780 – Tại sao chúng ta để Trung Quốc làm như thế được?

Nóc cabin tàu Q.Ng 96382 TS của thuyền trưởng Bùi Văn Phải bị bắn cháy rụi.

Nóc cabin tàu Q.Ng 96382 TS của thuyền trưởng Bùi Văn Phải bị bắn cháy rụi.

Đó là bức xúc của độc giả Vũ Tuấn trên TPO, sau khi đọc bài Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt được Tiền Phong đăng lên rút xuống. Sau lại đăng lên vào lúc 07:42 | 24/03/2013. Như vậy chắc cũng phần nào nói lên bản chất sự việc rồi. Vậy mà còn hỏi tại sao làm gì cho rườm nhời?

Tàu cá của Bùi Văn Phải hôm 13/3 (Ảnh do Trung Quốc chụp)

Tàu cá của Bùi Văn Phải hôm 13/3 (Ảnh do Trung Quốc chụp)

Này nhé!

– Khoảng 10 giờ ngày 20/3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải (tàu gồm 9 ngư dân) khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thì bị chiếc Hải Giám số 786 của Trung Quốc rượt đuổi khoảng 30 phút. Sau đó dùng đạn lửa bắn cháy ca bin. Rồi bỏ đi. (Xem ở đây).

– Sáng 21/3 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với TBT, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình… một lần nữa chúc mừng đồng chí Tập Cận Bình được bầu giữ chức Chủ tịch nước CHND Trung Hoa; chúc nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đứng đầu là đồng chí Tập Cận Bình sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa…. xây dựng xã hội khá giả và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đáp lại TBT, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cảm ơn… khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước không ngừng đi vào chiều sâu…. (Xem ở đây).

Đó là lý do các báo chí quốc doanh xứ ta phải tuyệt đối im lặng để tránh húy kỵ cái tình 16/4 đang “không ngừng đi vào chiều sâu“ mà vị chúa tể của Thiên quốc vừa mới an ủi thằng đàn em biết điều vô tiền khoáng hậu cùng ý thức hệ. Vậy mà sau 3 ngày “đại hỷ“ (chúc nhau) rồi, anh cu Tiền Phong mới dám ho he. Nhưng đã phải rút xuống (vì bịt tuýt còi). Nghĩ mà buồn.

Nhưng trớ trêu thay, chính báo chí của anh bạn vàng xỏ lá lại bô bô khen ngợi “chiến công“ bảo vệ vùng lãnh hải “không tranh cãi“ của chúng. (Xem ở đây; ở đây; và ở đây nữa). Nhà cháu mù tịt Hoa ngữ. Nhưng cứ thấy những hình ảnh nó đăng lên đã thấy tức lộn ruột rồi (xem hình)

中国海军786艇 (Tàu Hải giám Trung Quốc số 786)

中国海军786艇 (Tàu Hải giám Trung Quốc số 786)

被击中后的越南渔船 (Tàu đánh cá VN sau khi bị bắn cháy)

被击中后的越南渔船 (Tàu đánh cá VN sau khi bị bắn cháy)

新华社发布的3月13日越南籍渔船照片 (Tân Hoa xã đăng ảnh tàu cá VN ngày 13/3 bị rượt đuổi)

新华社发布的3月13日越南籍渔船照片 (Tân Hoa xã đăng ảnh tàu cá VN, 13/3 bị rượt đuổi)

Thêm lời bình của nó nữa (nhờ bác Google chuyển ngữ hộ), chỉ liếc vài dòng đã biết tỏng luận điệu của chúng!

Ngày 20 tháng 3 năm 2013, gần quần đảo Tây Sa về phía đông, tàu đánh cá Việt Nam QNg 96.382 (con tàu này vào ngày 13 Tháng ba đã phạm cảnh trong vùng lãnh hải của Trung Quốc đã bị hai tàu Hải giám 262 và 263 xua đuổi). Nay tái phạm, bị tàu Hải giám 786 phát hiện và rượt đuổi theo suốt gần 30 phút. Khi chúng tôi bắn súng cảnh cáo, tàu đánh cá Việt Nam trên đây đã bốc cháy và hoảng hốt bỏ chạy…

TQ xây trạm phát sóng và đài truyền hình vệ tinh ở các bãi đá chìm ở QĐ Trường Sa của VN.

TQ xây trạm phát sóng và đài truyền hình vệ tinh ở các bãi đá chìm ở QĐ Trường Sa của VN.

Quan chức thuộc Ủy ban biên giới nhà nước của Việt Nam cho biết, sự việc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam như thành lập ở Tam Sa các trạm phát sóng và “đài truyền hình vệ tinh… yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay lập tức tất cả các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam” và hành vi ngăn chặn cản trở các tàu đánh cá đánh bắt hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ các tuyên bố “chủ quyền“ của VN đối với quần đảo Tây Sa và cho biết Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và vùng biển liền kề, bất kỳ quốc gia nào khác khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô ích, bất hợp pháp và vô giá trị.

(Nhờ bác nào giỏi tiếng Hoa kiểm tra dùm ở đường link: http://www.cjdby.net/junbeidongtai/2013-03-25/military-3270.html).

Các thông tin ồ ạt từ phía “đối tác chiến lược toàn diện“ phương Bắc như vậy đã làm làm cái anh tuýt còi báo Tiền Phong bị tẽn. Chả nhẽ lại tiếp tục mần thinh? Hay đổ vấy cho một chiếc “tàu lạ“ không xác định được của nước ngoài đã “tình cờ“ gây nên hỏa hoạn cho tàu của ngư dân Bùi Văn Phải giống như các vụ như cơm bữa trước đó?

Thế là cư dân mạng lại được một phen tha hồ mà chữa lửa. Như Blogger Nguyễn Thông bình luận trên facebook của mình rằng: “Ngày mai khi đọc báo giấy chắc mình phải chuẩn bị sẵn chai nước cứu hỏa bởi báo nào cũng đăng cái tin ‘nóng hổi’ tàu cá VN bị tàu chiến Trung cộng bắn cháy. Đồng loạt ra quân, khí thế phơi phới, chả bù cho hôm trước, hôm trước nữa, làm mình cứ chờ mãi. Cũng tội nghiệp cho anh cu Tiền Phong, nhanh nhảu cầm đèn chạy trước tuyên giáo, vừa bị cấp trên phê bình bắt lột, vừa bị mạng miếc chửi cho te tua vì cua lột”.

Thật đúng là bỉ mặt nhau đến như thế là cùng. Buồn nhất có lẽ bác Cả Trọng. Vụ chỉ đạo “các đồng chí quan tâm xử lý“ các góp ý sửa Hiến pháp không đúng ý mình ở Vĩnh Phúc chưa đầy tháng. Nay thêm vụ “điện đàm“ (bằng đường dây nóng) chúc Tập đồng chí “tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa“ ngay sau hôm thuộc hạ bên dưới của Tập (Hải giám Trung Quốc) thực hiện quyết tâm “giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến“ thể hiện cụ thể ở việc bắn cháy cabin và xua đuổi thành công tàu của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển Đông của Việt Nam luôn bất ổn mà ông Trọng từng cho là “không có gì mới“.

Ông Đinh Thế Huynh tại Hội nghi Tuyên giáo toàn quốc-18/3/2013

Ông Đinh Thế Huynh tại Hội nghi Tuyên giáo toàn quốc-18/3/2013

Thứ đến là bác Huynh tuyên giáo. Khi bác cứ đinh ninh rằng bạn vàng của bác thực hiện nghiêm chỉnh “định hướng tuyên truyền“. Đã được cam kết trong hợp tác tuyên giáo giữa hai đảng nhằm “không làm phức tạp thêm tình hình“.

Tiếp theo là tướng Vịnh, sau vụ này không biết có còn kiên định “cứ để yên xem sao“ nữa không? Khi quân đội đang được định hướng phải “tuyệt đối trung thành với đảng“, có nhiệm vụ đảm bảo “sự sống còn của chế độ XHCN“ như tinh thần buổi “Toạ đàm tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992“ do Báo QĐND tổ chức ngày 13/3/2013 vừa được quảng bá (xem ở đây). Thì việc bỏ mặc ngư dân bám biển khẳng định chủ quyền, lính tráng dưới trướng ông Vịnh “cứ để yên“ cho lính tráng của đảng anh Tàu Cộng ngược đãi dân đen (ngư dân) Việt là điều ai cũng có thể hiểu được.

Có người mách nước sao mấy ông ngư dân Quảng Ngãi không thỉnh mấy vị đảng viên có cương vị khá khá lên tàu. Ra khơi thay vì cắm cời tổ quốc lên mũi tàu, cắm hẳn cờ đảng (búa liềm) cho nó an toàn có phải hơn không? Chả nhẽ thằng đảng (CS) anh lại nỡ bắn thằng đảng (CS) em?

Lại có người mạnh dạn đề xuất, bấy nay ta niệm mãi thần chú “tam tương tứ tốt“ và “phương châm 16 chữ vàng“ có hóa giải được tai hoạ cho dân cho nước đâu mà cứ phải hám mãi? Chi bằng nhân cơ hội đợt sửa đổi Hiến pháp, muốn thoát khỏi nanh vuốt thôn tính của chủ nghiã bá quyền Đại Hán, cách tốt nhất là âm thầm vứt quách mấy thứ bùa mê thuốc lú đó vào sọt rác. Babui-danlambao-Đừng để bọn phản động biết tin tàu cá vn bị bắn cháyĐể thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự. Từng bước dân chủ hóa xã hội, đoạn tuyệt dần với ý thức hệ lỗi thời lạc hậu theo một lộ trình phù hợp. Sao cho vừa giữ được ổn định chính trị vừa thu thập được nhân tâm. Lại tránh được những khoảng trống quyền lực nhằm chống lại dã tâm thôn tính của kẻ thù.

Song những thiện ý tốt đẹp mà Kiến nghị 72 của nhân sỹ trí thức và hơn chục ngàn dân chúng Việt trên khắp mọi miền của Tổ Quốc đang bị VTV của Trần Bình Minh cho là sai trái và hàng ngày bôi bác đả phá một cách tích cực. Thì nỗi đau của các ngư dân bám biển nói riêng và toàn bộ thảo dân nghèo khó trên khắp quê Việt mình nói chung sẽ còn phải khổ đau dài dài…

Tại sao chúng ta để Trung Quốc làm như thế được?

Mỗi người Việt còn nặng lòng với quê huơng đất nước hãy tự trả nhời xem sao?

Có phải linh tại ngã bất linh tại ngã hay còn điều gì nằm ngoài sự hiểu biết của tất cả chúng ta?

Gocomay

______________________

776 – Ai lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn?

Trao Kiến nghị 72 cho BBT sửa đổi Hiến pháp của QH

Trao Kiến nghị 72 cho BBT sửa đổi Hiến pháp của QH

Vài hôm nay, xung quanh việc ký Kiến nghị 72, dư luận bàn tán nhiều đến những qui chụp khá nặng nề của cái gọi là “nhóm phóng viên“ của tờ Đại Đoàn Kết do ông Đinh Đức Lập (một nhân vật đang có vấn đề về tư cách đạo đức) làm tổng biên tập (TBT). Khi tờ báo này khẳng định “có những người nông dân bị mạo danh, vì họ quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp, nên không biết tên mình đã bị mạo danh trên mạng internet. Cũng có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật, họ còn không nắm được các điều, các chương của Hiến pháp thì làm sao có thể  “góp ý” bằng cách ký tên vào bản kiến nghị trên các trang mạng được“.(Xem ở đây)

Không dừng lại ở đó, hai ngày sau Đại Đoàn Kết lại cho đăng tiếp bài của tác giả Hoàng Mai với tiêu đề: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Không ai được lợi dụng danh nghĩa nhân dân (11/03/2013) (Xem ở đây)

TBT Đinh Đức Lập và TBT Nguyễn Phú Trọng

TBT Đinh Đức Lập và TBT Nguyễn Phú Trọng

Lời lẽ còn nặng mùi hơn:

“…dường như đã có biểu hiện của sự lợi dụng dân chủ để làm nhiễu loạn xã hội. Cá biệt, ở một vài địa phương cũng đã có biểu hiện là một số cá nhân lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Thậm chí, bằng nhiều phương kế khác nhau có thể là sự lợi dụng danh nghĩa của các nhân sĩ trí thức để thỏa mãn mưu đồ riêng hay cũng đã có biểu hiện lợi dụng danh nghĩa nhân dân để ngụy tạo những ý kiến, kiến nghị xung quanh vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992. 

“… chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn của một tỉnh miền Trung có tới hàng ngàn nông dân đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với những yêu cầu như đòi đa nguyên đa đảng, yêu cầu tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tam quyền phân lập và còn nhiều những yêu cầu khác. Sau chuyến công tác tại Hà Tĩnh, một tỉnh Bắc Trung Bộ, phóng viên Đại Đoàn Kết đã không ít lần băn khoăn đặt câu hỏi: Tại sao những người nông dân chân chất chưa hề biết đến sự phát triển của mạng internet lại có thể dễ dàng thực hiện một cái “click” chuột để ký tên vào bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính trị, thay đổi phương thức lãnh đạo đất nước? Tại sao họ lại cứ buộc mình phải đòi hỏi những điều này khi chính họ vẫn luôn bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng? Và, liệu có hay không sự ngụy tạo (hoặc là sự giả mạo chữ ký của nhân dân) hòng gây sức ép lên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992?

“… đây chính là sự biểu hiện khá rõ âm mưu lợi dụng việc góp ý kiến với  bôi nhọ những cá nhân có tâm huyết với đất nước, với dân tộc. Họ – những người lợi dụng quá trình góp ý Hiến pháp với mưu đồ xấu…

Phải tỉnh táo, phải sàng lọc xử lý thông tin kỹ càng để rồi nhận rõ và lên án những hành vi sai trái của một cá nhân hay một bộ phận nào đó dám lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn. Và, quan trọng nhất là những hành vi như thế cần phải được xử lý kịp thời…“

Trước những động thái kết trên, ngoài sự đáp trả của trang Boxitvn với Cáo bạch phản bác lại những qui chụp hàm hồ của tờ Đại Đoàn Kết, có sự phản hồi rất ôn tồn của một người dân Hà tĩnh như sau:

Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Ảnh: Nuvuongcongly

Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Ảnh: Nuvuongcongly

Thưa các bác ở báo Đại Đoàn Kết, những người nông dân ở Hà Tĩnh ký tên vào bản hiến pháp mới khởi đầu là giáo dân một số giáo xứ ở Hà Tĩnh đó ạ. Các giáo dân này thông qua các buổi cầu nguyện ngày Chúa nhật tại Nhà thờ đã được các linh mục đưa xem bản hiến pháp 72 và các giáo dân đọc trực tiếp hiến pháp đồng ý ký vào.

Ở Hà Tĩnh quê tôi, ranh giới giữa người theo đạo Công giáo và không theo đạo gần như không có (vì cùng làm nông như nhau, cùng làng xã với nhau), vì thế có sự liên thông lẫn nhau. Khi các giáo dân xem và ký vào hiến pháp qua câu chuyện hằng ngày đã lan sang những người dân không theo đạo và những người không theo đạo cũng tham gia ký vào là chuyện bình thường.

Nên nhớ, Hà Tĩnh luôn là quê hương của các phong trào cách mạng. Từ thời chống Pháp có rất nhiều phong trào cách mạng cùng nối tiếp nổi lên, từ Cần Vương (theo Phan Đình Phùng) đến Tân Việt (theo Trần Mộng Bạch) đến Duy Tân (theo Ngô Đức Kế) đến Đông Du (theo Phan Bội Châu) đến Cộng sản (theo Trần Phú),… Vì thế việc người dân Hà Tĩnh hay đi đầu ở các phong trào cách mạng là chuyện đương nhiên…(Người Hà Tĩnh 11/03/2013 LÚC 20:17)

Còn chàng kỹ sư vốn sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô Viết-Nghệ Tĩnh thì viết trên Facebook của mình thế này:

Kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên Đài truyền hình VTV

Kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên Đài truyền hình VTV

“Cãi nhau mới tòi ra cái “thật”: Bảo dân góp ý hiến pháp, kêu gọi nọ kia, bảo không có vùng cấm. Tới khi dân góp khác ý với mình, mon men sờ xuống… thì sững cồ đòi xử lý.
Rộng hơn tí, ngày thường của dân do dân vì dân, dân là trí tuệ tập thể, dân là chủ thể sáng tạo… tới khi dân góp ý thì trề môi: Nông dân bết đéo gì mà ký, hiến pháp phải có kiến thức luật mới hiểu, nông dân xứ Hà Tĩnh mù chữ, mù tin học tư cách đéo gì mà góp ý?
Sao khi phát động không “khoanh vùng” luôn đi, rằng chỉ đảng viên, đoàn viên ưu tú mới được “góp ý”? Có phải đỡ lộ mặt khinh dân, coi thường dân hay không? Leo lẻo đảng vì dân, từ dân mà chửi dân ngu muội dốt nát, khác gì chửi bố mẹ ông bà mình.
Đó có phải là suy thoái không?“
(Xem ở đây)

Những hành vi như thế cần phải được xử lý kịp thời!

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại buổi họp báo việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Photo courtesy of vtc.

Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, Trưởng BBT dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại buổi họp báo…

Ha ha vui qúa, còm sĩ Thùy Linh đã không nhịn được cười mà thốt ra rằng: Hoan hô báo Đại đoàn kết đã cảnh cáo Đảng và Nhà nước mạo danh nhân dân.
Với bài viết Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Không ai được lợi dụng danh nghĩa nhân dân, báo Đại đoàn kết đã lên án và cảnh cáo toàn bộ các cá nhân, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, từ các trang mạng xã hội cho đến các báo chính thống, từ người dân thường cho đến Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư; nghiêm cấm việc vơ càn, mạo danh nhân dân để tạo vỏ bọc lừa dối chính mình và dư luận.“
(Thùy Linh 12/03/2013 LÚC 09:06)

Nhà cháu ở xa chẳng mục sở thị được mấy màn gay cấn này, chỉ xin post lên đây vài tấm hình bà con “Quê hương Cách mạng“ đang nô nức đọc và ký tên hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng. Để “nhóm phóng viên“ Đại Đoàn Kết tới tận nơi thẩm tra xem thực hư thế nào? Ai là kẻ lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn?

Hình ảnh người dân Hà Tĩnh đọc và ký tên vào Kiến nghị 72 – Ảnh: NVCL

14

12

11

13

DSC04297

Danh sách ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 – Ảnh: NVCL

6

1

2 (1)

3

4

5

7

8

9

Liệu các nhà báo (hại) “tầm cỡ“ như Đình Đức Lập đang bị dính chàm nặng về tiêu cực tham nhũng (như kết luận khẳng định “tố cáo có cơ sở chiếm đến 80%) có xử lý kịp thời được những nông dân “chân lấm tay bùn không có điều kiện vào mạng Internet hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật mà dám ngang nhiên ký tên góp ý Hiến pháp với mưu đồ xấu” như thế này không?

Gocomay

___

P/S:

BBCVietnamese.com | Việt Nam | Ông Đinh Đức Lập được bổ nhiệm

dinhduclapgianlan (1)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081125_daidoanket_latest.shtml

__________________________

774 – Lực lượng vũ trang không phải trung thành với một đảng là phi chính trị?

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến - 4/2/2013

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013

Kiến nghị 7 điểm được khởi xướng bởi 72 nhân sỹ trí thức (gọi tắt: Kiến nghị 72), tính đến hôm nay (4/3 – đợt 20) đã có 6611 chữ ký hưởng ứng. Mặc dù vấp phải sự răn đe của hai ông đầu trò Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng vào các hôm 25 và 27/2. Tới ngày khoá sổ (31/3), chắc chắn con số sẽ còn tăng thêm. Điều này chứng tỏ, người dân Việt Nam đã dần vượt qua sợ hãi để vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Bất chấp mọi tai ương.

Một trong những điều gây tranh cãi nhiều nhất. Lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân Việt Nam), khi không còn phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam (như Kiến nghị thứ năm của các nhân sỹ) có phải là “phi chính trị“ như lời ông Trọng cảnh tỉnh hay không?

Với kiến thức còn hạn hẹp của mình, tôi có vài nhời thử “loạn bàn“ xem sao. Rất mong các bậc cao minh chỉ giáo để được sáng mắt thêm!

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Thông thường ở các nước dù khác nhau về hệ thống chính trị hay địa lý nhưng lực lượng vũ trang vẫn bao gồm

Lực lượng vũ trang (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia), lực lượng chiến đấu của nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninhquốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội….

những lực lượng chính là quân độicảnh sát và dân quân. Có nhiều nước chỉ tính quân đội.

Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống ngoại xâm.

Cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự nội địa.

Dân quân là lực lượng bán vũ trang, thường được các quốc gia tổ chức như là một lực lượng dự phòng nhằm huy động sức mạnh từ số đông quần chúng.

Ngoài ra, còn một lực lượng nữa cũng nằm trong lực lượng vũ trang là lực lượng an ninh, có trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia.

Còn theo Từ điển Tiếng Việt, Lực lượng vũ trang của một nước phải phục vụ cho mục đích chính trị.

Hai từ chính trị, tưởng đơn giản. Song hiểu cho thấu đáo không phải ai cũng tỏ tường.

Chính trị được người Trung Hoa thời cổ đại viết bằng chữ tượng hình như sau: 政治.

GS Nguyễn Ngọc Huy (1924 - 1990)

GS Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990)

Theo giải thích của GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), chữ chính, trong Hán văn gồm hai phần: bên trái là chữ chính có nghiã là ngay thẳng, bên phải là bộ phác hàm ý hành động. Chữ trị cũng gồm hai phần: bên trái là bộ thủy là nước, bên phải làn âm để đọc là trị. Theo nghiã đen, trị có nghiã là dùng thuốc để chữa bệnh. Chữ trị là bộ thủy, lúc ban sơ người Trung Hoa đã biết dùng thảo mộc nấu trong nước (sắc thuốc) đem uống (hoặc bôi) trị bệnh. Về sau chữ trị được mở rộng nghiã, chỉ việc dùng sự trừng phạt để loại bỏ những phàn tử hủ bại xấu xa khiến xã hội được ổn định.

Như thế, nghiã gốc của từ chính trị (政治) nói chung là việc làm ngay thẳng, lành mạnh.

Người Tây Phương cũng có định nghiã chính trị (politics, politique, polis *) một cách tương đồng – Học giả người Pháp – Jehan Bodin (15291596), viết trong bộ sách Republique (Cộng hòa), cho rằng: Chính trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung cho các gia đình ấy với một quyền lực tối cao“ (“République est un droit gouvernement de plusieurs ménages et de ce qui leur est commun, avec puissance souveraine”).

Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Trưởng đoàn)

Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên BT Bộ Tư pháp (Trưởng đoàn)

Trở lại với câu chuyện sửa đổi Hiến Pháp 1992, Kiến nghị 72 của các nhân sỹ (trong phần kiến nghị thứ năm) có đúng là “phi chính trị hóa quân đội“ như qui kết của TBT Nguyễn Phú Trọng? Khi kiến nghị cho rằng, mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân…. yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ cần trung thành với Tổ quốc và nhân dân… là đủ.

Trong chế độ toàn trị như ở xứ ta, những ai bị qui kết là “phi (vô) chính trị“ là một tội khá nặng. Tuy chỉ vài câu nói nhỏ nhẹ của ông Trọng ở Vĩnh Phúc hôm 25/2 “các đồng chí quan tâm xử lý cái này“. Nhưng đó chính là thông điệp mạnh mẽ của người đứng đầu chế độ. Nhằm mục đích ngăn chặn những ý kiến góp ý trái với khẩu vị của đảng. Cho dù, cách đây chưa lâu, vào ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ chính trị, TBT Nguyễn Phú Trọng ký Chỉ thị số 22-CT/TW về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chỉ thị nêu rõ: “Đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”.

Nhận xét về các phát biểu thiếu nhất quán của ông Trọng. Nhà báo Minh Diện đã chẩn ông Tổng bị mắc “căn bệnh” nói trước quên sau **.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Đại sứ ĐMTQ VN tại TQ: 1974-1987

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – Nguyên Đại sứ ĐMTQ VN tại TQ: 1974-1987

Còn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trả lời BBC ngày 28/2, cho rằng, điều này (quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông Vĩnh nói: “Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân.”

“Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?”

“Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội Đảng Cộng sản.” ***

Ngược với ý kiến của vị tướng già, Tạp chí Cộng sản ngày 1/3/2013, trong bài “Quân đội không thể và không nên trung lập” đã đanh thép đập lại: “Quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính quyền nhà nước. Mọi điều kêu gọi trung lập hay chia tách sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa, phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động…“  ****

Thật đúng là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay“. Chả nhẽ trên đời này có hai cách hiểu trái ngược nhau về chính trị hay chính trị có thể đổi thay theo thời tiết hoặc sức khoẻ tâm thần của từng con người?

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

Theo cảm nhận của tôi, chính câu nói của ông Trọng hôm 25/2 mới là “phi chính trị“. Bởi vì nếu xét theo tiêu chí chính trị là một việc làm chính danh, đạo đức (ngay thẳng) thì sự riêng sự nói trước quên sau (nuốt lời) đã thể hiện đầy đủ tính phi chính trị của người cầm quyền. Còn Tướng Vĩnh nói riêng và 72 nhân sỹ trí thức hàng đầu nói chung đã bày tỏ thái độ chính trị rõ ràng và tích cực. Khi hưởng ứng lời kêu gọi của đảng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết.. đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật mà viết rằng: “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản ViệtNam“.

Bởi chỉ thây ma của chế độ phong kiến lạc hậu. Hay các thể chế quân phiệt phát xít mới khăng khăng bắt các lực lượng vũ trang phải trung thành với ngôi báu (quyền cai trị) bất chấp quyền lợi của nhân dân và quyền lợi và an nguy của quốc gia dân tộc.

Có ý kiến còn ngộ nhận rằng: “nếu nói “Quân đội nhân dân Việt nam chỉ cần trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, và nhân dân Việt Nam” là còn trừu tượng, chưa đầy đủ và chưa cụ thể…. “muốn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, Quân đội trước tiên phải trung thành với Đảng cái đã.“ (trích phản hồi của: lockim, on Tháng Ba 2, 2013 at 3:16 chiều)

Tóm lại, nếu công cuộc góp ý sửa đổi bản Hiến pháp 1992 do đảng phát động mà biết phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận của nhân dân để toàn dân chung tay đóng góp, xây dựng, hoàn thiện Đạo luật gốc như nhời đảng thì đã không có những động thái phản cảm phi chính trị của các vị chóp bu chế độ như vừa rồi. Khiến bất kỳ ai quan tâm tới thời cuộc, dù có nhận thức trung bình như tôi cũng lờ mờ nhận ra, cơ hội có được bản Hiến pháp (thực sự của dân, do dân, vì dân) lại một lần nữa bị nhỡ tàu. Bởi căn bệnh ”tứ chứng nan y” của chế độ đã kháng thuốc. Chỉ tới khi con bệnh ”tắc tử” hẳn. May ra cái ”bếp lò” ướt sũng của các vị có tật nói trước quên sau mới có thể bén lửa được.

Khổng Tử (551 – 479 TCN)

Khổng Tử (551 – 479 TCN)

Để kết cho entry này, tôi xin dẫn lời của Thánh Khổng, khi trả lời Qúi Khương Tử hỏi về chính trị. Khổng Tử đã theo đúng từ nguyên và bảo rằng: “Chính giả, chính dã, Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính?“ (Chính trị là làm cho ngay thẳng. Ngài lấy sự ngay thẳng mà sai khiến người thì còn ai dám không ngay thẳng? – Theo: Luận ngữ, Nhan Uyên 7).

Gocomay

___

* Ở Hy Lạp cổ đại, Polis là một thị trấn độc lập và có đủ quyền như một quốc gia ngày nay và trong ngôn ngữ Hy Lạp, politicos (số ít) hay  politica (số nhiều) là những từ dính dáng đến quốc gia. Do gốc chữ này mà các từ điển Tây Phương ngày nay thường định nghiã  politics hay politiquechính trị là “ khoa học hoặc nghệ thuật về việc điều khiển quốc gia“.

** Bùi Văn Bồng: “CĂN BỆNH” NÓI TRƯỚC QUÊN SAU ?

– http://bvbong.blogspot.de/2013/02/can-benh-noi-truoc-quen-sau.html?showComment=1361982587830

*** Theo BBC Tiếng Việt – https://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130228_nguyentrongvinh_in

**** Theo: cpv.org.vn – http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2013/20381/Quan-doi-khong-the-va-khong-nen-trung-lap-Lich-su.aspx

_____________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ