822 – Một chút tình cho quê hương

IMG_8783_Nhận được mẩu tin thông báo ngắn trên tờ Tostedter Anzeiger (báo địa phương của Đức) về cuộc Hội thảo nhân kỷ niệm 35 chiến tranh biên giới Việt – Trung do một số chính trị gia của SPD chủ trì, vài anh chị em Người Việt quan tâm tới sự kiện đã tới tham dự. Thú thật trước khi đi, có anh em còn không khỏi băn khoăn:

Lạ thật cho mấy thằng Người Đức này. Chuyện đau lòng của Người Việt Nam mà người ta còn chẳng thèm quan tâm. Đằng này còn mở hội thảo để xem nỗi đau đớn của chiến tranh bị xâm lược đến nhường nào. Đúng là “tư bản giẫy chết”…

Đó là thổ lộ từ đáy lòng của anh bạn thân của tôi trên “Phây” cá nhân của mình như thế.

Sáng thứ Bẩy tuần trước, mới bảnh mắt ra chưa cà phê cà pháo gì, có chú hàng xóm gọi điện sang hỏi: bên nhà anh còn đầu Video VHS không?

Trả lời:

Bây giờ mèng nhất cũng là DVD, ai còn dùng cái đồ cổ ấy làm gì?

Chưa đầy mươi phút sau thấy hắn tò tò vác sang chiếc đầu VHS cũ mèm. Hắn nói, ông anh thử “duyệt” giúp xem tư liệu này có thể mang tới chiếu ở cuộc hội thảo vào tối thứ Sáu tuần tới được không?

Thì ra đây là bản sao phim “Lạng Sơn-Takano” do cố đạo diễn Trần Thịnh (bố đẻ của hắn – Trần Anh Tú) làm cách đây đúng 35 năm. Vừa xem phim hắn vừa thì thầm: “Em phải bỏ ra mấy mấy chỉ vàng để nhờ người quen ở Viện tư liệu phim (Phố Ngọc Khánh – Hà NộI) sao cho đấy… may mà dạo đó phim còn… chứ bây giờ nghe nói, phim 35 mm loại này mốc hỏng hết rồi….”

Xem phim xong, tôi gọi điện ngay cho một ông trong BTC và đăng ký để phim được chiếu trong khuôn khổ cuộc hội thảo. Tôi nói với Tú, đây là cuộc hội thảo của tụi tây, nên mình không hoàn toàn chủ động được. Ta cứ tùy cơ ứng biến nhé!

Trước giờ hội thảo diễn ra (tối 07.03), lúc chúng tôi tới thì BTC còn đang kê bàn ghế. Căn phòng nhỏ xinh xắn chỉ đủ chỗ cho khoảng hai chục người. Trong lúc Đức và Trung Quốc đang làm ăn buôn bán gia tăng với kim ngạch 2 chiều hàng trăm tỷ Euro như hiện nay, lại có chính trị gia của SPD (trong liên minh cầm quyền), bày ra hội thảo hội thiếc về cuộc chiến tranh xâm lược và bành trướng của anh “bạn vàng” nhà mình thế này kể cũng khó coi. Chắc đoán trước được tình huống đó nên căn phòng nhỏ xinh được chọn hôm nay là rất phù hợp với (hoàn) cảnh này!

Cử toạ vừa yên vị xong, đích thân bà Tamara-Booswagner, người chủ trì buổi hội thảo mang tài liệu phát tận tay từng đại biểu một. Thế mới thấy các chính trị gia xứ người ta tận tụy với công việc và “quần chúng” hơn các quan chức “xứ thiên đường” mình qua từng cử chỉ. Chính những thứ tưởng như vặt vãnh đó đã xóa đi những cách biệt giữa chủ và khách ngay từ lúc ban đầu. Vì thế, tuy chưa đầy hai chục người, không khí đã nóng ngay khi hai người (Bà Booswagner và ông Phạm Công Hoàng) nêu chủ đề chính của cuộc hội thảo. Từ cuộc chiến biên giới Việt Trung (17.02-18.03.1979), cuộc hội thảo còn mổ xẻ cả những vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Trung-Nhật trên vùng biển Hoa Đông (đảo đá Senkaku). Đặc biệt những động thái ngày càng táo tợn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước Đông Nam Á trên biển Đông (quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa) bằng việc vẽ đường lưỡi bò đòi chủ quyền tới 80% lãnh hải.

Tôi cảm thấy nóng mặt khi có cử toạ (Ông Volker Elstermann – thương gia) cật vấn ông Phạm Công Hoàng: Tôi không thắc mắc tư cách của bà Booswagner – vừa dân biểu vừa đại diện cho SPD ở tiểu bang Niedersachsen. Nhưng tư cách của qúi ông, đại diện cho ai, cho nhà nước Việt Nam hay chỉ tư cách cá nhân?

Ông Hoàng trả lời:

Tôi với tư cách là công dân cũ của Việt Nam Cộng Hòa, muốn đòi lại Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép vào 19.01.1974. Quần đảo đó là thuộc chủ quyền thiêng liêng của nước Việt Nam, lúc đó do VNCH đang cai quản. Hiện nay, tôi là công dân Đức gốc Việt. Tôi là nhà hoạt động tôn giáo. Tôi mong muốn Việt Nam quê hương tôi không còn hiểm hoạ chiến tranh tang tóc như cuộc chiến Việt-Trung đẫm máu cách đây 35 năm. Tôi muốn các quyền con người phổ quát của quốc tế được thực thi ở Việt Nam để những phật tử nói riêng và tất cả người dân Việt nói chung được tự do hành đạo và được hưởng đầy đủ các giá trị cơ bản ấy…

Không biết có phải vì không thỏa mãn với câu trả lời đó mà ông ta đã rất lịch lãm xin phép rút lui. Cáo bận khi phim tư liệu Lạng Sơn – Takano chuẩn bị trình chiếu. Bù lại cử toạ (ông Peter Dörsam – ứng viên chức Thị trưởng của Gemeide Tostedt) cho rằng, những quan điểm khác trong trong đời sống chính trị ở một thể chế dân chủ là rất bình thường. Một xã hội mà không có đối lập thì chả khác nào một con bệnh không có sức đề kháng. Như cuộc tranh luận giữa (cực) tả và (cực) hữu. Luôn tồn tại ở Đức kể từ ngày lập quốc. Vai trò của nhà nước là phải biết điều tiết không cho các xung đột ấy phá vỡ các thiết chế tự do dân chủ của xã hội. Vận dụng vào cuộc tranh chấp Việt-Trung trong qúa khứ cũng như hiện tại, người Đức chúng tôi không quan tâm tới chuyện 2 chế độ cộng sản ấy đánh nhau ra sao. Nhưng chúng tôi quan tâm tới các xung đột đó đã ảnh hưởng ra sao tới sự ổn định của khu vực Đông Nam Á nói riêng và hòa bình thế giới nói chung. Bất ổn ở thị trường quan trọng ấy, một nước có thế mạnh về xuất khẩu như Đức cũng vô cùng quan ngại…

Các hiểm họa từ lối làm ăn chụp giật của Hoa lục trong việc tung ra thị trường những sản phẩm giá rẻ nhưng độc hại cho người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cũng được 3 cử toạ (hai chàng trai và một chàng rể xứ Việt) nêu ra đã gây được sự chú ý của khán phòng ở gần cuối buổi hội thảo.

Trước khi bế mạc, bộ phim tư liệu qúi của cố đạo diễn Trần Thịnh (Hãng phim TLKH TW – Hà Nội) cũng gây ấn tượng mạnh cho tất cả người xem. Vừa ăn bánh ngọt vừa xem phim cũng làm cho không khí buổi hội thảo trở nên ấm cúng thân mật hơn!

Chắc các tiền bối (bác Trần Thịnh cũng như các anh hùng liệt sỹ và nạn nhân của cuộc chiến biên giới Việt-Trung 35 năm trước) cũng được an ủi phần nào…

Xin post lên vài hình ảnh tiêu biểu của buổi hội thảo ở Tostedt – 07.03.2014:

Quang cảnh buổi Hội thảo Tostedt - CHLB Đức ngày 07.03.2014

Quang cảnh buổi Hội thảo Tostedt – CHLB Đức ngày 07.03.2014

Bà Tamara-Booswagner và ông Phạm Công Hoàng chủ toạ cuộc hội thảo.

Bà Tamara-Booswagner và ông Phạm Công Hoàng chủ toạ cuộc hội thảo.

Ông Hoàng Mạnh Tiến và ông Trần Anh Tú, cử toạ viên của buổi hội thảo.

Ông Hoàng Mạnh Tiến và ông Trần Anh Tú, cử toạ viên của buổi hội thảo.

Nữ phóng viên Marquat - Reporterin Wochenblatt (Báo địa phương).

Nữ phóng viên Marquat – Reporterin Wochenblatt (Báo địa phương).

Chủ nhà Tamara đi phát tài liệu tới từng cử toạ tham dự hội thảo.

Chủ nhà Tamara đi phát tài liệu tới từng cử toạ tham dự hội thảo.

Một trang thông tin trong tập tài liều hội thảo.

Một trang thông tin trong tập TL hội thảo.

Các cử tọa viên người Đức tham dự hội thảo.

Các cử tọa viên người Đức tham dự hội thảo.

Các cử toạ người Việt...

Các cử toạ người Việt…

Tập tài liệu được đưa ra thảo luận.

Tập tài liệu được đưa ra thảo luận.

Chủ tọa phân tích các nội dung chính của buổi hội thảo.

Chủ tọa phân tích các nội dung chính của buổi hội thảo.

Doanh nhân Volker Elstermann

Doanh nhân Volker Elstermann

Bà Christine Bachmann -  Thành viên của Piraten Partei.

Bà Christine Bachmann – Thành viên của Piraten Partei.

Ông Peter Dörsam - Ứng viên Thị trưởng TP Tostedt.

Ông Peter Dörsam – Ứng viên Thị trưởng Gemeide Tostedt.

Thảo luận sôi nổi quanh các cuộc xung đột ở biển Đông.

Thảo luận sôi nổi quanh các cuộc xung đột ở biển Đông.

Ông Phạm Công Hoàng đang lắng nghe các ý kiến phản biện của cử toạ.

Ông Phạm Công Hoàng đang lắng nghe các ý kiến phản biện của cử toạ.

Tranh luận giữa các cử toạ.

Tranh luận giữa các cử toạ.

Ông Trần Anh Tú đưa ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hợp tác làm ăn kinh tế.

Ông Trần Anh Tú đưa ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hợp tác làm ăn kinh tế.

Phản biện của doanh nhân  Elstermann.

Phản biện của doanh nhân Elstermann.

Một góc buổi tọa đàm.

Một góc buổi tọa đàm.

Ông Phạm Công Hoàng đang bảo vệ những luận điểm mà mình đưa ra.

Ông Phạm Công Hoàng đang bảo vệ những luận điểm mà mình đưa ra.

Ông Gurnna Branht, nguyên phụ trách Trung tâm Thanh thiếu niên TP Tostedt phát biểu.

Ông Gurnna Branht, nguyên phụ trách Trung tâm Thanh thiếu niên G. Tostedt phát biểu.

Ứng viên Thị trưởng TP Tostedt đang lắng nghe...

Ứng viên Thị trưởng Gemeide Tostedt đang lắng nghe…

Phần xem phim Lạng Sơn - Takano của cố đạo diễn Trần Thịnh s/x năm 1979.

Phần xem phim Lạng Sơn – Takano của cố đạo diễn Trần Thịnh s/x năm 1979.

Các cử tọa người Việt chăm chú theo dõi màn hình.

Các cử tọa người Việt chăm chú theo dõi màn hình.

Đồng nghiệp Nhật Bản của cố phóng viên Takano đang kể lại sự kiện...

Đồng nghiệp Nhật Bản của cố phóng viên Takano đang kể lại sự kiện…

Mọi người xúc động trước những sự kiện diễn ra cách đây 35 năm...

Mọi người xúc động trước những sự kiện diễn ra cách đây 35 năm…

Hậu duệ của cố đạo diễn Trần Thịnh kể lại câu chuyện làm phim của người cha...

Hậu duệ của cố đạo diễn Trần Thịnh kể lại câu chuyện làm phim của người cha…

Ông Peter Dörsam phát biểu sau khi xem phim...

Ông Peter Dörsam phát biểu sau khi xem phim…

Bà đảng trưởng SPD chụp ảnh lưu niệm với bà con người Việt.

Bà đảng trưởng SPD chụp ảnh lưu niệm với bà con người Việt.

Con bố "Thịnh Râu" cũng không chịu kém miếng...

Con bố “Thịnh Râu” cũng không chịu kém miếng…

Gocomay

__________________

814 – Vui xuân mới xa quê vẫn nhớ tới Hoàng – Trường Sa!

HS-TS là chủ quyền thiêng liêng của VN

HS-TS là chủ quyền thiêng liêng của VN

Đó là câu nói của chú Hoàng Mạnh Tiến với tôi khi màn múa quạt của chị em tốp múa U 50 tưởng như kết thúc. Thấy tôi hơi ngỡ ngàng, vừa níu tay tôi, chú nói: Xin bác phó nháy hãy nán lại một phút chụp cho đầy đủ hai cái nón Việt nhí bên phải của hình chữ S này, để cho cả thế gian này biết rằng Hoàng Sa – Trường Sa vẫn mãi mãi không bao giờ tách rời đất mẹ Việt Nam…

* * *

Thiệp mời đón xuân năm mới tới tay tôi cả gần tháng trước. Vậy mà hôm nay con “chiến mã” (xe hơi) của tôi lại bị lá bánh chưng dính cẳng hay sao cứ khủng khỉnh lề mề, làm tôi đến trễ gần tiếng đồng hồ. May mà còn vớt vát được phần cuối màn múa sư tử mở đầu đêm liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn”.

Chú Thắng Kều thành viên chính trong đội lân của Hội.

Chú Thắng Kều thành viên chính trong đội lân của Hội.

Tay bắt mặt mừng, các chú khoe với tôi, sư tử của Hội (Người Việt Landkreis Harburg) tuy không biết leo chèo nhào lộn như sư tử của các hội đoàn khác (ý nói múa sư tử như kiểu của Trung Hoa). Nhưng nó là sản phẩm được anh em đặt mua từ Việt Nam mang sang, nên cách biểu diễn dù không đúng với nguyên bản, cũng gần với phong cách Việt hơn…

Đón xuân xứ người hôm nay, trời có chiều ấm hơn so với những ngày giáp tết. Đặc biệt đường xá có chút mưa xuân nhè nhẹ, mặt đường ướt mà không trơn. Làm ta cứ ngỡ như đang đi dưới trời xuân quê hương năm nào. Còn nguyên cái ren rét, âm ẩm cùng với làn sương bay là là ven đường trong tiết xuân sang. Chỉ khác, nếu tết nhất ở ta vào giờ này thì đường đông nghịt, ở đây tĩnh lặng vô cùng. Những tiếng còi công an ré lên trong đêm xuân, là chưa bao giờ thấy. Người bản xứ có thói quen, sau giao thừa hay những dịp cuối tuần, mọi người thường nghỉ ngơi ở nhà sau cả năm, cả tuần lao động miệt mài…

Nhớ nghề, tôi lôi chiếc Lumix trong túi áo ra nháy lia liạ. Gặp lúc chú Thắng Kều vừa trút bộ đồ múa sư tử xong, tới kéo tay tôi nằng nặc đòi: anh em mình phải ra kiếm chút mồi nóng mà uống bia cho nó khí thế đã. Với ánh mắt thân tình của Thắng, thật khó mà khước từ.

Quầy bán đồ ăn ở kế bên hội trường chính.

Quầy bán đồ ăn ở kế bên hội trường chính.

Vừa ngồi chưa ấm chỗ, thấy tiếng nhạc quê hương cất lên, đành xin lỗi Thắng để ra nháy vài tấm, ai nỡ phụ công sức của các chị em, các cháu đã công phu luyện tập suốt cả tháng trời.

Mang cái nghiệp phó nháy (dù chẳng ai thuê mướn), khi đam mê nghề chưa cạn, trong các cuộc vui, thật khó chu toàn được với tất cả bạn bè. Kể từ cái bắt tay, lời chào, lời chúc nhau. Cho dù hàng năm nay mới gặp lại. Rất mong mọi người thể tất cho.

Người Việt mình, khi đã sống lâu ở xứ người (“không ai cần ai”), ít nhiều không thể cứ giữ mãi lối sống kiểu “tối lửa tắt đèn” như bên nhà. Nhiều sinh hoạt cộng đồng càng lạt phai theo thâm niên xa xứ. Mặc dù vậy, cái qúi nhất mà Hội Người Việt ở Harburg vẫn duy trì ổn định được là 3 cái lễ lớn trong năm. Chả xin xỏ đồng xu cắc bạc nào của chính quyền, anh chị em vẫn duy trì được tương đối những nét văn hóa độc đáo của quê hương. Từ các món ẩm thực tới các phong tục đầu năm ở xứ mình. Ngoài số anh chị em đi làm hãng hay các nghề tự do, những anh chị em làm quán hay kinh doanh nhà hàng ăn uống những ngày cuối tuần (củ mật) như ngày này là khó mà tham dự được.

Song nhớ ngày trọng đại của dân tộc, vẫn nhiệt tình ủng hộ từ xa cả vật chất lẫn tinh thần. Như cô Chiên, vốn là dâu con xứ Đoài quê tôi, hiện là chủ một Restaurant ở Tostedt, hoàn cảnh cũng chẳng xông xênh gì, vẫn gửi tặng Hội 200 Euro thêm vào khoản tiền để mua phần thưởng sổ số và qùa lì xì cho các cháu.

Ông bà già người Đức hôm nay trúng thưởng liên tiếp hai lần...

Ông bà già người Đức hôm nay trúng thưởng liên tiếp hai lần…

Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới sự ủng hộ nhiệt tình của những người Đức yêu văn hóa Việt bằng cách đầu xuân năm mới nào cũng mua rất nhiều sổ số Tombola. Số tiền bỏ ra có khi hàng chục mà trúng giải to cũng chẳng bù lại được một phần. Song ai cũng vui, cho đó là sự may mắn trong đời vậy!

Nhờ trời thương, tết này các “khách” người bản xứ đều trúng thưởng. Có người trúng tới hai giải liền. Nào có nhiều nhặn gì cho cam, giải độc đắc (cao nhất) bằng tiền mặt mới có 50 € – tương đương gần triệu rưỡi VNĐ (tựa như tút thuốc lá, chai rượu mùi, bánh thuốc lào hay cân chè móc câu trong các giải trò chơi đấu vật, chọi gà, cờ bỏi… đầu xuân xưa ở quê mình).

Năm nay nhà phân phối vé Tombola do “hoa khôi biểu tình chống Tàu” – Thu Hà diện áo lụa Hà Đông lượt là đi chào mời mọi người. Thảo nào vèo cái đã bán sạch không còn vé nào. Máu ham đỏ đen, một số anh chị em đến vui xuân nhưng chỉ để binh sập xám; tiến lên hay ba cây. Song hễ Thu Hà đáo qua ai cũng hưởng ứng nhiệt thành.

Gần cuối liên hoan văn nghệ, thấy 5 chàng “ngự lâm” trẻ măng đang tu nghiệp ở Học viện Quân sự của Bundeswehr (Quân đội Đức) trên Hamburg cũng tới góp vui. Các chàng chai mũi tẹt da vàng này là con cái nhà ai? Cha mẹ họ vào nước Đức bằng đường biển hay đường hàng không? Tôi cũng không kịp hỏi. Chỉ thấy họ hát “5 anh em trên một chiếc xe tăng” thật ấn tượng.

"5 chàng ngự lâm" tới từ Học viện Quân sự Hamburg hào sảng ca bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng"!

“5 chàng ngự lâm” tới từ Học viện Quân sự Hamburg hào sảng ca bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”!

Rất có thể cái xe tăng này có gốc từ “bên kia chiến tuyến” với người thân của họ. Song họ vẫn hát, say mê, hết mình. Vì giai điệu mạnh mẽ của bài hát đã đành. Tôi như thấy trong huyết quản của họ có âm hưởng hào sảng của những Bạch Đằng; Chi Lăng; Đống Đa… năm xưa đang hiện về. Thì ra cái máu Việt đã theo mùa mùa xuân và tuổi trẻ hiển lộ nơi con người họ từ lúc nào rồi…

Gặp lại anh Trương Như ý (người đeo cà vạt đỏ, đi giầy giôn hôm biểu tình chống tàu ở Hamburg – 16.07.2011). Anh rót chút rượu nếp cái hoa vàng do gia đình anh tự cất mang từ quê nhà sang mời tôi. Đón chén rượu từ tay anh sao mà thơm thảo thế. Anh Ý cứ tiếc mãi, hôm 18.01.2014 vừa rồi anh không tới thắp hương cho các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa và Trường Sa vì anh đang nghỉ phép ở Việt Nam. Chia tay anh, tôi chỉ kịp ghi lại số điện thoại của anh, hẹn có dịp hàn huyên. Chả biết cái mong ước nhỏ nhoi đó có thành hiện thực không?

Sống ở xứ người có ai vô công dồi nghề bao giờ đâu. Mọi người đều bươn chải để kiếm sống. Cái câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” áp dụng ở đây vẫn đúng. Có khác chăng, xã hội người ta chả nỡ để ai, dù cơ hàn đến đâu phải đói khát hay mất nhân phẩm bao giờ. Thế mà có người cạn nghĩ, cho rằng, chỉ có mình (có công ăn việc làm thuận lợi) mới được ngẩng cao đầu. Từ đó sinh ra thói phân biệt kẻ trước người sau hay người Nam kẻ Bắc; người Đông kẻ Đoài… để xúc phạm và làm tổn thương nhau. Họ có biết đâu trời có che riêng ai, đất có chở mình ai?!

Nếu bạn chống lại cái xấu bằng một phương thức thậm chí còn xấu hơn, thì bạn đang đấu tranh cho ai: xã hội hay cái tôi của bạn? (…). Để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, bạn nên tự rèn luyện mình thành một hạt giống tốt, hay nên ngồi than thở và trách móc tình trạng bi đát hiện giờ? 

Những lời gan ruột đầu năm như thế của các bạn Hoàng Sa FC đang sống không mấy dễ chịu trong nước, chắc gì đã lay chuyển được những cái đầu hễ mở miệng ra là biện chứng hay thề quyết không đội trời chung với người cộng sản?!

Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa... trước LSQ TQ tại Hamburg - 18.01.2014.

Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa… trước LSQ TQ tại Hamburg – 18.01.2014.

Câu hỏi được nêu ra là, có phải những giọng lưỡi cực đoan ở cả hai cực (tả và hữu) luôn gầm gào chống các thế lực thù địch hoặc không bao giờ chấp nhận hoà giải hòa hợp với người cộng sản chính là tác nhân (dù vô tình hay cố ý) đang tạo đà cho tham vọng vô tiền khoáng hậu của “Giấc mơ Trung Hoa” hòng liếm trọn biển đảo quê hương mình.

Dư âm của buổi Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và biểu tình chống Tàu trước Tổng LSQ Trung Quốc tại Hamburg hôm 18.01.2014 vẫn còn đang sôi động trên các diễn đàn.

Ở trong nước, các trang có uy tín lớn như Bô-xít VNNguyễn Trọng TạoQuê Choa … đều đưa tin. Ở Hải Ngoại, các báo mạng có nhiều độc giả truy cập như Người Việt ở Đức hay Dân Luận ở Hoa Kỳ cùng nhiều trang blog và “Phây” cá nhân hay hội đoàn đang rất quan tâm. Đa phần đều hưởng ứng!

– Thật ấm lòng khi nhìn người Việt ở cả hai bên tập hợp vì một mục đích chung. Lá cờ chỉ có tính biểu tượng, nó không phải là lý do ngăn cản người Việt đến với người Việt. … chúng ta hãy cùng gạt bỏ sang bên sự khác biệt như bà con Hamburg nhé!

– Chắc chắn có nhiều người không vui, thậm chí lo lắng khi nhìn thấy cờ đỏ-cờ vàng cùng đứng chung một hàng ngũ. Tôi tin kẻ lo lắng nhất (dù có thể chỉ là lo xa) trong đám đó là bọn đầu sỏ ở Bắc Kinh, kế đó là bọn tay sai…

Biểu tình chống Tàu trước LSQ Trung Quốc tại Hamburg (16.07.2011)

Biểu tình chống Tàu trước LSQ Trung Quốc tại Hamburg (16.07.2011)

Đó là những chia xẻ tận đáy lòng của những người cùng ý nghĩ.

Làm ấm lòng bà con đã nhiệt tình tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và cuộc Biểu tình ở Hamburg ngày 16.07.2011 hơn hai năm trước.

Mặc dù vậy, cũng có người vẫn chưa thoát ra được nỗi sợ. Họ sợ mất buổi “cày” thêm cuối tuần. Họ còn sợ mất lòng đám chính giới thân Tàu hay họ thờ ơ với vận mệnh của quốc gia dân tộc? Lại có người tin rằng, cùng tôn vinh 74 tử sỹ Hoàng Sa và 64 liệt sỹ ở Hoàng Sa ngã xuống vì đất nước nhưng khác nhau về màu cờ sắc áo như thế là “diễn biến hòa bình” hay “làm suy yếu tiềm năng chống cộng của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại?

Nỗi sợ vẩn vơ nhiều thứ lắm. Có người giương cao ngọn cờ yêu nước bằng tiếng chửi độc địa. Chửi cho oai, chửi văng mạng cho đỡ sợ. Chửi cả đất trời, làng nước. Chửi không từ một ai. Chửi còn giỏi hơn anh Chí của cụ Nam Cao xưa. Chả biết nói sao với những ngữ ấy nữa. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo dùm!

Tài hèn đức mọn như kẻ đang viết những dòng này đâu dám ngông cuồng đòi đội đá vá trời. Chỉ ví mình như kiếp tằm tang, đã ăn lá dâu xanh, được sống trong tình thương yêu của bá tánh!

Tằm tôi xin nguyện… đến thác vẫn còn vương tơ!….

Gocomay

* * *

Một số hình ảnh vui xuân Giáp Ngọ – 2014 của Hội Người Việt Landkreis Harburg

Màn múa lân khai hội xuân đêm mùng 2 tết Giáp Ngọ - 01.02.2014

Màn múa lân khai hội xuân đêm mùng 2 tết Giáp Ngọ – 01.02.2014

Các "phóng viên nghiệp dư" đang tác nghiệp...

Các “phóng viên nghiệp dư” đang tác nghiệp…

Chàng rể Tây yêu Việt Nam nhiệt thành hôm nay làm chân quay Camera cho Hội.

Chàng rể Tây yêu Việt Nam nhiệt thành hôm nay làm chân quay Camera cho Hội.

Vợ của chàng hôm nay đảm nhận bán đồ ăn chay cho Hội ở gian bên cạnh...

Vợ của chàng hôm nay đảm nhận bán đồ ăn chay cho Hội ở gian bên cạnh…

Hai ủy viên BCH này luôn bận rộn trong bếp... nên chưa bao giờ được thưởng thức trọn vẹn một tiết mục văn nghệ bao giờ.

Hai ủy viên BCH này luôn bận rộn trong bếp… nên chưa bao giờ được thưởng thức trọn vẹn một tiết mục văn nghệ bao giờ.

Những bóng hồn này cũng vậy phải vừa làm "diễn viên" vừa bán hàng gây quỹ...

Những bóng hồng này cũng vậy phải vừa làm “diễn viên” vừa bán hàng gây quỹ…

UV BCH Thanh Hoài hôm nay không phải bán bia mà vào làm chuyên viêm âm thanh...

UV BCH Thanh Hoài hôm nay không phải bán bia mà vào làm chuyên viên âm thanh…

Chủ tịch Hội - Hoàng Mạnh Tiến cả tuần nay quần quật lo công tác chuẩn bị mà vẫn kịp đóng bộ củ lên điều khiểm cuộc vui...

Chủ tịch Hội – Hoàng Mạnh Tiến cả tuần nay quần quật lo công tác chuẩn bị mà vẫn kịp đóng bộ củ lên điều khiển cuộc vui…

Anh "voi" (Thắng Kều) vừa thay xong y phục ra mời tôi đi uống bia lấy may đầu năm...

Anh “voi” (Thắng Kều) vừa thay xong y phục ra mời tôi đi uống bia lấy may đầu năm…

Màn "Trống cơm" được các diễn viên nhí biểu diễn khá ấn tượng!

Màn “Trống cơm” được các diễn viên nhí biểu diễn khá ấn tượng!
Wà phu nhân của anh Vũ Thành An hôn nay diện bộ cánh màu thanh thiên khá bắt mắt!

Phu nhân của anh Vũ Thành An hôm nay diện bộ cánh màu thanh thiên khá bắt mắt!

Các cháu bé hôm nay súng sính trong bộ áo dài được may từ VN mang sang...

Các cháu bé hôm nay súng sính trong bộ áo dài được may từ VN mang sang…

Đội vũ măng non của Hội hôm nay cũng nó lá áo dài ba miền như ai...

Đội vũ măng non của Hội hôm nay cũng nón lá áo dài ba miền như ai…

Hôm nay UV BCH Vũ Quang Hải rất thành công trong những màn song ca đặc sắc đón xuân.

Hôm nay UV BCH Vũ Quang Hải rất thành công trong màn song ca đặc sắc đón xuân.

Phó Hội trưởng Hoàng Tuấn đang thể hiện bài "Thư tình của người lính biển"

Phó Hội trưởng Hoàng Tuấn đang thể hiện bài “Thư tình của người lính biển”

Ai ca cứ ca, ai nhậu cứ nhậu. Cả năm mới có ngày đại hỷ như thế này cùng bạn hữu...

Ai ca cứ ca, ai nhậu cứ nhậu. Cả năm mới có ngày đại hỷ như thế này cùng bạn hữu…

Các thân hữu tới từ Hamburg cụng ly chúc nhau năm mới "Mã đáo thành công"!

Các thân hữu tới từ Hamburg cụng ly chúc nhau năm mới “Mã đáo thành công”!

Ông cháu "đít sắt" của tôi hôm nay chỉ thích vui cùng bạn bè chứ không thiết gì đến ông bà...

Ông cháu “đít sắt” của tôi hôm nay chỉ thích vui cùng bạn bè chứ không thiết gì đến ông bà…
Hoa khôi biểu tình chống Tàu năm cũ, vì vướng con nhỏ mới sinh nên lỡ hẹn với mọi người hôm 18.01 mà vẫn xuýt xoa tiếc nuối...

Hoa khôi biểu tình chống Tàu năm cũ, vì vướng con nhỏ mới sinh nên lỡ hẹn với mọi người hôm 18.01 mà vẫn xuýt xoa tiếc nuối…

Các thân hữu người Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan cũng tới chung vui và thưởng thức các món ẩm thực của Việt Nam!

Các thân hữu người Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan cũng tới chung vui và thưởng thức các món ẩm thực của Việt Nam!

Một gia đình Đức - Việt với những cháu bé mang hai dòng máu xinh xắn đáng yêu!

Một gia đình Đức – Việt với những cháu bé mang hai dòng máu xinh xắn đáng yêu!

Vợ chồng thân hữu già người Đức không dịp vui nào của người Việt mà vắng mặt!

Vợ chồng thân hữu già người Đức không dịp vui nào của người Việt mà vắng mặt!

Cô Dinh một giọng ca vàng của Hội hôm nay thể hiện khá thành công.

Cô Dinh một giọng ca vàng của Hội hôm nay thể hiện khá thành công.

Hoa khôi Thu Hà đang chỉnh trang lại sắc đẹp chuẩn bị lên biểu diễn màn múa ấn tượng!

Hoa khôi Thu Hà đang chỉnh trang lại sắc đẹp chuẩn bị lên biểu diễn màn múa ấn tượng!

Kim Phượng cũng trang điểm xong đang nóng lòng chờ màn múa...

Kim Phượng cũng trang điểm xong đang nóng lòng chờ màn múa…

Danh ca Hoàng Tuấn hôm nay diện ca-la-vát đỏ lên giới thiệu các tiết mục văn nghệ.

Danh ca Hoàng Tuấn hôm nay diện ca-la-vát đỏ lên giới thiệu các tiết mục văn nghệ.

Tam Ca Dương Ngọc Hồng đang thể hiện ca khúc "Tâm sự nàng xuân"

Tam Ca Dương Ngọc Hồng đang thể hiện ca khúc “Tâm sự nàng xuân”

Khán giả phía cuối hội trường

Khán giả phía cuối hội trường
Đơn ca nam

Đơn ca nam

Nhóm đánh bài 3 cây ở gian bên cạnh hội trường.

Nhóm đánh bài 3 cây ở gian bên cạnh hội trường.

Nhóm đánh tiến lên cũng được một số chị em rất mê...

Nhóm đánh tiến lên cũng được một số chị em rất mê…

Một số cháu choai choai chỉ thích món thục Pia thôi

Một số cháu choai choai chỉ thích món thục Pi-a thôi

Hội trường đông kín người...

Hội trường đông kín người…

Màn múa quạt khá ấn tượng!

Màn múa quạt khá ấn tượng!

Biên đạo múa trẻ tiềm năng của Hội!

Biên đạo múa trẻ tiềm năng của Hội!

Màn múa nón

Màn múa nón

Quạt lượn uốn thành chữ S - hình Tổ quốc Việt Nam...

Quạt lượn thành chữ S – hình Tổ quốc Việt Nam…

… và đây Hoàng Sa thân yêu. Hiện đang bị “bạn vàng” chiếm đóng trái phép!

… và đây Hoàng Sa thân yêu. Hiện đang bị “bạn vàng” chiếm đóng trái phép!

Đây Hoàng Sa – Trường Sa lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời đất mẹ Việt Nam!

Đây Hoàng Sa – Trường Sa lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời đất mẹ Việt Nam!

Tặng hoa khích lệ tinh thần của chị em đội múa.

Tặng hoa khích lệ tinh thần của chị em đội múa.

Làm dáng chụp ảnh khoe trên "Phây" cũng được các thành viên choai choai rất ưa chuộng...

Làm dáng chụp ảnh khoe trên “Phây” cũng được các thành viên choai choai rất ưa chuộng…

Vở kịch "Tết xa quê" do nhóm kịch của Hội thể hiện.

Vở kịch “Tết xa quê” do nhóm kịch của Hội thể hiện.

"5 chàng ngự lâm" tới tự Học viện Quân sự Hamburg với bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng"!

“5 chàng ngự lâm” tới tự HV Quân sự Hamburg với bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”!

Giới thiệu phần quay sổ số Tombola do các cháu Ban múa thiếu nhi thực hiện.

Giới thiệu phần quay sổ số Tombola do các cháu Ban múa thiếu nhi thực hiện.

Quay số cho các hạng mục giải thường.

Quay số cho các hạng mục giải thường.

Công bố kết qủa giải thưởng...

Công bố kết qủa giải thưởng…

So kết qủa...

So kết qủa…

Trao phần thưởng cho người trúng giải...

Trao phần thưởng cho người trúng giải…

Trao giải thưởng

Trao giải thưởng

Trao giải

Trao giải

Chàng rể Đức hôm nay trúng giải khuyến khích!

Chàng rể Đức hôm nay trúng giải khuyến khích!

Hai mẹ con rất phấn khởi với chiếc máy pha cà-phê trúng thưởng!

Hai mẹ con rất phấn khởi với chiếc máy pha cà-phê trúng thưởng!

Cô "diễn viên" đội kịch rất vui với chiếc máy làm bánh mỳ...

Cô “diễn viên” đội kịch rất vui với chiếc máy làm bánh mỳ…

Cô Hồng lại rất có duyên với những chiếc đồng hồ...

Cô Hồng lại rất có duyên với những chiếc đồng hồ…

Phong tục mừng tuổi (lì xì) năm mới là sự háo hức của tất cả đám trẻ con!

Phong tục mừng tuổi (lì xì) năm mới là sự háo hức của tất cả đám trẻ con!

Đã đến đây tất cả các cháu đều nhận được qùa lì xì của Hội...

Đã đến đây tất cả các cháu đều nhận được qùa lì xì của Hội…

Dù mang hai dòng máu nhưng mong các cháu chớ quên quê ngoại của các cháu nhé!

Dù mang hai dòng máu nhưng mong các cháu chớ quên quê ngoại của các cháu nhé!

Chào cháu Vinh, bác nhớ cháu đã có mặt trong cuộc biểu tình vừa rồi...

Chào cháu Vinh, bác nhớ cháu đã có mặt trong cuộc biểu tình vừa rồi…

Cháu mang nón tượng trưng cho Hoàn Sa hay Trường Sa?

Cháu mang nón tượng trưng cho Hoàn Sa hay Trường Sa?

Cuộc vui xuân còn dài mà thấy chàng rể Đức cứ thích chụp ảnh với đầu lân và phông.

Cuộc vui xuân còn dài mà thấy chàng rể Đức cứ thích chụp ảnh với đầu lân và phông.

Tôi liền nhảy lên sân khấu xin chụp ké kiểu ảnh lấy may, he he...

Tôi liền nhảy lên sân khấu xin chụp ké kiểu ảnh lấy may, he he…

Ảnh: Gocomay, Hoàng Tiến & Hoàng Tuấn

__________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ