809 – Dù muốn ông Tổng Trọng cũng không chống được tham nhũng!

vang-docquyen“Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là nhận định của thánh Khổng. Nên khi hết “chi sơ” rồi con người không còn giữ được thiện tính là lẽ đương nhiên. Một trong những bản ác của con người là lòng tham. Tham nhũng là một biểu hiện cụ thể của lòng tham ấy. Theo ông Vito Tanzi – nhà kinh tế nổi tiếng của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) thì: “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”.

Bàn về chuyện này tác giả Nguyễn Thu Trâm đưa ra một nhận xét khá chuẩn xác!

Xin trích:

img-ashxMột cuộc khảo sát trên phạm vi 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc, và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Lý do rất đơn giản và dễ hiểu là vì anh phó thường dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng. Người có quyền hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn, lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo nhà nước thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia.

(hết trích)

Nếu không lo sợ vấn nạn tham nhũng đang tác oai tác quái, không phải ngẫu nhiên mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng luôn đưa ra cảnh báo về “lợi ích nhóm”; về “một bộ phận không nhỏ” trong hàng ngũ tinh hoa của đảng. Khuyến cáo cần phải thường xuyên “tắm gội”. Nếu chủ quan xem nhẹ công tác chống tham nhũng sẽ làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với đảng. Nguy cơ mất quyền lãnh đạo dẫn đến “sụp đổ” chế độ.

tbt-khocNhững ai đã chứng kiến cảnh ông Tổng Trọng nghẹn ngào trong phiên bế mạc Hội nghị TW.6, hẳn chưa quên sự bất lực của ông trước “một đồng chí” (sâu chúa) đang kéo bè cùng “cả bầy sâu” chống lại cuộc “chỉnh đốn” vô tiền khoáng hậu do ông khởi xướng. Khiến ông phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Phải xuống thang, làm lành và đành sống chung với “sâu” tham nhũng. Để an phận và bảo toàn được cái ghế “đỉnh cao” quyền lực cho cá nhân và phe nhóm bất chấp điều ong tiếng ve.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao cùng một căn bệnh mà người ta chống được. Còn mình thì không?

Có lẽ mấu chốt của vấn đề nằm ở khâu chẩn bệnh chăng?

Nếu không phải vậy, vì sao ở những nước có đa nguyên đa đảng; có tam quyền phân lập; có truyền thông báo chí tư nhân thì nạn tham nhũng khó bề lộng hành. Ngược lại, ở những nước độc tài toàn trị tham nhũng được mùa như nấm sau trận mưa. Như chính lời ông TBT Nguyễn Phú Trọng công nhận: “Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ,… cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay”. 

535552_557073767649756_247676742_nTrước bức xúc thường trực của cử tri Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, ông Tổng Trọng hôm trước vừa khẳng định “sẽ trị tận gốc tham nhũng. Ngay hôm sau lại bảo “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”.

Phát ngôn tiền hậu bất nhất thế khác gì đánh trống bỏ dùi? Nhưng ngẫm kỹ mới thấy cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũngcủa ông Tổng mới thâm thúy làm sao. Có người không hiểu cho là ông lú lẫn. Thực tình ông chẳng lú chút nào. Cứ xem cách ông chỉ đạo vụ góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 thì biết. Ban đầu ông cho người tâm phúc (Phan Trung lý) tuyên bố: không có gì cấm kỵ cả“. Nhưng khi có nhiều ý kiến đòi bỏ điều 4; yêu cầu quân đội trước tiên phải trung thành với tổ quốc và nhân dân và đề nghị đa quyền sở hữu về đất đai. Thì ông ngay lập tức đe nẹt. Cho đó là suy thoái tư tưởng đạo đức…“, cần phải xử lý

images1299105_TBT_tiep_xuc_cu_tri_baodatvietDù không tâm phục khẩu phục đối với việc làm của ông. Nhưng phải công nhận những lý giải về nguy cơ và mức độ tham nhũng của ông là khá thuyết phục. Ông nói: “tham nhũng nguy hiểm… vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa…. đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”.

Trên thực tế, những gì vượt ra ngoài tầm tay của ông, lại chứng tỏ sự thật “khách quan, biện chứng” rằng, cái tổ chức đã đưa ông từ một người “học không hay, cày không biết” lên tới đỉnh cao của danh vọng. Thì nó cũng sẵn sàng đè bẹp ông. Nếu ông dám cản lại vòng quay điên dại của nó. Cho dù, không chỉ riêng ông, bất cứ ai tham gia vào trò chơi quyền lực ấy cũng đều hiểu rằng, chả có thể chế tham nhũng nào có thể bền vững mãi được. Đó là về lâu dài. Còn trong một giai đoạn, tham nhũng lại chính là chất keo gắn kết từng thành viên trong “nhóm lợi ích” và các “nhóm lợị ích” trên thượng tầng với nhau. Tham nhũng không chỉ là thứ “bả vinh hoa”. Tham nhũng còn là phương tiện để “bôi trơn” guồng máy bạo quyền.

Nhận thức rõ điểm này, từ chỗ quyết liệt coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, ông Tổng dĩ hòa vi qúy với quốc nạn bằng chiến thuật “… đoàn kết, thương yêu đồng chí;… theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ”.

Điều đó lý giải cho việc biến hóa thần thông “cả bầy sâu… ăn hết phần của dân… không chừa một thứ gì” (như lời ông Chủ tịch Sang và bà Phó Doan), thành “cái ghẻ” không còn qúa nguy hiểm nữa. Chỉ làm người ta thấy “ngứa ngáy khó chịu” thôi.

Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày đầu xét xử, 12.12. Ảnh: TTXVN

Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày đầu xét xử, 12.12. Ảnh: TTXVN

Mặc dù vẫn phải đưa “các vụ trọng án” (án điểm) về tham nhũng nhự vụ Dương Chí Dũng; vụ Bầu Kiên và một số vụ tham nhũng lặt vặt khác ra trước vành móng ngựa để an dân. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết qủa đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm (lợi ích) nhằm tái cân bằng quyền lực ở trên thượng tầng.

Câu nói vui về “các đồng chí bị lộ” để chỉ các con “dê tế thần” trong màn diễn chống tham nhũng của đảng. Hễ tinh ý, sẽ thấy ngay qua phiên toà xử Dương Chí Dũng đang tiến hành. Đã ngăn cấm nhà báo mang thiết bị chuyên môn (máy ảnh, ghi âm) vào, chỉ cầm bút, giấy là vì sao? Nếu không nhằm phòng xa các diễn viên (bị can) không thuộc kịch bản, mà lỡ lời khai “cán bộ nằm trong đống rơm” hay buột miệng phun ra một chi tiết rúng động ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Thì nhà báo dù muốn cũng khó đưa vào bài viết vì không có chứng cứ!

124247-DD-CongLy-300Đây chính là nét đặc thù của các phiên xử Kanguru. Khiến thần công lý cũng bị mù lòa trước thực trạng “án bỏ túi” diễn ra phổ biến ở xứ ta trong suốt thời gian qua. Câu tuyên bố không cần che đậy của TBT Nguyễn Phú Trọng: Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, đã xác tín điều này.

Một khi đảng của ông Tổng Trọng vẫn một mình một chợ, độc tôn “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” như qui định trong điều 4. Với bản cương lĩnh của đảng đứng trên cả Hiến pháp của nước thì tòa nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy mà ông đòi trị tận gốc tham nhũng?

Có ý kiến cho rằng: “Chống tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó là không không bao giờ xảy ra, bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao giờ cắn lại chính nó.”

Phải chăng, đây chính là cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng khi người ta cho rằng đảng của ông Trọng vừa chống tham nhũng, vừa bảo kê cho tham nhũng qua những phát ngôn đầy mâu thuẫn trong hai ngày tiếp xúc cử tri ở Hà Nội (6-7/12) vừa qua. Đơn giản, dù muốn ông cũng không thể nào chống được tham nhũng trong cái cơ chế nhất nguyên độc đảng vừa đá bóng vừa thổi còi như thế.

Việc khuyên mọi người phải bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt sau khi kể câu chuyện Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ nhằm mục đích gì, nếu không phải để trấn an, xoa dịu những bức xúc của đông đảo quần chúng nhân dân?

JourneytotheWest

Luận về việc này có người cho rằng ông giáo sư tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng chẳng hiểu gì về văn học và về Phật giáo. Còn người hiểu đạo thì khẳng định, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.

Một độc giả bình thường khi đọc Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân cũng không bị “méo mó về nhận thức” như ông cựu sinh viên Khoá 8 – Khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội (có được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký)!

Thật là:

  • Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa. (Mạnh Tử)

Với cái nhìn khoa học, biện chứng thì, dù muốn ông Tổng Trọng cũng không bao giờ chống được tham nhũng. Vì ông không thể lấy đá tự ghè chân mình. Như triết gia Hứa Hành thời Xuân Thu bên Trung Nguyên đã nói:

“Tâm không bình an, khí không hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi”.

Hiểu được cái thế kẹt của người ta, đừng ai còn ngụp lặn trong mê lầm như thế!

Xin hãy bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt để tự cứu lấy chính mình!

Gocomay

_____________________

787 – Sau thất bại, bác Cả Trọng đã tỉnh ngộ hay vẫn u mê?

2uv

Sau sự thất bại thảm hại của TBT Nguyễn Phú Trọng (xin được gọi theo kiểu dân Bắc là bác Cả Trọng cho nó thân thiện) tại hai hội nghị TƯ.6 & 7 vừa diễn ra. Người am tường thời cuộc cho đó cũng là sự tất yếu của qui luật sinh tồn. Khi kiến không ăn được cá thì cá ăn kiến là điều khó tránh.

Những ai quan tâm đến chính sự thời gian qua đều nhận thấy tư duy và bản lĩnh chính trị của bác Cả Trọng là lạc hậu và yếu kém. (Xem ở đây). Đã vậy ông còn đại ngôn như đã từng lên lớp ở trường đảng bên Cu-ba. Khiến cho bà Tổng thống cánh tả của xứ Ba-tây (Brazil) sợ tới mức phải đột ngột cáo bận mà không dám tiếp ông (dù trước đó đã long trọng kính mời) để tránh “gần mực“ khỏi bị đen lây?

Nếu nói theo logic lập luận của bác Cả hôm đầu xuân vừa qua ở Thạch Thất (“mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ“). Thì có thể hiểu bác Cả phải nói năng thất thố trước cửa ngõ nhà người ta (ở Cu-ba) tới mức nào thì bà Tổng thống Ba-tây mới cực chẳng đã, phải hủy lời mời như vậy?

Thử nghe lại một trích đoạn ngắn xem sao?

TBT Nguyễn Phú Trọng trên bục giảng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez – ngày 10.04.2012 (Ảnh: Trí Dũng -TTXVN)

TBT Nguyễn Phú Trọng trên bục giảng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez – ngày 10.04.2012 (Ảnh: Trí Dũng -TTXVN)

Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghiã: đời sống của đa số cư dân lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn vào lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật đơn giản là bản thân thị trường tự do của chủ nghiã tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu… “.

Những khó khăn và mâu thuẫn này xem ra gần với nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN“ ở xứ ta hơn thì phải?!

Ở đoạn khác ông Trọng khoe khoang:

“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của các cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác và chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” *

Đến đây thì chả cần bình bọt thêm làm gì cho mất thì giờ. Từ miệng ông Trọng tuôn ra cả đấy nhá. Chứ có tụi “thế lực thù địch“ nào xui ông đâu. Khi chỉ cần thay hai chữ ”chúng ta” thành chữ “chúng nó“ (CNTB Tây Phương) là chuẩn không cần chỉnh. Thật đúng là “cóc chết tại miệng“ là thế. Mang chuông đi đấm nước người, sứ giả còn phải giữ gìn huống chi nhà vua. Ai lại đi xưng xưng “Nói những gì không biết, viết những gì không hiểu và sợ mất những gì mình không có!” bất cẩn như thế bao giờ?

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh từ 11-15.10.2011

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh từ 11-15.10.2011

Xuất thân từ một anh thư lại không có công trạng gì với non sông. Chỉ theo học chuyên ngành về “xây dựng đảng“ ở cái nơi vốn là “thành trì của CNXH“ mà ngày nay người dân ở đó cũng đã kiên quyết khước từ. Bởi lỗi hệ thống của thứ chủ nghiã này qúa lớn (“được duy trì bằng sự giả dối“ – Lời Gorbachev). Ông Trọng sở dĩ có được cái may mắn leo cao không phải bằng tài ba lỗi lạc. Mà do được lòng ông bạn vàng khổng lồ Phương Bắc và sự đồng thuận tạm thời của các phe nhóm lợi ích trong đảng vào thời điểm đảng đang trên đà tuột dốc thê thảm vì nạn tham nhũng đang ngày càng trầm trọng. Nếu so với đồng chí X (hơn nửa thế kỷ theo đảng, từng vào sinh ra tử), bác Cả Trọng chưa thấm vào đâu. Nhưng cái qúy nhất của bác Cả là đời tư liêm khiết và gia cảnh vợ con chưa hề có tai tiếng gì. Việc bác Cả quyết tâm chống “một bộ phận không nhỏ“ (“bầy sâu“) tham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân với đảng và có nguy cơ làm sụp chế độ là một thiện ý tốt rất đáng ghi nhận. Nhưng bác Cả lại tự mâu thuẫn với chính mình khi kiên quyết đòi duy trì cho bằng được cái môi trường thuận lợi cho bầy sâu tham nhũng kia sinh sôi nảy nở (như giữ điều 4 và kiên quyết không tam quyền phân lập). Chính việc này đã là nguyên nhân sâu xa của sự thất bại ê chề. Nếu chưa muốn nói sự nghiệp chính trị của người đứng đầu ĐCS coi như kết thúc.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

Lỗi là tại ông Trọng mà thôi, tuyên bố của ông ở Vĩnh Phúc đã đẩy ông vào thế đối đầu với dân chúng. Sau bài nói đó và cả bức thư của Nguyễn Đức Kiên uy tín của ông Trọng rớt thảm hại. Làm chính trị phạm những sai lầm kiểu ấy là sai lầm không thể sửa được. Các đối thủ của ông không nói ra nhưng rất biết và hết sức tận dụng điều đó. Mà, ông Trọng lại hoàn toàn không biết tự đánh giá lực lượng của mình (HN 6 đã thấy rõ…). Từ HN 6 đến HN7 đối thủ của ông không ngừng tập hợp gia cố uy tín ảnh hưởng. Lạ lùng là chính ông Trọng không biết điều đó. Làm chính trị lên đến chức vụ như ông mà như vậy quả thật là điều ngoài sức tưởng tượng. Không có gì để nói nữa…

Đó là nhận định của hậu duệ cụ Ngô Đức Kế trên trang nhà của nhà văn Phạm Viết Đào (xem ở đây)

Cũng như hôm khai mạc (1/5), hôm qua (11/5), sau khi nghe ông Trọng đọc lời bế mạc HN7, vẫn lại phải nghe những lời tua đi tua lại cũ rích đổ tội cho các “thế lực thù địch“ chống phá làm suy yếu đảng và làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng… Mới thấy sự lạc hậu của cỗ máy cũ do ông Trọng cầm lái đã tới mức nào rồi. Bình luận về việc này có ý kiến cho rằng, về mặt lý mà nói, chống tham nhũng là công việc của bên hành pháp. Hành pháp chống không được, hay không có chút tiến bộ nào, mà lại còn đầu têu, thì người đứng đầu hành pháp (thủ tướng) phải từ chức. Ngoài ra, chả có anh quái nào có tư cách chống tham nhũng cả.

Toàn cảnh HNTW 7 từ 1-11/5/2013

Toàn cảnh HNTW 7 từ 1-11/5/2013

Người đứng đầu chế độ như ông Trọng, lẽ ra phải là người hơn ai hết phải hiểu điều này. Thay vì tinh giản bộ máy cồng kềnh cho đỡ tốn tiền thuế của dân, ông Trọng lại cho đẻ thêm ra hai cái ban đảng (trước đây đã bỏ đi). Chẳng qua hai ban mới này chỉ là công cụ làm tăng uy thế của TBT mà cũng là nhằm gia cố cơ chế đảng trị lên trên guồng máy nhà nước. Làm như vậy là đi ngược với thiết chế của một nhà nước pháp quyền. Nên đã bị vô hiệu hóa bởi chính những người đã từng đưa ông Trọng lên chiếc ghế đầu triều ngày hôm nay.

Hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vì được bác Cả Trọng ưu ái mà đâm ra lỡ làng...

Hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vì được bác Cả Trọng ưu ái mà đâm ra lỡ làng…

Chỉ tội nghiệp cho hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ. Những gương mặt tương đối sáng trên chính trường thời gian qua. Hăng hái tham gia bài toán vô nghiệm của bác Cả mà thành nhỡ nhàng. Như ông Bá Thanh, ngoại lục tuần rồi. Không nắm chắc được kiếm trong tay… thật đi cũng dở mà ở thì không xong!

Nếu ở một đất nước dân chủ đa nguyên thì một người có năng lực như ông Bá Thanh, bị thất sủng ở đảng này có thể đầu quân hay đứng ra lập riêng một đảng chính trị khác. Nếu có tài và tâm mà lại được người dân tín nhiệm thì con đường hoạn lộ của những người như ông Thanh vẫn thênh thang chán. Nhưng với chế độ độc đảng toàn trị thì chấm hết (Stop). Như lời khuyên của blogger Trương Duy Nhất, ông Thanh nên sớm từ chức là hơn.

Bàn về chuyện thất bại của ông Trọng có độc giả nhận định:

Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh rớt Bộ Chính trị, mặc dù được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức ủng hộ cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng trong Đảng còn vô cùng gian nan. Không thể chống tham nhũng khi duy trì thể chế độc đảng, vì bản thân độc đảng chính là hiện tượng tham nhũng điển hình: tham nhũng chính trị – nguồn gốc của mọi tham nhũng.
Điều gì sẽ xảy ra, nếu Bá Thanh vào Bộ Chính trị xong, rồi trở cờ, bắt tay với đc X, Bình Ruồi và đồng bọn phe cánh? Sẽ là thảm họa cho đất nước và nhân dân.
Muốn thoát cảnh bế tắc này, chỉ có đi theo con đường đa nguyên chính trị, đa đảng, tự do, dân chủ đích thực mà hầu hết nhân loại văn minh đã lựa chọn, hòa nhập đầy đủ với thế giới, tranh thủ được ủng hộ của quốc tế. Khi ấy, có được lòng dân, chính quyền VN Hà Nội sẽ thoát vòng cương tỏa của Bắc Kinh, mở ra thời kỳ độc lập thật sự, dân giàu, nước mạnh

Một độc giả khác thì than:

Thôi rõ rồi, không bỏ phiếu cho ông Thanh và ông Huệ cho thấy Hội nghị đã chống lại ông TBT Trọng, muốn ông Trọng và đảng của ông “nghỉ” thôi. Ông Phạm Quang Nghị cũng được báo trước là sẽ rớt ghế TBT khoá tới, vì “bị” ông Trọng đề xuất. Rõ ràng có một xu hướng chính trị mới xuất hiện.

Còn blogger nổi tiếng Nguyễn Huy Canh cũng góp lời:

960202_10151575392479709_2097185470_n_zpsc7952399Nếu tôi là UVTW, được bỏ phiếu, tôi cũng sẽ bỏ phiếu chống lại ông Cả Trọng. Vì bây giờ ông vẫn còn khuyên người ta quay lưng lại với tiền bạc, với cám dỗ vật chất. Ông định biến tất cả cán bộ nhà nước và chúng ta thành nhà sư ư? Ông vẫn quyết tâm sở hữu toàn dân về đất đai, đó chính là ý chí của Marx đã trở thành lỗi thời, là tàn dư của tư duy Phật giáo; ông vẫn quyết không tam quyền… chính ông là người mong muốn, là kẻ đam mê quyền lực nhất hòng trị vì cả dân tộc này theo cách của những kẻ chăn cừu. **

Hiện tình của Đảng CSVN hiện nay được ví như một quả bưởi ngoài bóng trong khô. Trông chờ có được một phép lạ thay đổi chỉ là điều không tưởng. Bởi đáng ra trong lúc kinh tế đất nước đang suy thoái như hiện nay, những người đứng mũi chịu sào phải đoàn kết tạo thành một khối vững chắc để lèo lái con thuyền vượt qua cơn khủng hoảng thì nội bộ lãnh đạo quay ra tỷ thí tranh giành quyền lực bách hại muôn dân.

Vậy nên đồng giao mới xuất hiện trên mạng gần đây đang loan truyền câu ca như thế này:

Thịt xôi ngập ngụa vương triều
Rằng ông Tổng Trọng chẳng điều được quân
Đảng đang phân liệt chia phần
Các nhóm lợi ích xoay vần choảng nhau…

Gocomay

__

* Chủ nghiã xã hội và con đường đi lên Chủ nghiã xã hội – Nhìn từ thực tiễn Việt Nam – http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2012/4/285915/

**  NHỮNG PHẢN HỒI ĐÁNG CHỦ Ý TRÊN BLOG PHAMVIETDAO.NET VỀ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TW 7… – http://phamvietdao4.blogspot.de/2013/05/nhung-phan-hoi-ang-chu-y-tren-blog.html

________________________

785 – Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

do3

Bình luận về lời đề nghị “Yêu cầu cưỡng chế đoàn khiếu kiện đông người qúa khích, “mang màu sắc chính trị” của ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh hôm 18/4/2013, có ý kiến cho rằng đó chỉ là cú “trượt mồm” qúa mạnh so với các cú “trượt mồm” gần đây của các ông từ TBT, Chủ tịch QH, Chủ tịch nước… đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong công luận.

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức.

Nhìn rộng ra thế giới. Chuyện các chính khách hàng đầu ở các nước bị “trượt mồm” là không thiếu. Một ví dụ như ông Tổng thống Đức Horst Köhler (2004-2010) chẳng hạn. Ông là người có gương mặt khả tín, thân thiện, cùng sự chín chắn trong từng lời ăn tiếng nói. Đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng. Vậy mà trong chuyến thăm viếng binh sĩ Đức đồn trú ở Afghanistan hồi đầu năm 2010, chỉ với mỗi một câu nhỡ miệng rằng, sự hiện diện của các binh sĩ Đức ở nơi đây (Afghanistan) là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của nước Đức. Câu nói này ngay tức thì đã gây tranh cãi nhiều trên truyền thông báo chí. Khiến ông phải xin từ chức vào ngày 31.05.2010. Làm không ít chính khách cũng như người dân Đức luyến tiếc.

Trở lại chuyện của Huỳnh Phong Tranh.

Tại một hội nghị quan trọng do ông chủ trì. Để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội diễn ra vào hôm 18/4 vừa qua. Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người dân oan khắp nơi đang hồi hộp ngóng chờ tiếng nói của một ông quan đứng đầu cơ quan thanh tra của chính phủ. Như ông ta đã từng tuyên bố lúc mới nhậm chức (8/2011) rằng:

“Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn.

Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…” (xem ở đây).

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

Vậy mà mới nhậm chức chưa được nửa nhiệm kỳ, trong lúc công tác phòng chống tham nhũng và chỉnh đốn còn đang diễn ra nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân đối với đảng. Mà ông Tổng Thanh Tra lại chụp cái mũ qúa khích, “mang màu sắc chính trị” để đòi “cưỡng chế” những “khiếu kiện đông người” như thế thì có khác gì “tự đá vào lưới nhà” trong trận cầu sống mái với nạn tham nhũng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng?

Ở bài viết Nhân dân đứng ngoài chính trị? nhà văn Thùy Linh đã chỉ rõ:

“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.”

Cho nên có khiếu nại tố cáo (khiếu kiện dù đông hay ít người) nào là không “mang màu sắc chính trị”, thưa ông Tổng Thanh tra Chính phủ?

Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là “mang màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân oan là “thế lực thù địch” và cần phải mạnh tay trấn áp chứ đâu phải muốn làm “bạn của dưới” (dân đen) như lời ông nói lúc mới đăng quang?

"...những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô" - Lời Nguyễn Thế Thảo.

“…những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô” – Lời Nguyễn Thế Thảo.

Ai chứ Nguyễn Thế Thảo (người đã phát ngôn: những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô) và Lê Thanh Hải (người đang bị hàng chục người dân tố cáo cướp đất ở TP Hồ Chí Minh) sẽ mở cờ trong bụng. Bởi ông quan “mặt lạnh như tiền” Tổng Thanh tra Chính phủ – Huỳnh Phong Tranh đã chọn chỗ đứng về phía những quan tham đang bị dân tố cáo. Chứ không phải ngược lại.

Đó là thông điệp gì mà Huỳnh Phong Tranh muốn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương?

Nhớ lại câu chuyện nghe được từ chính một người bạn thân của tôi cách đây hơn 7 năm. Anh là giám đốc một công ty lớn của nhà nước. Bạn đã từng than với tôi:

– Bất kể ai đang ăn nên làm ra trong guồng máy (doanh nghiệp nhà nước) mà không biết “quan hệ tốt” với các quan lớn trên thượng tầng là khó mà tồn tại được.

Anh còn khoe, nhờ có được tấm ảnh anh ta chụp chung với ông Tổng Thanh tra Chính phủ (thời đó là Quách Lê Thanh) trên sân quần vợt. Mà hầu như tất cả các đợt thanh tra lớn nhỏ đều xuôi chèo mát mái hết.

Tôi giả bộ thắc mắc:

– Tớ thấy cậu có khoái chơi thể thao bao giờ đâu mà bày đặt thế?

– Không khoái cũng phải cố. Như ăn nhậu cũng vậy, không thích cũng phải gắng… làm công chức thời nay cơ cực lắm chứ không như người ta tưởng đâu ông ơi…

Được đà tôi lấn tới:

– Chả nhẽ chỉ có mỗi tấm ảnh chụp chung với quan lớn Tổng Thanh tra trong tư thế thân mật mà được châm chước hết thảy sao?

– Ồ không không, còn thêm nhiều tích tắc nữa chứ. Nhưng như người ta nói “đầu xuôi đuôi lọt”. Biết mình có quan hệ với trên cao chót vót, bên dưới chúng cũng đỡ hành tỏi đi nhiều. Ngay cả khoản “lót tay, đưa tiễn” cũng có phần nhẹ nhàng hơn…

Có một hiện tượng lạ là gần đây tất cả các ý kiến phản biện trái với “định hướng” của Ban Tuyên giáo đều bị các “dư luận viên xã hội” (như khoe khoang của Hồ Quang Lợi) nhảy vào chửi bới mạt sát một cách vô văn hóa bất kể phải trái trắng đen.

Liên hệ với chuyện tham nhũng của chính những người mang danh đi “chống tham nhũng”. Một thực tế mà ai cũng thấy, thời gian qua hoạt động của ngành Thanh tra Chính phủ rất tích cực. Nhưng tham nhũng cứ ngày càng tăng lên. Nó chứng tỏ điều gì?

image00144

Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Toàn ngành thực hiện gần 63.000 cuộc thanh tra, kết thúc gần 53.000 vụ, tuy nhiên, số vụ chuyển cơ quan điều tra chiếm chưa tới 1%. Như vậy các cáo buộc nhận hối lộ của các quan thanh tra từ thấp lên cao để “giơ cao đánh khẽ” trong hoạt động thanh tra là đúng hay sai?

Đại biểu Lê Như Tiến, tại phiên chất vấn công khai Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 22/8/2012 ở diễn đàn QH đã hỏi thẳng ông Huỳnh Phong Tranh về tiêu cực, nhũng nhiễu của thanh tra viên. Qua các đợt thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp phải lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về phải lo tiễn đưa hậu hĩnh, “kính gửi đậm đà”…

Đó là các khoản lệ phí gia tăng theo kiểu luật bất thành văn. Có phải là nguyên nhân của “hàng trăm cuộc thanh tra không có kết quả?”

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên. Ảnh: N.Hưng.

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên…

Trước những chất vấn trực diện như thế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh buộc phải thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên… Dẫn tới kết qủa trong 5 năm (từ 2007 tới 2012), 16 cán bộ thanh tra đã bị xử lý, trong đó 2 người bị xử lý hình sự, một người bị buộc thôi việc. (Xem ở đây).

Nhưng câu hỏi lớn hơn đặt ra là: Có phải trong gần 53 ngàn vụ thanh tra đã kết thúc ở trên chỉ có một con số rất ít những đồng chí cán bộ thanh tra “bị lộ” đã được xứ lý một cách nhẹ nhàng như thế là đã thỏa đáng?

Nay trong cuộc họp Chính phủ do ông Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài của dân oan bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là mang “màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân là “thế lực thù địch” cần phải mạnh tay để “cưỡng chế” đối với họ.

Đó chính là thông điệp rõ ràng táo tợn mà Huỳnh Phong Tranh muốn ngầm nhắn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương rằng: “cứ yên tâm đi… các đoàn khiếu nại tố cáo đông người đã bị qui kết “qúa khích” và “mang màu sắc chính trị” hết rồi. Sẽ bị “cưỡng chế” bịt miệng không trừ một ai… để các quan yên tâm mà vơ vét! Nhưng chớ có quên các khoản “lót tay, đưa tiễn” hậu hĩnh tương xứng với quan thanh tra lớn nhỏ là được!

Luận điệu này thể hiện rất rõ cái lối “tư duy nhiệm kỳ” của ông Tranh! Nó là cực kỳ phản động hay chỉ là sự “nhỡ miệng” thông thường. Xin nhường câu trả lời cho tất cả những ai đang quan tâm tới vấn đề này giải đáp dùm?!

Gocomay

____________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ