812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham

6Sắp bước sang năm mới, đáng ra muốn bỏ hết những chuyện không vui của năm cũ, vậy mà…

Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013), cho rằng: tính cht vô lý ca chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip. Đ khc phc tình trng này, V.I. Lênin đã ch trương phi quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó là chế đ công hu v đt đai.

Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.

19Những khái niệm của của Mác về địa tô đẻ ra bất công và áp bức được giải thích là do sự “phát canh thu tô” của địa chủ (với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất). Còn lý giải sự bóc lột của giới chủ tư bản nông nghiệp, nằm ở sự chệnh lệch về địa tô (lợi nhuận siêu ngạch) mà nhà tư bản thu được ngoài khoản (tiền) đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã nộp tô cho địa chủ. (Xem ở đây; và ở đây).

Cái gọi là “chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.

Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.

images770206_16Thực tế sinh động này đã được nhà báo Huy Đức mô tả khá thuyết phục ở 2 chương: Chương 9 – Xé Rào và Chương 10 – Đổi Mới trong cuốn Bên thắng cuộc. Thiết nghĩ, ước muốn của Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông có chính đáng đến đâu thì cái ý tưởng: Tay anh nm cht tay xã viên/ Xc c phong trào vng tiến lên. Cũng mãi chỉ là giấc mơ hoa phù phiếm. Trên thực tế những đàn lợn béo tốt của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), tại sao chúng không chịu sống chan hoà với nhau như trong các trang trại của CNTB giẫy chết? Những thửa ruộng của HTXNN sao lúa ở xung quanh bờ lại xanh tốt hơn ở phần giữa ruộng?

Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.

Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.

so-phan-dan-ba-nong-thonThói quen của người nông dân, bất kỳ ở đâu là thức khuya dậy sớm. Dịp mùa hè nắng gắt, người ta dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng. Ra đồng từ lúc trời mới tang tảng. Làm đồng lúc này vừa mát, năng xuất lao động lại cao. Khi mặt trời lên cao, người ta về nhà phơi phóng, chăm đàn lợn gà, chuẩn bị cái rau cái cỏ, thổi nấu ăn uống. Nghỉ trưa cho lại sức dưới bóng cây râm mát. Chờ đến chiều, nắng đỡ rát lại ra đồng…

Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.

2Những ai từng nằm trong chăn, đều cảm nhận một cách rõ nét rằng“công trng duy nht ca phong trào Hp tác hóa NN Min Bc là đã gián tiếp đy hàng triu thanh niên (c nam ln n) vào trn chiến mười đi mt mang tên “Chống Mỹ cứu nước” để giúp cho ĐCS leo lên đỉnh cao quyền lực. Còn bản thân những người được cho là “đội quân chủ lực” của cuộc cách mạng long trời lở đất ấy thì:

H lng l đi như đi quân tht trn
Cán d
m chúi xung mt đường Nhng nòng súng g hết đn
Nh
ng tm áo rách sc mùi bùn phơi trong lòng dm như c ngày vic làng giã đám

Nh
ng người đàn bà vác dm đi thành mt hàng dc v phía bên phi sát mép đi l
H
đến t đâu và s đi đâu?
V
i mùi tanh cua c ta quanh người.

(Trích: Trên đại lộ – Nguyễn Quang Thiều)

Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó bằng chế đ công hu v đt đai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn đa tôGóp phần h giá thành nông phm và nâng cao năng xut lao đng lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Xây dng mt xã hi không giai cp, không có tư hu… mi người được bình đng, không có “người bóc lt người”, …. người vi người là bn, thương yêu ln nhau. Trong mt “thế gii đi đng” vi năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào…  lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?

Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?

20120223065938979Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp ở nơi đâu không biết, chứ như làng quê của tôi, hàng trăm Ha đồng đất bờ xôi ruộng mật, được tạo dựng bằng mồ hôi xương máu của bao thế hệ cha ông từ hàng ngàn đời. Nay đùng cái lọt vào mắt xanh của cái gọi là “Sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đã biến thành Khu đô thị mới với các “Dự án ma” nhà hoang cỏ mọc . Mà không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí bởi lối làm ăn chụp giật, tắc trách, gây hậu qủa nghiệm trọng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên qúi giá của quốc gia.

Nhiều dự án "Khu đô thị mới" ở Hà Nội mở rộng trở thành "Dự án ma" hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch)

Nhiều dự án “Khu đô thị mới” ở Hà Nội mở rộng trở thành “Dự án ma” hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị “Ma” Kim Chung-Di Trạch TP HN)

Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành “đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.

Chính yếu t “đt đai thuc s hu toàn dân mang tính cht tước đot, rt vô lý đã là nguyên nhân sinh ra biết bao t hi, tiêu cc. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).

Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đt đai là vn đ ca mi vn đ“. Do tc đt tc vàng theo c nghiã đen ln nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bn” nên c “ngom” nhanh ri “chun”, do vy h đã dùng mi th đon đ “ngom” nó bng mi danh nghiã 

Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến  pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Tôi hin đang sng th xã Hà Đông. Nhà tôi có s đ. My năm nay tôi rt mun làm li ngôi nhà cho hp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lý do duy nht là tôi s làm xong có th b chuyn đi nơi khác. Vì ch tôi lin vi mt khu đt rng vn là khu trin lãm ca tnh Hà Tây cũ. Tôi c nghĩ đã là mt công trình, mt đa ch hay mt không gian văn hóa thì không bao gi người ta ly đ làm nhng vic khác. Nhưng mt ngày, khu trin lãm b san bng và mnh đt rng có th nói đp nht th xã Hà Đông đã được bán cho mt nhà đu tư đ làm trung tâm thương mi và căn h cao cp. Và cái trung tâm này có th s thôn tính khu nhà chúng tôi đang cho trn vn thông qua mt quyết đnh nào đó nhiu lúc rt mơ h ca chính quyn đa phương nhưng đ ai dám cưỡng li. Khu trin lãm đã b san phng hơn bn năm nay ri nhưng chng thy ai làm gì. Nó tr thành bãi đt hoang đy rác rưởi hôi thi.

Tôi mun k ra câu chuyn trà dư tu hu mà có l ai cũng đã tng nghe, còn tôi thì được tri nghim vi tư cách người trong cuc, đó là có hôm mt v là quan chc nói vi tôi Nếu nhà văn mun đi nơi khác thì chúng tôi ch dch bút xung là đi, nếu nhà văn mun li chúng tôi ch nhích bút lên là li.

Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đaiSự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!

Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.

Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:

  • Có hc vn mà không có đo đc là người ác, có đo đc mà không có hc vn là người quê.

Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong ngữ cảnh này?

Gocomay

__

PS:

_________________

793 – Đừng thương dân bằng chót lưỡi đầu môi!

“Cây thuôn thuôn, lá thuôn thuôn

 Của chung ai dễ khéo tuồn thành riêng”

                  (Đồng dao thời Hợp tác hóa nông nghiệp)

langphi

Hôm nay thấy trên báo Tuổi Trẻ (ở đây) trích lại ý kiến phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi của bác Cả Nghị (Phạm Quang Nghị-BT Thành ủy Hà Nội) khiến những ai nhẹ dạ cả tin đều khấp khởi mừng. 

Được biết bác Cả Nghị đang là ứng viên nặng ký cho chức Tổng Bí thư khóa tới do bác Cả Trọng giới thiệu. Nên cái thông điệp “Đừng phung phí tiền của dân” không phải là sự ngẫu nhiên mà có. Ta thử nghe bác Nghị đã tỏ ra xót tiền dân thế nào?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Xin trích:

Có lần đồng chí Đỗ Mười đến dự một hội nghị cùng với tôi, có người đến định gắn hoa vào ngực thì đồng chí Đỗ Mười kiên quyết không cho gắn. Đồng chí nói với tôi: “Chú Nghị ạ, làm như vậy không được cái gì cả, mà lãng phí lắm”. Học tập đồng chí Đỗ Mười, tôi yêu cầu ngành văn hóa thông tin từ đó tổ chức các hội nghị, mit tinh không được gắn hoa lên ngực nữa. Mỗi cái hội nghị hàng nghìn người, mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực chẳng để làm gì mà lại làm ô nhiễm môi trường. Đừng phung phí tiền của dân vào những việc không cần thiết…

Cha ông ta từ xưa được coi là cần cù, tiết kiệm. Nhưng tại sao đến khi đi vào sử dụng tài sản công thì sự lãng phí lại bắt đầu bộc lộ. Tài sản công bị coi là không của ai cả, thậm chí người nào quyết chi càng bạo tay, càng thoáng thì không khéo lại được khen vì ban phát nhiều. Đấy cũng thuộc về đạo đức, văn hóa.

(hết trích)

Phản biện lại ý kiến này của bác Cả Nghị, bác đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng đưa ra nhận xét (ở đây), có đoạn thế này: “Hoa thì cũng mất tiền mua đấy, nhưng đáng gì. Trong khi đó, nghìn tỉ này, triệu USD  khác đi vào túi cá  nhân và nhóm lợi ích mới là lớn. Sao cụ Đỗ Mười không nhắc đến nhỉ? Sao bây giờ, với tình trạng tham nhũng, mục nát như hiện nay, Phạm Bí thư còn đưa cái chuyện mấy bông hoa ra nói trước Quốc hội nhỉ? Thử xem Hà Nội đã khui ra đựợc vụ tham nhũng nào, bắt được con sâu nào không, hay nó ‘tàng hình’ hết rồi? Chuyện “Những bông hoa nhỏ’ có đáng không? Có cho ai học và có ích gì không? Ôi, pha loãng dư luận? Hay có ý ‘lấy phiếu’?”

Sở dĩ bác Bồng thẳng thừng như vậy vì tình trạng “bôi trơn” trong hệ thống đã trở thành vấn nạn trầm kha. Nó như đứa con song sinh mang tính định mệnh của thể chế này rồi. Như một độc giả trên Bùi Văn Bồng blog nhận định: “Bôi trơn để được việc nhưng nó cũng làm suy yếu nền kinh tế, làm kiệt quệ đồng vốn doanh nghiệp… Nhưng sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là xong. Cái thứ tư duy chết tiệt đang chi phối cả đất nước này, lãnh đạo các cấp cũng coi như truyện đương nhiên, không có “nghị quyết” nào ngăn chặn. Thời thế, thế thời, thời phải thế. Không bôi trơn thì cán bộ cạp đất mà ăn à? Bôi trơn chính là tham nhũng. Ai chống, chống ai bây giờ khi trên dưới đã một lòng bôi trơn”. (Trần Phương 14:55 Ngày 08 tháng 6 năm 2013).

“Ai chống, chống ai bây giờ khi trên dưới đã một lòng bôi trơn”? Nói vậy có oan uổng cho những người còn đang kiên định chủ trương “phê và tự phê” nhằm “chỉnh đốn” lại cái đội ngũ tiên phong mà giờ đây nhếch nhác tới mức “tiêu cực, tham nhũng nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có… đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người” (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng).

Cùng cạ với bác Phú Trọng, chắc bác Quang Nghị phải có cái nhìn thực tế hơn mới phải chứ?

Nhưng cái kim bọc giẻ liệu có giấu được mãi?

Dự án "Đô thị mới Thăng Long 9" đang đắp chiếu... cỏ dại mọc đầy...

Dự án “ĐTM Thăng Long 9” đang đắp chiếu, cỏ dại mọc đầy

Chả nói đâu xa, hàng chục khu đô thị mới của Hà Nội sau ngày Hà Nội mở rộng hiện đang “đắp chiếu” trở thành “dự án treo” cỏ dại mọc vì thiếu vốn có phải là lãng phí không? Khi trước đó chưa xa, nơi đây là những cánh đồng bờ xôi ruộng mật hai lúa hay hai lúa một màu trù phú.

Có phải thất thoát lãng phí không? Khi tất cả các doanh nghiệp làm ăn kinh tế ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều phải góp tiền chạy dự án. Xong lại phải chung chi cho các chủ đầu tư (của chính quyền) có khi lên tới 10% giá trị gói thầu. Khiến nhiều dự án vừa vay được tiền ngân hàng, quây xong mấy bờ rào tôn thi công chưa xong vài hạng mục hạ tầng đã cạn vốn. Làm cho các “khu đô thị mới” (trên pano áp phích) quảng cáo dọc các tuyến quốc lộ trở thành những “bánh vẽ” khổng lồ.

Có thất thoát lãng phí không? Khi hầu hết các dự án lớn ở của nhà nước ở thủ đô đều có hiện trạng “tăng vốn khủng khiếp” so với dự toán được phê duyệt ban đầu:

“Đối với các dự án thủy lợi có dự án tăng ở mức khủng khiếp như cải tạo vào khu vực sông Tích thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt chỉ có 831 tỷ đồng đến năm 2011 thi công tăng mức đầu tư lên 6.914 tỷ đồng, tức là tăng lên gần 9 lần. Dự án nâng cấp đê hữu sông Hồng, sông Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông Bái Đính đi Kim Sơn tỉnh Ninh Bình tổng mức đầu tư ban đầu chỉ có 1.650 tỷ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh tăng lên 3.806 tỷ đồng, tức là tăng  gấp 2,3 lần” (phát biểu của ông Lê Văn Học, ĐB tỉnh Lâm Đồng trong phiên thảo luận ngày hôm qua, 7/6 của Quốc hội).

1A2ETrong bài “Bôi mãi vẫn không trơn“, có đoạn mô tả một công ty trúng gói thầu công trình trị giá 100 tỷ, thì  đợt một  được giải ngân tối đa 30 tỷ. Trước kia, doanh nghiệp lại quả cho chủ đầu tư theo tỷ lệ số tiền được giải ngân đó, còn lại các lần giải ngân sau lại quả tiếp. Bây giờ phải chi trọn gói tiền lại quả toàn bộ gói thầu ngay lần giải ngân đầu tiên. Lý do của lối “nắm đằng chuôi” này của các quan chủ đầu tư là sợ rủi ro, sợ bị mất chức giữa chừng, không kịp thu hồi vốn bỏ ra mua cái ghế của mình, nên phải chụp giật thật nhanh. Đó là nguyên nhân nhiều công trình khởi công rồi đắp chiếu để đó, bởi vốn thi công nhà nước cấp (hay vay) chỉ đủ “bôi trơn” các cửa quan tham.

“Tôi xin mách với lãnh đạo quận huyện là Trưởng phòng Nội vụ quận huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền ‘chạy’ của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”. (Lời ông Trương Trọng Dực -Trưởng Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội).

À thì ra, dù chỉ một phần sự thật, chuyện chạy một biên chế (công chức) quèn ở Hà Nội giá là 100 triệu là hoàn toàn hiện hữu chứ không chỉ là lời đồn. Như vậy để chạy vào một chân cán bộ các Ban Quản lý Dự án béo bở ở thủ đô chắc chắn phải có giá cao gấp nhiều lần. Điều này không biết bác Cả Nghị có bận tâm không? Hay bác ấy chỉ quan tâm những cái vụn vặt là mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực trong các dịp lễ lạt như phần thượng dẫn.

Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Thành uỷ Hà Nội ngày 8/1/2013. Ảnh: X.T

Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Thành uỷ Hà Nội ngày 8/1/2013 – Ảnh: X.T

Thực tế tham nhũng lãng phí ở Hà Nội thì như vậy. Song kết qủa lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong số 75 ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội do Thành ủy vừa tổ chức hồi đầu năm nay lại rất khả quan: “Không đồng chí nào được đánh giá 100% tuyệt vời, xuất sắc nhưng cũng không có đồng chí nào cả năm làm việc tận tụy, trách nhiệm mà lại bị đánh giá yếu kém”. Như lời bác Cả Nghị hoan hỷ công bố. Cho đó là “thể hiện độ thẳng thắn, khách quan, không có hiện tượng gì bất thường, khiên cưỡng… Nhìn chung kết quả phản ánh được tình hình thực tế” thì liệu có ai tin được không?

Có một kinh nghiệm nuôi con mà người bình dân nào cũng biết là nhà con đàn thường dễ nuôi dạy hơn nhà con một. Bởi nhà con một đứa trẻ hay khảnh ăn và hư. Có khi hàng tiếng đồng hồ rong rảy chưa hết bát cơm. Ngược lại nhà con đàn chả cần hò hét gì… vẫn đua nhau ăn đua nhau giữ gìn kỷ cương để không bị bố mẹ la mắng. Suy rộng ra thể chế nhất nguyên độc đảng cầm quyền là rất dễ nảy sinh tham nhũng tiêu cực. Lại rất khó chống. Cùng lắm chỉ vặt được các đám tép riu yếu thế bên dưới. Chứ đám cây cao bóng cả bên trên mà tham nhũng lãng phí thì chỉ có nước bó tay. Bài học cay đắng này đã được minh chứng hùng ở kết quả cuối cùng của Hội nghị 6+7 vừa qua chả nhẽ hai bác Cả (Trọng và Nghị) lại sớm quên?

Hội nghị chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai năm 2013 -Ảnh: Thanh Nhật

Hội nghị chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai năm 2013 -Ảnh: Thanh Nhật

Thương dân ư? Chi bằng hãy trả lại cho dân những cái quyền mà đảng của các bác đang quỵt nợ dân suốt 68 năm nay như các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do biểu tình và quyền phúc quyết đối với mọi khế ước cũng như những vấn đề hệ trọng của quốc gia. (như Bản Hiến pháp 1946 của VNDCCH). Thương dân là làm sao cho dân được mở miệng hay Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. (Lời Hồ Chí Minh).

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ư? Hãy cho phép người dân được ra báo tư nhân như thời Thực dân Pháp còn đang đô hộ trên đất nước ta. Hãy từ bỏ nhất nguyên độc đảng. Hãy thực hành tam quyền phân lập. Đừng bao giờ coi những đóng góp tích cực và những kiến nghị hợp lý hợp tình của người dân là “suy thoái tư tưởng đạo đức” nữa. 

Đừng phung phí tiền của dân ư? Trong thời buổi suy thoái kinh tế này, hãy chấm dứt ngay tấn trò vén tay áo xô vung hàng ngàn tỷ đồng ra học tập tư tưởng và đạo đức huyễn hoặc không hề có mà những câu đơn giản và hay ho nhất của Ông Cụ lại cố tình lãng quên.

Tóm lại, đừng thương dân bằng chót lưỡi đầu môi nữa! Phải tội dân lắm đó, hai bác Cả ơi ?!

Gocomay

____________________

755 – Luật đất đai sai từ gốc sửa thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ – Nguồn: tin247.com

Đã từ nhiều năm nay, khi buộc phải đoạn tuyệt với mô hình sản xuất tập thể kiểu Hợp tác xã nông nghiệp, lẽ ra đảng và nhà nước phải thay đổi ngay luật đất đai để an dân. Song những cái đầu giáo điều trong cái “hội đồng lú lẫn“ vẫn tỏ ra “ngu tín, mù loà“ (chữ của Nguyễn Huy Canh) khi vẫn khăng khăng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“. Ta hãy nghe ý kiến của vị “đại biểu“ lớn nhất của chế độ nhẩn nha phán vào ngày 16; 17 và 18/10/2012 tại Quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ, ngay trước kỳ họp Quốc hội: …. (xem video, clíp)

http://www.youtube.com/watch?v=eJreYusKkJk

http://www.youtube.com/watch?v=WBOaMGs8534

Xuất thân từ một gia đình nông dân, sinh ra và lớn lên ở nông thôn (ngoại thành Hà Nội), không lẽ ông Nguyễn Phú Trọng không biết một chút gì về nhà nông, ruộng đất hay hoàn cảnh sống cơ cực, thăng trầm của người dân quê trong những năm hợp tác hóa nông thôn ở miền Bắc sau 1954?

Là cử nhân văn chương (tốt nghiệp khoa Văn ĐHTH Hà Nội), không lẽ ông Trọng chưa hề đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì“ của Phùng Gia Lộc?

Là một nhà báo lớn ở Tạp chí Học tập, một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và báo QĐND) chẳng lẽ ông Trọng không hề hay biết bi kịch “khoán chui“ trong nông nghiệp của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú hay thí điểm khoán hộ ở Hải Phòng dưới thời ông Đoàn Duy Thành hồi thập niên 70 đầu 80 thế kỷ trước?

Là người đã từng là nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Viện hàn lâm khoa học Liên xô, trong những năm 1981-1983, thời CNXH ở Liên Xô đang khủng hoảng trầm trọng. Thời điểm “đêm trước“ của công cuộc cải tổ, công khai hóa (Perestroika- Glasnost) để khắc phục nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu mất cân đối, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp, kĩ thuật công nghiệp dân dụng và nông nghiệp lạc hậu, hàng tiêu dùng thiếu thốn, nhân dân lao động mất niềm tin… mà ông Trọng vẫn cố níu kéo vào cái mô hình đã phá sản ở chính cái nôi của CNXH ấy để cho rằng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam“.

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov).

Thật không thể nào hiểu nổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu Lễ mít tinh hữu nghị đoàn kết trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba hạ tuần tháng 4/2012- Nguồn: vov.vn

Không ai nghi ngờ về sự giản dị và gương mẫu của ông Trọng sinh hoạt hàng ngày. Cũng như không ai nghi ngờ về thiện ý của ông trong việc muốn dùng vũ khí “phê và tự phê“ để “chỉnh đốn“ lại “một bộ phận không nhỏ“ ngày càng hung tợn như “bầy sâu ăn hết phần của dân“, làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng. Đã và đang trở thành nguy cơ nhãn tiền làm tan rã đảng, sụp chế độ. Bởi thế, khi không diệt được con sâu chúa nào, thấy ông nghẹn ngào, khiến những ai còn chút cảm tình với đảng cũng cảm thông cho nỗi đau “lực bất tòng tâm“ nơi ông.

Ta nghe lại câu nói đầy phấn chấn, trước khi bước vào cuộc “tắm rửa“ từ trên xuống dưới của ông: “Bắt được bệnh rồi, có toa thuốc rồi… nhưng không biết con bệnh có chịu uống thuốc không?“.

Ở entry Quyết tâm chống tham nhũng của ông Tổng Trọng cách đây tròn 4 tháng (7/7/2012), tôi đã không nhịn được cười mà rằng: “Hay thật nhỉ, đi diệt trừ tham nhũng bằng cái màn “tự kiểm điểm” cũng như diệt sâu bằng cách chờ bầy sâu tự nguyện lao vào bình thuốc độc để tự vẫn bao giờ? Đến như đánh đĩ chửa hoang mà không bắt được trai trên gái dưới. Để cho chúng xốc được quần lên rồi thì có mà ê mặt với chúng ấy chứ đợi đấy để chúng tự thú?“

(https://gocomay.wordpress.com/2012/07/07/738-quyet-tam-chong-tham-nhung-cua-ong-tong-trong/).

Xem ra khi “lý“ mà thiếu “chân“ thì chân lý vẫn mịt mù nơi chân trời góc bể là vậy. Bởi khi, bất chấp sự thật, các nhà giáo điều dùng lưỡi gỗ mà phun ra những ngôn từ “có găng có thép“ kiểu như: Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.“

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov) .

Thì trước sau chiếc lưỡi gỗ đó cũng bị chính thứ gang thép của mớ xảo ngôn kia chống lại.

Hãy nghe TS Lê Đăng Doanh, nguyên  viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phân tích về những hệ lụy của các nhóm đặc quyền đặc lợi đang hoành hành ở VN ra sao:

“Nếu chúng ta xem các đại gia của Việt Nam thì những đại gia giàu nhất của nước Việt Nam không phải là những người đã có đóng góp nhiều về khoa học công nghệ, không phải là những người đã có bằng sáng chế, phát minh, cũng không phải là có thành tích nổi bật về quản trị gì cả mà là những người đã khai thác được nhiều đất đai, đã đẵn được nhiều gỗ, đã khai thác được nhiều mỏ, thế thôi chứ không phải là những người có đóng góp xuất chúng gì về công nghệ như ông Bill Gates và [những người khác].”

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120911_vn_interest_groups.shtml)

Chẳng lẽ một người từng sinh ra và lớn lên trên đồng ruộng (đang bị thôn tính hàng ngày hàng giờ) lại không hay biết gì về hàng ngàn dân oan mất đất ở khắp nơi đang kéo về Hà Nội khiếu kiện hay sao mà vẫn: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“ ? Đảng của ông Trọng sẽ chẳng bao giờ chống được tham nhũng bằng chính cái cơ chế đã, đang và sẽ sinh ra và bao che cho tham nhũng lộng hành. Kêu gọi dân đen vượt qua nỗi sợ (trù úm) để giúp đảng và nhà nước sinh tử với tham nhũng ư? Lúc cái còng mang hình hai con số 8 (điều 88) nó chụp vào tay người chống quan tham (vì bị qui tội “thế lực thù địch“) thì ai đứng ra bênh vực cho lương dân thấp cổ bé miệng đây?

Mở cuộc vận động sâu rộng kêu gọi quan lại hãy “tiết chế lòng tham“; hãy biết “tự trọng“ hay “tuyên hứa trước đồng bào sẽ không tham nhũng và đấu tranh quyết liệt với tham nhũng“ như các đại biểu QH (do “đảng cử“) đang hô hào liệu có phải là trò “tự diễn biến“ quay lưng lại với Marx hay không? Khi chính Marx từng đúc kết đối với nhà tư bản (dù khoác bất cứ màu áo nào): “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng!

Nếu như những kẻ ít học mà tham tàn, sẵn sàng trà đạp lên đạo lý để cười đắc thắng như loài cầm thú “quay lưng lại nỗi đau của đồng loại“ như Marx đã nói. Nhưng với những đồ đệ nhiều chữ của Marx mà cũng tán thành việc “không thi hành kỷ luật“ đối với đám sâu bọ cầm thú vì sợ “các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá“. Như lời ông Tổng Trọng nghẹn ngào hôm bế mạc hội nghị TW.6 thì liệu đó có phải là sự đồng loã, bao che cho cái xấu, cái ác để kìm hãm sự đi lên của đất nước và tiếp tục đè đầu cưỡi cổ muôn dân?

GS Đặng Hùng Võ gặp gỡ nông dân Văn Giang trong buổi đối thoại. Ảnh: Đàm Duy

Hôm nay (8/11), ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, đã nhận lời tiếp và trả lời chất vấn của những nông dân mất đất Văn Giang. Trước đó, ông Võ đã chia xẻ: “Tôi cho rằng việc bà con tố cáo tôi là tốt chỉ vì một lý do rất giản dị, nếu tôi bị thiệt thòi mà người dân được lợi thì tôi sẵn sàng, cũng là điều học theo các Bồ Tát mà làm. Hơn nữa, tôi rất muốn mọi việc đều minh bạch”.

(http://infonet.vn/Thoi-su/Nguoi-dan-Van-Giang-doi-thoai-voi-ong-Dang-Hung-Vo/32884.info).

Hoan nghênh quan điểm của ông Võ. Nếu mọi công bộc giữ trọng trách quản lý “sở hữu toàn dân“ về đất đai mà đều thật lòng mong “bị thiệt thòi mà người dân được lợi“. Rồi biến cái “điều học theo các Bồ Tát“ (Bồ Đề Tâm) ấy thành hành động thì có lẽ không bao giờ có cảnh “Gần 80% vụ việc khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai!” như Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố Trong phiên thảo luận Hội trường QH ngày 7/11, khiến nhiều người giật mình.

(http://www.petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/gan-80-vu-viec-khieu-kien-keo-dai-lien-quan-den-linh-vuc-dat-dai.html).

Nay ông Võ đã về hưu, mới vượt qua được trở lực mà nhận với dân một nhời: “… tôi thừa nhận là tôi đã làm chưa đúng, tôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con nông dân. Tôi thành thật xin lỗi và nhận trách nhiệm”. Việc làm này của ông GS già đã khiến người dân Văn Giang chấp nhận và cảm thông, dù còn nhiều thắc mắc chưa được giải quyết thấu tình đạt lý như người dân kỳ vọng. Thế cũng là “rửa mặt hàng ngày“? như cách nói của ông Phú Trọng chăng? Trong khi theo định hướng sửa luật mà ông Trọng vẫn khẳng định với cử tri “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“! Với cái gốc sai trái như vậy sửa thế nào cho minh bạch để “có lợi cho dân“ đây?

Gocomay

_______________________

754 – Sự ngu dại của dân hay trò ma thuật của quan?

Cục “nợ xấu” – “Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch”. Ảnh: Phạm Yên (TPO)

Đọc bài phân tích ngắn gọn mà chỉ đích danh món nợ xấu của tác giả Nguyễn Y, khiến ai (quan tâm tới thời cuộc) mà không mủi lòng? (*)

Mủi lòng nhất là ở cái câu: “Sự ngu dại của Dân hay thủ thuật của cái tam giác quỷ?“!

Nhưng mấy anh cu, chị hĩm dân đen đơn lẻ, khi đã lọt vào tầm ngắm của quan tham tàn bạo (tam giác qủi) thì liệu có khôn được hay không? Như thằng Dũng Hỷ, cùng học thời cấp 1 và cấp 2 với mình sống ở quê, tiếc ruộng vác bàn thờ tổ tiên ra giữ đất (cưỡng chế) bị qui tội “chống người thi hành công vụ” bị bắt giam, khởi tố và lĩnh án 2 năm tù, đã làm cả hắn lẫn bạn bè cùng lứa sợ xanh mắt. Khi về ăn tết ở quê, gặp nó tính chuyện hỏi cho rõ ngọn ngành, thấy đứa bạn cùng học giật áo, ghé tai “đừng có chạm vào nỗi đau… mà mọi người không ai muốn nhắc lại ấy nữa”, nên đành phải lảng sang chuyện khác, sợ dông cả năm…

Khu đồng Cối Mèn (hai lúa một màu) quê tôi, sau qui hoạch “treo” đã trở thành “cánh đồng hoang” (Ảnh chụp ngày 17 tháng Giêng, năm Nhâm Thìn – 8/2/2012)

Ở entry Lại “thương nhớ đồng quê”, May đã bày tỏ phần nào cái cảnh dở khóc dở cười của người dân ở quê, khi ký khống vào tờ giấy để được nhận 20 ngàn (VNĐ) tiền thù lao đi họp. Để sau này cứng họng không cãi nổi với cái “công lý phù quan tham”, khi chữ ký đó lại trở thành biên bản thoả thuận đồng ý chuyển giao đất cho nhà đầu tư với giá đền bù là 45 triệu (VNĐ)/ sào (tương đương 125.000 VNĐ/m²). Trong khi giá đất ngoài thị trường, lúc sốt cao nhất lên tới 220 triệu (VNĐ)/m² ở sát mặt đường QL-32…

Nếu như ở các xứ “giẫy chết”, chỉ cần 3 người dân (không cùng một nhà) tố cáo hành vi lừa đảo gian dối đó thì kẻ chủ mưu vụ này có mà rũ tù. Nhưng ở xứ thiên đường “dân chủ gấp triệu lần” bên mình thì lại trở thành thứ “bút sa gà chết” mất rồi.

Phương ngôn nói “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Nhưng không ai ngờ được cái cục “nợ xấu” (kim bọc giẻ) lại lòi ra nhanh thế?

– Ngày 8-5-2008, trước khi giải thể, UBND tỉnh Hà Tây đã tranh thủ ra Quyết định số 1177/QĐ-UBND thu hồi 381.670,1m2 (170,29 ha) đất 2 lúa của dân tại quê tôi (Kim Chung – Di Trạch) giao cho CTCPTM Vietracimex xây dựng khu Đô thị mới.

– Thế mà chỉ hơn 2 năm sau, dự án (ma) này đã lộ tẩy, khiến báo Người Cao Tuổi đặt nghi vấn: “Khu Đô thị mới Kim Chung – Di Trạch” là dự án thật hay dự án… “chui”? (**)

Một câu hỏi được dư luận quan tâm: Vì sao Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch (nói riêng) bị tạm dừng?

Câu trả lời có phần chưa đi vào thực chất của vấn đề: “Dự án Kim Chung- Di Trạch phải dừng để điều chỉnh, bởi ở đây có tuyến Đường 3,5 đi qua. Vì tỉnh Hà Tây (trước kia) phê duyệt chưa đề cập đến tuyến đường này…”. Còn câu trả lời cho 16 khu đô thị mới của Hà Nội (nói chung) bị dừng là: “… chờ quy hoạch phân khu căn cứ trên quy hoạch chung Thủ đô đang được trình Thủ tướng phê duyệt” (***)

Chiếc “bánh vẽ” này đã câu được khoảng 400 khách hàng góp vốn với nhà đầu tư. Nay đang “treo” chờ… không biết tới bao giờ??? – Nguồn: thanglongditrach.com

Sự mập mờ về ngôn từ này khiến nhiều khách hàng chót tin vào những “đô thị ảo” trên mạng và trên các tấm pano áp phích phóng to treo đầy hai bên đường quốc lộ 32 (Km: 14- Km: 15), đã góp vốn vào cùng với các nhà đầu tư. Nay lâm cảnh “Từ Hải chết đứng”. Vì không chỉ có các “đồng chí X” và các “nhóm lợi ích” được “bôi trơn” (“ăn đất”) mà cả thần linh ở các đình chùa miếu mạo quanh vùng cũng đã được “bôi trơn” (“mắc quai”) rồi thì liệu có thần thánh nào “há miệng” mà “cứu nhân độ thế” được nữa không?

Vợ chồng cô em họ tôi ở quê kinh tế cũng không tới nỗi nào. Vợ vừa buôn gạo vừa chụp ảnh đám cưới. Chồng hàm trung tá bộ đội về hưu, lương cũng khá (khoảng gần 5 triệu). Nhưng phải nuôi 5 miệng ăn (trong đó có 3 đứa nhỏ còn đi học). Nên vẫn phải đi làm bảo vệ và nghề chài lưới (gia truyền) kiếm thêm.

“Bánh vẽ” – Tòa nhà trung tâm thương mại, nay mới có mỗi cái hồ rộng hơn 2 ha… nơi chú em tôi thả lưới kiếm cá nuôi con hàng ngày… – Nguồn: thanglongditrach.com

Nhờ có cái hồ (Khu đô thị mới – xem ảnh), có hôm chú ấy kiếm được hàng yến cá rô phi; cá diếc. Vừa ăn vừa bán. Tôi hỏi: liệu còn kiếm cá được tới bao giờ? Chú ta nói: phải 50 năm nữa may ra KĐTM mới xây xong… lúc đó anh em mình đã lên đánh cờ nơi đất Phật rồi …

Nghĩ mà cám cảnh cho những ai đã nhẹ dạ cả tin ký hợp đồng góp vốn đầu tư. Chỉ riêng khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch (KĐTM Thăng Long 9) đã có khoảng 400 khách hàng mua biệt thự, nhà liền kề dưới hình thức hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư (Vietracimex). Để bây giờ, khi đã lọt vào cái “tam giác qủi” mà vẫn bị cái đám “Bình Ruồi” nó lừa tiếp. Lại chờ cho nó “tái cơ cấu” hay “phát mại” cái “bánh vẽ” (ảo) ấy để có nhà ở hay đòi lại được tiền đã rơi vãi từ “đồng chí X” cho tới đám trương tuần bên dưới… thì tội nghiệp quá! kêu ca nỗi gì nữa đây???

 Gocomay

(*Nợ xấu và Tam giác Quỷ – http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/no-xau-va-tam-giac-quy.html

(**Dừng triển khai Khu đô thị Kim Chung Di Trạch của Vietracimex  – http://www.hungha.com.vn/home/index.asp?progid=1&active=2&loai=13&id=98

(***Vì sao Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch bị tạm dừng? – http://laodong.com.vn/Bat-dong-san/Vi-sao-Khu-do-thi-Kim-ChungDi-Trach-bi-tam-dung/23211.bld

_____

P/S:

Nợ xấu và Tam giác Quỷ

Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,..

Theo định nghĩa trên thì Nợ xấu đang tồn tại ở phân đoạn giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Hiện tại Nợ xấu nằm ở các dạng như sau :

– Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản ( Chủ yếu ) có thể lên đến 80% tổng nợ xấu

– Ngân hàng ( thông qua các Công ty cho thuê tài chính ) với các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến Tài sản cho thuê tài chính mà làm ăn bị thua lỗ

– Ngân hàng ( thông qua các Công ty Chứng khoán ) vì “ôm cổ phiếu” không đúng thời điểm nay giá cổ phiếu

Để cùng bạn đọc cho ý kiến tôi xin nêu chủ yếu về khoản nợ xấu thứ nhất “Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản” để cùng bạn đọc lột truồng nó ra và tìm cái cách nào đấy để tháo gỡ. ( Cứ như ông “ Bình ruồi ” thì đang tìm cách “đánh bùn sang ao”

 I . Bắt đầu từ các dự án:

Vào những năm 2002-2004 các dự án bắt đầu được cấp tốc vẽ ra và xin được phép đầu tư chủ yếu nằm ở đất nông nghiệp Lấy giá đất năm 2009 theo Quyết định số: 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố thì mức cao nhất đền bù là 260 000 đồng/1m2

Doanh nghiệp vẽ ra cái dự án ( Giả thử đó là dự án khu chung cư cao tầng và văn phòng cho thuê có diện tích 10 Ha ( 100 000 m2 ). Ta sẽ tính toán

– Tiền đền bù đất : 260 000Đ/m2 x 100 000m2= 26 tỷ đồng

– Dự án đầu tư ( có quyết định của UBND tỉnh thành phố giả sử 350 tỷ đồng

– Muốn thực hiện dự án doanh nghiệp phải có tối thiểu 25% vốn ( tức là 87, 5 tỷ ) bằng bất kỳ giá nào Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ( Báo cáo đểu cũng được ) về nguồn vốn cho đủ 87,5 tỷ )

Như vậy sau khi có dự án Doanh nghiệp vác tất cả đi làm HỒ SƠ VAY VỐN ĐẦU TƯ

II. Quá trình Vay vốn và Tài sản thế chấp.

Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng Tài sản được cấp phép ( Đó là Đất đai).

Mấu chốt là ở chỗ này. Có phải Doanh nghiệp định giá đất bằng chính cái giá doanh nghiệp đền bù (Không! Hoàn toàn không!). Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng giá đất trên thị trường ( thời kỳ năm 2009 khi đã trở thành đất dự án nó có giá tối thiểu 40 triệu đồng / 1m2

Bài toán thứ hai:

– Giá đất 100 000m2 khi đó sẽ là 100 000 m2 x 40 triệu VND = 4000 tỷ đồng

– Chênh lệch khoản tiền so với đền bù là : 4000 tỷ – 26 tỷ = 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )

– Ngân hàng cho vay toàn bộ dự án 350 tỷ – 87,5 tỷ = 262, 5 tỷ vì Tài sản thế chấp lớn hơn giá trị dự án

Khi triển khai doanh nghiệp không phải tập trung đầu tư vào mỗi một cái dự án này mà họ sẽ làm Năm Bảy cái dự án khác và với công việc trên cứ triển khai dự án, cứ vay tiền

Bài toán thứ Ba:

– Khi có tiền chủ doanh nghiệp lấy mỡ nó rán nó để tiêu tan một phần cải khoản lợi khùng 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )là đi Bôi trơn hệ thống:

+ Từ cán bộ giải phóng mặt bằng trở lên đến các quan cấp TW không loại trừ các đồng chí X

+ Thậm chí có những doanh nghiệp mua cả xe cho xếp : “ Thưa anh anh nên thay xe khác không nên đi loại 900 triệu để tiếp khách ngoại quốc, và họ sẵn sàng trang bị cho xếp xe trị giá 6-7 tỷ đồng ”

TỪ SỰ DÀN TRẢI ĐẾN BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ NÊN TỶ LỆ CÁC DỰ ÁN HOÀN THÀNH ĐẾM ĐƯỢC TRÊN ĐẦU NGÓN TAY

Hết ăn đất ( Cướp đất ), mánh lới mới được tung ra là bán căn hộ chung cư dưới hợp đồng Hợp tác đầu tư . Dân tôi ơi sao mà mê muội thế!!!

Nếu bán căn hộ chung cư thì hợp đồng phải có căn hộ tầng mấy?, số bao nhiêu ? của chung cư nào ? Ai là chủ đầu tư? bao giờ hoàn thành ? bao giờ bàn giao? v.vv.. và vv. Và họ phải xuất Hóa đơn tài chính được nhà nước quản lý như xe trả góp chứ!

Sao lại ký hợp đồng góp vốn đầu tư ??? Đã không có nhà ở thì phải nộp tiền trước mà mua nhà chứ sao lại góp vốn đầu tư. Đã góp vốn đầu tư thì lời ăn lỗ chịu bây giờ còn kêu ca gì ??? Tội nghiệp quá!

III. Chung quy lại là tại ai?

Sự ngu dại của Dân hay thủ thuật của cái tam giác quỷ ?

Hà Nội 01/11/2012

Nguyễn Y.

________________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ