do chính đáng” để yên tâm). Họ cho biết đó là những phát minh lớn, giá trị kinh tế cao song người ta không đăng ký, sợ bị lộ một bí quyết sản xuất lớn, làm nên sản phẩm đặc trưng chỉ mình mới có, các nước khác phải phụ thuộc vào mình.

Rất có thể như vậy, nhưng tôi chưa nghĩ ra là “bí quyết” gì khiến ta không đăng ký ?

Cũng có thể mình có những phát minh gì còn “giữ lại để dùng” mà chưa công bố với thế giới chăng?

Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, “tự ti dân tộc” và đồng thời nguồn thông tin tiếp cận chắc chắn còn hạn chế. Rất mong được sự phản biện, trao đổi lại của bạn đọc, để từ việc tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, chúng ta có những giải pháp khẳng định có tính thuyết phục về trí thông minh của người Việt?

_________________ 

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ