778 – Pháp y Vĩnh Phúc đã làm xấu mặt bác Cả Trọng?

Ít nhất 1000 người dân mang quan tài đi biểu tình vào ngày 17/3 tại TP Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc. Ảnh DLB

Ít nhất 1000 người (17.3) mang quan tài đi biểu tình tại TP Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc. Ảnh DLB

Chưa đầy 3 tuần sau chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng “Các đồng chí phải xử lý cái này” (xem  đây), thì các cơ quan chức năng Vĩnh Phúc đã để xẩy ra vụ «hơn 1000 dân» mang quan tài của thanh niên Nguyễn Tuấn Anh lên thành phố để đòi điều tra và trừng phạt thủ phạm giết người là «con rể của chủ tịch tỉnh» Phùng Quang Hùng (xem ở đây).

Để phản đối kết luận của cơ quan pháp y, hơn ngàn dân TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc khiêng quan tài nạn nhân đi đòi công lý. Ảnh: Dân Trí

Để phản đối kết luận của cơ quan pháp y, hơn ngàn dân TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc khiêng quan tài nạn nhân đi đòi công lý. Ảnh: Dân Trí

Một độc giả phản hồi trên báo Dân Trí của quốc doanh tỏ ra băn khoăn: “Ban đầu, Lực lượng công an có mặt cùng cơ quan pháp y tiến hành khám nghiệm. Tuy nhiên cơ quan pháp y lại cho rằng: “nạn nhân bị tử vong là do uống rượu say, ngã xuống nước và chết đuối”. Vậy mà bây giờ bắt tạm giam 5 người liên quan là sao?, thật nhiều lúc không còn tin vào lương tâm của một số cán bộ này nữa!” (Thanh Khuong (3/18/2013 1:29:00 PM) maiyeu@gmail.com)

Thưa bạn Thanh Khương, đó chính là hậu qủa của việc nhất nguyên độc đảng và tam quyền không phân lập đấy bạn ạ! Chính nó là nguyên nhân của hàng chục cái chết mờ ám ở trong các đồn công an trong thời gian qua. Đều được các cơ quan chức năng (công an+pháp y) khám nghiệm và có kết luận nghe rất vớ vẩn thế đó!

Như cái chết của anh Huỳnh Công Nhựt ở đồn CA huyện Bến Cát Bình Dương ngày 25.04.2011, được kết luận là ân hận, tử tử bằng sợi giây sạc pin điện thoại cầm tay. Có để lại “lá thư tuyệt mệnh”.

Hoặc trường hợp của anh Nguyễn Văn Khương (tên trùng với bạn), 21 tuổi, chết ở đồn CA huyện Tân Yên Bắc Giang vào ngày 23.07.1010, được kết luận là “bị cảm” khi đang ngồi trên ghế trong nhà công an.

Cái chết của anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết ở đồn CA huyện Điện Bàn ngày 10.05.2010, được kết luận là “tự tử bằng dây buộc giầy”. Mặc dù “Khi gia đình khâm lim, phát hin thi th anh Khánh không bình thường. T phn ngc xung hai bên sườn có du giày in đm và tím bm nhiu ch…. (nguồn báo Lao Động).

Trường hợp anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết ở đồn CA Quận Hai Bà Trưng Hà Nội vào ngày 21.01.2010, được cho là lao đầu vào ghế băng ở đồn CA tự vẫn.

Xa hơn, anh Đặng Đình Trung ở xã Tiên Động, Hải Dương chết chỉ vài tiếng sau khi bị công an “trói dây thừng mang đi “vì “giẫm lên gạch” và “đốt rơm” của một người trong xã hôm 28/11/2009. Được kết luận là do “Xut huyết mch mc treo rut, chy máu bng do xơ gan (Báo Việtnamnet)

Kể ra thì còn nhiều vụ mờ ám lắm! Đa số nạn nhận đều đang ở độ tuổi thanh niên sung sức mà bỗng dưng chết thảm, chết bất đắc kỳ tử, chết oan ức như vậy. Tất cả đều được cơ quan chức năng (có giám định pháp y) cho là do tự tử, cảm mạo, tai nạn hay bệnh tật nan y… thì ai cũng biết cái nền “dân chủ pháp trị” ở xứ ta là như thế nào rồi.

Trở lại vụ đang nóng ở Vĩnh Phúc, nếu không có việc đích thân bác Cả Trọng – đương kim TBT, người có ngôi vị cao nhất chế độ này, vừa có chuyến kinh lý, lên án và yêu cầu xử lý những ai đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập… Cho đó là suy thoái tư tưởng và đạo đức. Thì hỡi ôi Vĩnh Phúc mần vụ lý giải về cái chết của chàng thanh niên 27 tuổi khoẻ mạnh này bằng kết luận của pháp y “cho rằng nạn nhân bị tử vong là do say rượu, ngã nước chết đuối” (xem ở đây) thì chả khác nào bôi bác vị đảng trưởng đáng kính vậy!

Bởi ai chả biết, chế độ chuyên quyền độc đoán, không có tam quyền phân lập từ trung ương tới các địa phương. Là căn nguyên dẫn đến các vụ án oan sai. Nhất là các vụ án liên quan đến những cái chết thương tâm của người dân thấp cổ bé miệng ở các đồn công an bởi sự lạm quyền của cá nhân viên công lực coi mạng dân đen như cỏ rác.

Hàng trăm người khiêng quan tài nạn nhân qua nhiều tuyến phố Vĩnh Yên...- Ảnh Dân Trí

Hàng trăm người khiêng quan tài nạn nhân qua nhiều tuyến phố Vĩnh Yên…- Ảnh Dân Trí

Nay cái chết của thanh niên 27 tuổi Nguyễn Anh Tuấn, tuy không phải chết trong đồn công an, bởi tay các chiến sỹ “còn đảng còn mình”. Nhưng nghi can bị tố cáo là con rể của đương kim Chủ tịch tỉnh Phùng Quang Hùng (người chắc chắn là đã thấm nhuận lời úy lạo của TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 25/2/2013 vừa rồi). Đã để cho dân nổi giận tới mức kéo cả ngàn người mang quan tài nạn nhân (đã bốc mùi) đi giễu khắp các phố của thủ phủ tỉnh nhà. Như thế, có phải đã làm ô uế cái thành phố mà người đứng đầu chế độ vừa tới thăm không?

Nếu người con rể của ông Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc – nhà ở cách nơi xẩy ra án mạng có “my chc mét”; “đêm đó v chng nó ng  nhà không liên quan  gì… không biết gì…” đến “cái nhóm thanh niên ung rượu, đánh nhau… lúc 11, 12h đêm”… như ông Hùng trả nhời trên BBC hôm qua (17/3) thì thật khôi hài.

Nếu gia đình nạn nhân không làm mạnh, với cả ngàn người dân hưởng ứng thì liệu cơ quan chức năng của Vĩnh Phúc có phủ nhận toàn bộ kết qủa khám nghiệm tử thi ban đầu của cơ quan pháp y (khẳng định nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh tử vong do ‘say rượu’, ‘sặc nước’, ‘chết đuối’)? Để khởi tố vụ án ‘giết người’, thực hiện lệnh bắt giam 5 nghi phạm là Phùng Mạnh Tuấn (21 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc); Phùng Đức Tú (tức Đen, 19 tuổi ở Tam Dương); Nguyễn Văn Tính (16 tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng); Nguyễn Văn Định (30 tuổi ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) và Đặng Quốc Tú (33 tuổi ở TX. Phú Thọ) hay không?

Mặc dù ông Chủ tịch Phùng Quang Hùng vẫn một mực khẳng định con rể và con gái ông này không liên quan đến vụ giết người. Nhưng có một số người dân (chưa muốn công khai danh tính) cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, cả con gái và con rể của ông Phùng Quang Hùng có mặt tại hiện trường nơi nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh bị giết. Hiện không rõ 2 nghi phạm giết người là Phùng Mạnh Tuấn, Phùng Đức Tú có họ hàng gì với Chủ tịch tỉnh Phùng Quang Hùng, hoặc Thiếu tướng – Giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc, Phùng Tiến Bộ hay không?

Nhưng rõ ràng thông qua hàng loạt các vụ việc thượng dẫn trên, tình trạng lạm dụng quyền hành để giết người đang có dấu hiệu phổ biến trong giới công quyền. Làm người dân bức xúc tới mức mang quan tài người bị đánh chết đi đòi công lý như đã diễn ra ở Vĩnh Yên hôm 17/3 vừa qua hay trước đó, ở Bắc Giang hồi 2010.

Hiện Pháp y trung ương vẫn chưa đưa ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Văn Khương - Nguồn: BBC

Hiện Pháp y trung ương vẫn chưa đưa ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Văn Khương – Nguồn: BBC

Trớ trêu thay, cái chết của anh Khương, cho tới nay vẫn chưa minh bạch, làm bức xúc công luận không ít. Thì vụ án tại Vĩnh Yên hôm nay cũng không ra ngoài cách giải quyết (“chìm xuồng” hay “để lâu cứt trâu hóa bùn”) như vụ Bắc Giang và hàng trăm vụ khác nếu kẻ thủ ác là công an hay con cái, hoặc cán bộ cao cấp của nhà nước.

Dù sao đây cũng là phép thử xem cái màn “Sửa đổi Hiến pháp” của các nhà “kiên định” này sẽ đi tới đâu. Nếu như những người lèo lái con thuyền quốc gia cũ nát vẫn cứ thích bơi ngược gió, ngược dòng… Cho tới khi bị biển nước mênh mông giận dữ “lật thuyền”, nhấn chìm xuống đáy đại dương. Thì e đó cũng là định mệnh. Mà điềm báo đã khởi phát từ mỗi cơn giông nhỏ tích cóp từ những ngày hôm nay!

Gocomay

* * *

PS: Một số hình ảnh vụ đem quan tài đi đòi công lý ở Vĩnh Yên ngày 18.03.2013

Nơi anh Nguyễn Tuấn Anh bị đánh chết, theo 1 số nguồn tin thì có khoảng 20 người tập trung đánh anh.

Nơi anh Nguyễn Tuấn Anh bị đánh chết, theo 1 số nguồn tin thì có khoảng 20 người tập trung đánh anh.

Nơi tìm thấy xác Nguyễn Tuấn Anh sau vài ngày dưới nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y kết luận say rượu ngã chết đuối.

Nơi tìm thấy xác Nguyễn Tuấn Anh sau vài ngày dưới nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y kết luận say rượu ngã chết đuối.

Chưa kể an ninh chìm, người dân ước tính có khoảng 2000 CA mặc sắc phục.

Chưa kể an ninh chìm, người dân ước tính có khoảng 2000 CA mặc sắc phục.

Gia đình túc trực bên quan tài nạn nhân.

Gia đình túc trực bên quan tài nạn nhân.

Học sinh tan học cũng kéo ra xem...

Học sinh tan học cũng kéo ra xem…

Người nhà kiên quyết không cho chôn.

Người nhà kiên quyết không cho chôn.

Người dân kéo đến ngày càng đông.

Người dân kéo đến ngày càng đông.

Công an làm thành hàng rào bao quanh nơi khám nghiệm tử thi lần 2

Công an làm thành hàng rào bao quanh nơi khám nghiệm tử thi lần 2

Cảnh sát được huy động từ các nơi về hỗ trợ...

Cảnh sát được huy động từ các nơi về hỗ trợ…

Rồi tỏa đi các ngả đường ngăn chặc từ xa...

Rồi tỏa đi các ngả đường ngăn chặn từ xa…

Và chốt chặt xung quanh nơi khám nghiệm tử thi.

Và chốt chặt xung quanh nơi khám nghiệm tử thi.

524934_501937336533933_985823003_n

481218_501850033209330_1625530124_n

Cả nữ công an cũng được huy động

Cả nữ công an cũng được huy động

Cận cảnh chiếc xe tang đi đòi công lý diễu qua các phố...

Cận cảnh chiếc xe tang đi đòi công lý diễu qua các phố…

Di ảnh nạn nhân

Di ảnh nạn nhân

Người dân chờ đợi kết qủa giám định pháp lần 2

Người dân chờ đợi kết qủa giám định pháp lần 2

Dù không quen biết, mọi người có mặt cũng tự nguyện góp tiền phúng viếng

Dù không quen biết, mọi người có mặt cũng tự nguyện góp tiền phúng viếng

Lực lượng cảnh sát cơ động được tăng cường thêm

Lực lượng cảnh sát cơ động được tăng cường thêm

Toàn cảnh khu vực mổ pháp y lần 2

Toàn cảnh khu vực mổ pháp y lần 2

Quang cảnh chờ đợi kết qủa pháp y lần 2

Quang cảnh chờ đợi kết qủa pháp y lần 2

5 đối tượng được cho là liên quan đến vụ án. Ảnh: Thanh Niên.

5 đối tượng được cho là liên quan đến vụ án. Ảnh: Thanh Niên.

vinhphuc-causieu16

Mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn.

Mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn.

Xe ca của công an chở các ông bà già đi theo xe tang đưa đi an táng nạn nhân

Xe ca của công an chở các ông bà già đi theo xe tang đưa đi an táng nạn nhân.

Anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bị đánh chết rồi ném xuống nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y lần 1 kết luận say rượu ngã chết đuối. Hôm sau mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn cất, anh Tuấn có 1 con lớn 2 tuổi, đứa con thứ 2 đang trong bụng mẹ.

Nguồn:  FB LANG LE

* * *

Video-clíp: Người dân đưa quan tài nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn đi đòi công lý

URL: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=elF7eXBN18s

URL: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=8p0YvDg4QFA

 ____________________

774 – Lực lượng vũ trang không phải trung thành với một đảng là phi chính trị?

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến - 4/2/2013

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013

Kiến nghị 7 điểm được khởi xướng bởi 72 nhân sỹ trí thức (gọi tắt: Kiến nghị 72), tính đến hôm nay (4/3 – đợt 20) đã có 6611 chữ ký hưởng ứng. Mặc dù vấp phải sự răn đe của hai ông đầu trò Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng vào các hôm 25 và 27/2. Tới ngày khoá sổ (31/3), chắc chắn con số sẽ còn tăng thêm. Điều này chứng tỏ, người dân Việt Nam đã dần vượt qua sợ hãi để vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Bất chấp mọi tai ương.

Một trong những điều gây tranh cãi nhiều nhất. Lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân Việt Nam), khi không còn phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam (như Kiến nghị thứ năm của các nhân sỹ) có phải là “phi chính trị“ như lời ông Trọng cảnh tỉnh hay không?

Với kiến thức còn hạn hẹp của mình, tôi có vài nhời thử “loạn bàn“ xem sao. Rất mong các bậc cao minh chỉ giáo để được sáng mắt thêm!

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Thông thường ở các nước dù khác nhau về hệ thống chính trị hay địa lý nhưng lực lượng vũ trang vẫn bao gồm

Lực lượng vũ trang (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia), lực lượng chiến đấu của nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninhquốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội….

những lực lượng chính là quân độicảnh sát và dân quân. Có nhiều nước chỉ tính quân đội.

Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống ngoại xâm.

Cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự nội địa.

Dân quân là lực lượng bán vũ trang, thường được các quốc gia tổ chức như là một lực lượng dự phòng nhằm huy động sức mạnh từ số đông quần chúng.

Ngoài ra, còn một lực lượng nữa cũng nằm trong lực lượng vũ trang là lực lượng an ninh, có trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia.

Còn theo Từ điển Tiếng Việt, Lực lượng vũ trang của một nước phải phục vụ cho mục đích chính trị.

Hai từ chính trị, tưởng đơn giản. Song hiểu cho thấu đáo không phải ai cũng tỏ tường.

Chính trị được người Trung Hoa thời cổ đại viết bằng chữ tượng hình như sau: 政治.

GS Nguyễn Ngọc Huy (1924 - 1990)

GS Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990)

Theo giải thích của GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), chữ chính, trong Hán văn gồm hai phần: bên trái là chữ chính có nghiã là ngay thẳng, bên phải là bộ phác hàm ý hành động. Chữ trị cũng gồm hai phần: bên trái là bộ thủy là nước, bên phải làn âm để đọc là trị. Theo nghiã đen, trị có nghiã là dùng thuốc để chữa bệnh. Chữ trị là bộ thủy, lúc ban sơ người Trung Hoa đã biết dùng thảo mộc nấu trong nước (sắc thuốc) đem uống (hoặc bôi) trị bệnh. Về sau chữ trị được mở rộng nghiã, chỉ việc dùng sự trừng phạt để loại bỏ những phàn tử hủ bại xấu xa khiến xã hội được ổn định.

Như thế, nghiã gốc của từ chính trị (政治) nói chung là việc làm ngay thẳng, lành mạnh.

Người Tây Phương cũng có định nghiã chính trị (politics, politique, polis *) một cách tương đồng – Học giả người Pháp – Jehan Bodin (15291596), viết trong bộ sách Republique (Cộng hòa), cho rằng: Chính trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung cho các gia đình ấy với một quyền lực tối cao“ (“République est un droit gouvernement de plusieurs ménages et de ce qui leur est commun, avec puissance souveraine”).

Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Trưởng đoàn)

Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên BT Bộ Tư pháp (Trưởng đoàn)

Trở lại với câu chuyện sửa đổi Hiến Pháp 1992, Kiến nghị 72 của các nhân sỹ (trong phần kiến nghị thứ năm) có đúng là “phi chính trị hóa quân đội“ như qui kết của TBT Nguyễn Phú Trọng? Khi kiến nghị cho rằng, mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân…. yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ cần trung thành với Tổ quốc và nhân dân… là đủ.

Trong chế độ toàn trị như ở xứ ta, những ai bị qui kết là “phi (vô) chính trị“ là một tội khá nặng. Tuy chỉ vài câu nói nhỏ nhẹ của ông Trọng ở Vĩnh Phúc hôm 25/2 “các đồng chí quan tâm xử lý cái này“. Nhưng đó chính là thông điệp mạnh mẽ của người đứng đầu chế độ. Nhằm mục đích ngăn chặn những ý kiến góp ý trái với khẩu vị của đảng. Cho dù, cách đây chưa lâu, vào ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ chính trị, TBT Nguyễn Phú Trọng ký Chỉ thị số 22-CT/TW về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chỉ thị nêu rõ: “Đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”.

Nhận xét về các phát biểu thiếu nhất quán của ông Trọng. Nhà báo Minh Diện đã chẩn ông Tổng bị mắc “căn bệnh” nói trước quên sau **.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Đại sứ ĐMTQ VN tại TQ: 1974-1987

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – Nguyên Đại sứ ĐMTQ VN tại TQ: 1974-1987

Còn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trả lời BBC ngày 28/2, cho rằng, điều này (quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông Vĩnh nói: “Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân.”

“Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?”

“Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội Đảng Cộng sản.” ***

Ngược với ý kiến của vị tướng già, Tạp chí Cộng sản ngày 1/3/2013, trong bài “Quân đội không thể và không nên trung lập” đã đanh thép đập lại: “Quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính quyền nhà nước. Mọi điều kêu gọi trung lập hay chia tách sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa, phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động…“  ****

Thật đúng là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay“. Chả nhẽ trên đời này có hai cách hiểu trái ngược nhau về chính trị hay chính trị có thể đổi thay theo thời tiết hoặc sức khoẻ tâm thần của từng con người?

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

Theo cảm nhận của tôi, chính câu nói của ông Trọng hôm 25/2 mới là “phi chính trị“. Bởi vì nếu xét theo tiêu chí chính trị là một việc làm chính danh, đạo đức (ngay thẳng) thì sự riêng sự nói trước quên sau (nuốt lời) đã thể hiện đầy đủ tính phi chính trị của người cầm quyền. Còn Tướng Vĩnh nói riêng và 72 nhân sỹ trí thức hàng đầu nói chung đã bày tỏ thái độ chính trị rõ ràng và tích cực. Khi hưởng ứng lời kêu gọi của đảng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết.. đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật mà viết rằng: “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản ViệtNam“.

Bởi chỉ thây ma của chế độ phong kiến lạc hậu. Hay các thể chế quân phiệt phát xít mới khăng khăng bắt các lực lượng vũ trang phải trung thành với ngôi báu (quyền cai trị) bất chấp quyền lợi của nhân dân và quyền lợi và an nguy của quốc gia dân tộc.

Có ý kiến còn ngộ nhận rằng: “nếu nói “Quân đội nhân dân Việt nam chỉ cần trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, và nhân dân Việt Nam” là còn trừu tượng, chưa đầy đủ và chưa cụ thể…. “muốn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, Quân đội trước tiên phải trung thành với Đảng cái đã.“ (trích phản hồi của: lockim, on Tháng Ba 2, 2013 at 3:16 chiều)

Tóm lại, nếu công cuộc góp ý sửa đổi bản Hiến pháp 1992 do đảng phát động mà biết phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận của nhân dân để toàn dân chung tay đóng góp, xây dựng, hoàn thiện Đạo luật gốc như nhời đảng thì đã không có những động thái phản cảm phi chính trị của các vị chóp bu chế độ như vừa rồi. Khiến bất kỳ ai quan tâm tới thời cuộc, dù có nhận thức trung bình như tôi cũng lờ mờ nhận ra, cơ hội có được bản Hiến pháp (thực sự của dân, do dân, vì dân) lại một lần nữa bị nhỡ tàu. Bởi căn bệnh ”tứ chứng nan y” của chế độ đã kháng thuốc. Chỉ tới khi con bệnh ”tắc tử” hẳn. May ra cái ”bếp lò” ướt sũng của các vị có tật nói trước quên sau mới có thể bén lửa được.

Khổng Tử (551 – 479 TCN)

Khổng Tử (551 – 479 TCN)

Để kết cho entry này, tôi xin dẫn lời của Thánh Khổng, khi trả lời Qúi Khương Tử hỏi về chính trị. Khổng Tử đã theo đúng từ nguyên và bảo rằng: “Chính giả, chính dã, Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính?“ (Chính trị là làm cho ngay thẳng. Ngài lấy sự ngay thẳng mà sai khiến người thì còn ai dám không ngay thẳng? – Theo: Luận ngữ, Nhan Uyên 7).

Gocomay

___

* Ở Hy Lạp cổ đại, Polis là một thị trấn độc lập và có đủ quyền như một quốc gia ngày nay và trong ngôn ngữ Hy Lạp, politicos (số ít) hay  politica (số nhiều) là những từ dính dáng đến quốc gia. Do gốc chữ này mà các từ điển Tây Phương ngày nay thường định nghiã  politics hay politiquechính trị là “ khoa học hoặc nghệ thuật về việc điều khiển quốc gia“.

** Bùi Văn Bồng: “CĂN BỆNH” NÓI TRƯỚC QUÊN SAU ?

– http://bvbong.blogspot.de/2013/02/can-benh-noi-truoc-quen-sau.html?showComment=1361982587830

*** Theo BBC Tiếng Việt – https://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130228_nguyentrongvinh_in

**** Theo: cpv.org.vn – http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2013/20381/Quan-doi-khong-the-va-khong-nen-trung-lap-Lich-su.aspx

_____________________

773 – Tổ quốc hay đảng của các ông trên hết?

Chiếc ca men uống nước này rất thân thiết với anh bộ đội cụ Hồ...

Chiếc ca men uống nước này rất thân thiết với anh bộ đội cụ Hồ…

Mấy hôm nay dư luận đang xôn xao nhiều về cái vụ Sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp là “bản duy nhất” (hợp pháp) mà ông Trưởng Ban Nguyễn Sinh Hùng đã phán sáng hôm 27/2/2013 tại Hà Nội.

Nguyên văn Điều 45 (Hiến pháp 1992) ghi: “Các LLVT nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân , có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”.

Đã được Ủy ban dự thảo Hiến pháp của các ông Trọng và Hùng sửa lại (thành điều 70) như sau: “Lực lượng vĩ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…

Như vậy Tổ quốc và nhân dân đã bị đẩy xuống hàng thứ 2 sau Đảng CSVN. Điều này đã làm nhức nhối không ít cho những ai quan tâm tới hiện tình đất nước. Cả trong và ngoài quân đội.

Theo thầy trò anh Trần Bình Minh ở VTV (thông qua miệng lưỡi BTV Quang Minh-VTV1) thì: … ở mỗi quốc gia dân tộc, tổ chức và hoạt động của quân đội có những đặc điểm riêng. Gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Nhưng đều tuân theo vấn đề có tính qui luật. Đó là “quân sự phải phục tùng chính trị”. Ở nước ta, quân đội do đảng sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Nên quân đội phải trung thành trước hết với ĐCS. (Xem bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013 – từ phút thứ 11′).

435552-2

544431_10151435692898808_1785039909_nKhi tổ quốc và nhân dân bị các ông Trọng và Hùng xếp đứng sau ĐCSVN, nhà thơ Ngô Minh ở Huế nêu mấy câu hỏi nhẹ nhàng khá lý thú như sau:

Có thật Cụ Hồ nói “Trung với Đảng, hiếu với dân…” không? Lá cờ biểu tượng mà cụ Hồ trao cho Quân đội NDVN ghi câu gì? “Trung với nước” trước, hay “Trung với Đảng trước”? (*)

Lời Cụ Hồ (trên lá cờ thấm máu muôn dân) còn rành rành ra đó. Thế mà đám hậu duệ cơm toi tốn kém bao thời gian và công khố của dân phát động học tập tư tưởng của ông Cụ kiểu gì mà cứ bị quên hay cố tình đánh tráo?

Chẳng thà bỏ quách cái câu mở đầu Hiến pháp sửa đổi có nhắc đến Tư tưởng Hồ Chí Minh ấy đi cho đỡ chướng. Đỡ bị người đời chê cười…

Các ý kiến của phía phản biện (phi chính thống), hết thảy đều công nhận Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của QĐND VN với 34 chiến sỹ là do Việt Minh – ông Võ Nguyên Giáp (cánh tay phải của ông Hồ Chí Minh) thành lập vào ngày 22/12/1944 ở Cao Bằng. Nhưng ai là người tham gia? Ai là người chăm bẵm nuôi nấng cái đội quân nhỏ bé ấy trở thành một đội quân hùng hậu. Trong suốt bốn cuộc chiến tranh tàn khốc. Đánh thắng 3 “Đế quốc to” và cả tên giặc bành trướng khổng lồ phương Bắc và tay sai của chúng ở biên giới Tây Nam? Nếu đó không phải là nhân dân?

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nếu ai đó trót (vờ) lú lẫn, xin mời thưởng thức lại giai điệu này nhé! Mình tin rằng, đã ở trong quân ngũ, người lính nào mà chả thuộc làu?

Vì nhân dân quên mình (Lời bài hát)
Vì nhân dân quên mình
Vì nhân dân hy sinh
Anh em ơi, vì nhân dân quên mình
Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra
Được dân mến, được dân tin muôn phần

Thề vì dân suốt đời
Thề tranh đấu không ngừng
Vì đất nước thân yêu mà hy sinh
Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do hòa bình
Đoàn Vệ quốc quên mình vì nhân dân
Thề noi gương Bác Hồ
Vì nhân dân gian lao
Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng
Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho
Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành

Người chỉ vui khi nào
Toàn dân hết đau thương
Người tranh đấu đem tương lai về cho dân
Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người
Thề noi gương suốt đời vì nhân dân. (**)

482635_10151435666808808_1992828732_n

Nhân dân đã sinh ra, cưu mang và nuôi cả quân đội cả đảng của các ông Trọng và Hùng. Vậy mà nay các ông nỡ vỗ nợ. Đặt tổ quốc và nhân dân xuống bên dưới cái đảng (nay đã có “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất trở thành “bầy sâu”) của các ông hay sao?

Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra… Thề noi gương suốt đời vì nhân dân!

Thế là rõ như ban ngày rồi nhé! Vậy có anh bộ đội nào muốn trung thành tuyệt đối với đảng. Để rồi trong các tình huống tranh chấp quyền lợi giữa đảng và nhân dân. Ngang nhiên đạp nồi cơm của dân để bảo vệ miếng ăn miếng uống của tụi quan tham (nhân danh đảng). Như đã từng xẩy ra vào ngày 5/1/2012 ở Tiên Lãng Hải Phòng không?

Gocomay

(*“Trung với nước” hay “Trung với đảng”? 

– http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/406242

(**Vì nhân dân quên mình là tên của một hành khúc do Doãn Quang Khải (học viên khóa 6, Trường lục quân Việt Nam) sáng tác vào tháng 5 năm 1951, nói lên nguồn gốc “từ nhân dân mà ra”, mục đích “vì nhân dân mà chiến đấu” của Quân đội nhân dân Việt Nam, ca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với quân đội. Bài hát được giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (19521953). Đây là một trong những bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, được sử dụng làm nhạc hiệu cho các chương trình phát thanh quân đội nhân dân và truyền hình quân đội nhân dân.

____________________

772 – “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” (*)

Babui-danlambao-tu do ngon luanNgay sau khi VTV1 (lúc 19 giờ, ngày 25/2) đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu với đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu “xử lý” những ai có tư tưởng “… muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp…, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng…. Muốn đa nguyên đa đảng…. Muốn ‘tam quyền phân lập’…. Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’…. Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là các luồng ý kiến “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” (Xem trích đoạn clíp)

Ngược với động thái trên, ý kiến của vị đảng trưởng, người cách đây chưa lâu đã từng nghẹn ngào trong cuộc “tắm gội” mà chưa sạch được các vết nhơ do “một bộ phận không nhỏ” thoái hoá biến chất có nguy cơ làm tan rã đảng. Rồi lớn tiếng hô hào “nhóm lò” để cho tất cả củi khô củi ướt cùng cháy để hun đúc nên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng…. Khiến biết bao người nhẹ dạ cả tin xúc động.

Việc ông Phan Trung Lý, cấp thừa hành của ông Tổng Trọng tuyên bố “không có vùng cấm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992… kể cả điều 4…” càng làm nhiều người hy vọng hơn.

Chớ trêu thay, khi về Vĩnh Phúc kinh lý, trong phần nói về góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chỉ với 1 phút 8 giây nhẩn nha nhỏ nhẹ, có hơi chút đay nghiến thôi, cái roi “quan tâm xử lý” của ông Trọng đã được vung ra sắc lẻm.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Kết qủa chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên (đang có công ăn việc làm ổn định tại một tờ báo của nhà nước) đã bị sa thải vì can tội có “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng“. Khiến nhiều người từ ngạc nhiên đến thất vọng. Cho rằng ông TBT đã lú lẫn qúa mất rồi! Cả những người (có thể do còn chút kỳ vọng ở ĐCSVN) mà qui tội ông TBT là “phản động”, là “suy thoái đạo đức”, là “đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”… Nhưng suy cho cùng chúng ta phải cảm ơn cái “lú” có tính “biện chứng khách quan” của ông Tổng mới phải chứ? Bởi dù tiền hậu bất nhất, ông Trọng đã nói thật lòng mình, điều này giúp cho nhiều người còn mơ hồ thấy được chân tướng của kẻ mình từng hy vọng và đặt niềm tin.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: MC

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi làm việc – Ảnh: MC

Hôm nay để chia lửa với ông Phú Trọng, ông Sinh Hùng đã không cần úp mở như mấy hôm kinh lý các tỉnh miền Trung nữa. Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh”.

Ông Hùng kêu gọi phải ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp. (Xem bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013 -từ phút thứ 8)

Phụ hoạ thêm với 2 ông Trọng và Hùng, đã có thêm các “âm binh” mới xuất chiêu như: Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh của Quốc hội. Ngoài ra các biên tập viên của VTV1 còn giới thiệu 2 bài viết được đăng trên Báo Nhân Dân và QĐND của một bạn đọc được giới thiệu là Việt kiều trẻ sống ở Mỹ đã hơn 10 năm và của Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ CA)… Tuy khác nhau về cương vị, tuổi tác, địạ lý, tất cả đều cho rằng, không thể bỏ điều 4 và không ai có thể phủ nhận vai trò của ĐCSVN… Các luận điệu tuyên truyền đa nguyên đa đảng ở Việt Nam thực chất chỉ nhằm thực hiện mục tiêu chính trị đen tối của các thế lực đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Qúa khứ và hiện tại đều khẳng định chân lý đó.

PGS-TS Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh.

PGS-TS Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh.

Đặc biệt trong ý kiến của Phó GS-TS Lê Văn Cương trong bài “Đa đảng không hẳn là ưu việt” (QĐND) còn so sánh 2 thể chế đa nguyên đa đảng tam quyền phân lập và chế độ nhất nguyên một đảng ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Trên các tiêu chí cơ bản, trình độ phát triển, vào năm 1960, 2 nước là ở cùng một cấp độ. Nhưng sau 50 năm Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ. Ở đây có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân thuộc về thể chế chính trị…

Ông Phó GS-TS “còn đảng còn mình” đi đến kết luận: Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm và đa đảng không hẳn là ưu việt“!

Chắc ông Phó GS.TS Lê Văn Cương chưa được cập nhật một cách đầy đủ sự phát triển “bền vững” của chế độ nhất nguyên độc đảng của Trung Quốc (tấm gương sáng chói mà CHXHCN Việt Nam đang thần tượng). Như tin vừa được Tân Hoa xã (ngày 20/2/2013) thông báo cấm nướng thịt để chống ô nhiểm không khí.

Chỉ trong tháng 1/2013, Bắc Kinh có tới 25 ngày khói mù...

Chỉ trong tháng 1/2013, Bắc Kinh có tới 26 ngày khói mù…

Khi mà không chỉ thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói mù, than bụi  mà 99% tổng số các thành phố khắp TQ đều bị ô nhiễm trầm trọng. Với hàm lượng ô nhiễm luôn ở mức 238 microgram/m³. Ra đường không thể thấy xa quá 50 mét. Bắc Kinh, thành phố có hơn 20 triệu dân, suốt cả tháng Giêng năm 2013 (dương lịch) chỉ có năm ngày trời quang. Người dân ra đường luôn phải mang khẩu trang bịt miệng. Tình hình ô nhiễm làm cho cư dân hoảng sợ và bất mãn cùng cực với chính sách phát triển “nóng” kinh tế bất chấp hiểm hoạ về môi sinh tới mức nào. Chỉ vì cái lợi kếch xù của các nhóm đặc quyền đặc lợi trong giới cầm quyền và những người ăn theo. Thiệt hại đổ hết lên đầu người dân phải chịu. Từ bệnh hoạn gia tăng, không gian văn hoá, di tích đền đài, danh thắng nổi tiếng lâu đời bị mưa acid, bụi than, sương hoá học tàn phá, do khói, nước thải của các xưởng, nhà máy tạo ra.

Cao điểm là những ngày cuối tháng Giêng 2013, Đảng Nhà Nước sợ dân chúng bạo loạn nên phải nói thật. Ngày 30/01/2013, Sở Khí Tượng Bắc Kinh khuyến cáo người dân không nên đi ra ngoài vì mức ô nhiễm vẫn đang ở mức báo động. Chỉ số ô nhiễm ở Bắc Kinh do Toà Đại sứ Mỹ phổ biến là 352, thậm chí lên tới 700 cao gấp 45 lần so với ngưỡng mà Tổ chức Y tế Thế giới quy định. Trong khi đó Bộ Môi Trường ở Bắc Kinh chỉ nói có 274.

Những chiếc xe trên đường gần như không thể nhìn thấy nhau dù ở khoảng cách gần.

Những chiếc xe trên đường gần như không thể nhìn thấy nhau dù ở khoảng cách gần.

Theo báo Figaro của Pháp, không chỉ riêng thủ đô Bắc Kinh là bị nhầy nhụa trong không khí với sương mù khói, bụi, than, hoá chất độc. Cả nước có 500 thành phố, mà 495 thành phố bị chìm trong ô nhiễm như Bắc Kinh. Chỉ có 1% tức 5 thành phố không khí còn được dễ thở theo tiêu chuẩn của Tố chức Y tế Thế Giới.

Dân chúng Bắc Kinh nói riêng và toàn Hoa lục nói chung ngày càng phẫn uất khi các bệnh về đường hô hấp của người lớn đã tăng thêm 20% và trẻ em tăng 50%. Tất cả các bệnh viện luôn chật cứng người bệnh. Theo các bác sĩ và các chuyên viên y tế công cộng, dịch bệnh đường hô hấp vì ô nhiễm không khí còn nguy hại và trầm trọng hơn là bệnh SARS viêm phổi cấp tính, tử vong còn nhiều hơn bệnh tim mạch nữa. Chính Phó Chủ tịch Bắc Kinh cũng thừa nhận là do khói thải 24,5% của các nhà máy ở Bắc Kinh và phụ cận, 22% của xe hơi; 16,7% do việc sử dụng than; 16% do bụi các công trường và 4,5% là từ chăn nuôi và nông nghiệp…

Nếu đọc được các thông tin đang nóng hổi này, tôi tin Phó GS-TS Lê Văn Cương sẽ không còn bụng dạ nào mà bênh chế độ nhất nguyên độc đảng CS toàn trị của ông bạn vàng phương Bắc là “ưu việt” nữa nhỉ?

Như vậy, tín hiệu mà đảng (thông qua các ông Trọng và Hùng) vừa phăng ra đã làm cho tất cả chúng ta sáng mắt sáng lòng. Chỉ có những ai còn nhẹ dạ cả tin, mới ngộ nhận mà khuyên và mong đảng nhân cơ hội sửa Hiến pháp kỳ này, vứt phăng cái vòng kim cô ý thức hệ mà trở về chung lưng đấu cật với nhân dân để đưa đất nước thoát khỏi suy thoái bế tắc để vươn lên.

Tất cả chúng ta hãy mở mắt, dỏng tai mà nghe cho rõ rằng cái “Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố… Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được… là không đúng qui định nếu chưa muốn nói là vi phạm pháp luật” (Lời Nguyễn Sinh Hùng)

HuyDuc-BTCĐó chính là minh chứng hùng hồn cho ý kiến tinh tường của nhà báo Huy Đức khi nhận định rằng, cái đảng mà ông Tổng Trọng cầm đầu “thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm”.

Cho nên thay vì nặng lời với ông Cả Trọng, ta cần cám ơn sự thật thà của ông ấy để từ nay về sau đừng bận tâm vào những giọt lệ nhạt nhoà mà… có thể ổng lại sắp sửa nghẹn ngào…

Gocomay

(*) Dựa theo tên một nhạc phẩm của nhạc sỹ Phạm Tuyên/con cụ Phạm Quỳnh: ĐẢNG ĐÃ CHO TÔI SÁNG MẮT SÁNG LÒNG 

______________________

755 – Luật đất đai sai từ gốc sửa thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ – Nguồn: tin247.com

Đã từ nhiều năm nay, khi buộc phải đoạn tuyệt với mô hình sản xuất tập thể kiểu Hợp tác xã nông nghiệp, lẽ ra đảng và nhà nước phải thay đổi ngay luật đất đai để an dân. Song những cái đầu giáo điều trong cái “hội đồng lú lẫn“ vẫn tỏ ra “ngu tín, mù loà“ (chữ của Nguyễn Huy Canh) khi vẫn khăng khăng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“. Ta hãy nghe ý kiến của vị “đại biểu“ lớn nhất của chế độ nhẩn nha phán vào ngày 16; 17 và 18/10/2012 tại Quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ, ngay trước kỳ họp Quốc hội: …. (xem video, clíp)

http://www.youtube.com/watch?v=eJreYusKkJk

http://www.youtube.com/watch?v=WBOaMGs8534

Xuất thân từ một gia đình nông dân, sinh ra và lớn lên ở nông thôn (ngoại thành Hà Nội), không lẽ ông Nguyễn Phú Trọng không biết một chút gì về nhà nông, ruộng đất hay hoàn cảnh sống cơ cực, thăng trầm của người dân quê trong những năm hợp tác hóa nông thôn ở miền Bắc sau 1954?

Là cử nhân văn chương (tốt nghiệp khoa Văn ĐHTH Hà Nội), không lẽ ông Trọng chưa hề đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì“ của Phùng Gia Lộc?

Là một nhà báo lớn ở Tạp chí Học tập, một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và báo QĐND) chẳng lẽ ông Trọng không hề hay biết bi kịch “khoán chui“ trong nông nghiệp của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc ở Vĩnh Phú hay thí điểm khoán hộ ở Hải Phòng dưới thời ông Đoàn Duy Thành hồi thập niên 70 đầu 80 thế kỷ trước?

Là người đã từng là nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Viện hàn lâm khoa học Liên xô, trong những năm 1981-1983, thời CNXH ở Liên Xô đang khủng hoảng trầm trọng. Thời điểm “đêm trước“ của công cuộc cải tổ, công khai hóa (Perestroika- Glasnost) để khắc phục nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu mất cân đối, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp, kĩ thuật công nghiệp dân dụng và nông nghiệp lạc hậu, hàng tiêu dùng thiếu thốn, nhân dân lao động mất niềm tin… mà ông Trọng vẫn cố níu kéo vào cái mô hình đã phá sản ở chính cái nôi của CNXH ấy để cho rằng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam“.

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov).

Thật không thể nào hiểu nổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu Lễ mít tinh hữu nghị đoàn kết trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba hạ tuần tháng 4/2012- Nguồn: vov.vn

Không ai nghi ngờ về sự giản dị và gương mẫu của ông Trọng sinh hoạt hàng ngày. Cũng như không ai nghi ngờ về thiện ý của ông trong việc muốn dùng vũ khí “phê và tự phê“ để “chỉnh đốn“ lại “một bộ phận không nhỏ“ ngày càng hung tợn như “bầy sâu ăn hết phần của dân“, làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng. Đã và đang trở thành nguy cơ nhãn tiền làm tan rã đảng, sụp chế độ. Bởi thế, khi không diệt được con sâu chúa nào, thấy ông nghẹn ngào, khiến những ai còn chút cảm tình với đảng cũng cảm thông cho nỗi đau “lực bất tòng tâm“ nơi ông.

Ta nghe lại câu nói đầy phấn chấn, trước khi bước vào cuộc “tắm rửa“ từ trên xuống dưới của ông: “Bắt được bệnh rồi, có toa thuốc rồi… nhưng không biết con bệnh có chịu uống thuốc không?“.

Ở entry Quyết tâm chống tham nhũng của ông Tổng Trọng cách đây tròn 4 tháng (7/7/2012), tôi đã không nhịn được cười mà rằng: “Hay thật nhỉ, đi diệt trừ tham nhũng bằng cái màn “tự kiểm điểm” cũng như diệt sâu bằng cách chờ bầy sâu tự nguyện lao vào bình thuốc độc để tự vẫn bao giờ? Đến như đánh đĩ chửa hoang mà không bắt được trai trên gái dưới. Để cho chúng xốc được quần lên rồi thì có mà ê mặt với chúng ấy chứ đợi đấy để chúng tự thú?“

(https://gocomay.wordpress.com/2012/07/07/738-quyet-tam-chong-tham-nhung-cua-ong-tong-trong/).

Xem ra khi “lý“ mà thiếu “chân“ thì chân lý vẫn mịt mù nơi chân trời góc bể là vậy. Bởi khi, bất chấp sự thật, các nhà giáo điều dùng lưỡi gỗ mà phun ra những ngôn từ “có găng có thép“ kiểu như: Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.“

(http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov) .

Thì trước sau chiếc lưỡi gỗ đó cũng bị chính thứ gang thép của mớ xảo ngôn kia chống lại.

Hãy nghe TS Lê Đăng Doanh, nguyên  viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phân tích về những hệ lụy của các nhóm đặc quyền đặc lợi đang hoành hành ở VN ra sao:

“Nếu chúng ta xem các đại gia của Việt Nam thì những đại gia giàu nhất của nước Việt Nam không phải là những người đã có đóng góp nhiều về khoa học công nghệ, không phải là những người đã có bằng sáng chế, phát minh, cũng không phải là có thành tích nổi bật về quản trị gì cả mà là những người đã khai thác được nhiều đất đai, đã đẵn được nhiều gỗ, đã khai thác được nhiều mỏ, thế thôi chứ không phải là những người có đóng góp xuất chúng gì về công nghệ như ông Bill Gates và [những người khác].”

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120911_vn_interest_groups.shtml)

Chẳng lẽ một người từng sinh ra và lớn lên trên đồng ruộng (đang bị thôn tính hàng ngày hàng giờ) lại không hay biết gì về hàng ngàn dân oan mất đất ở khắp nơi đang kéo về Hà Nội khiếu kiện hay sao mà vẫn: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“ ? Đảng của ông Trọng sẽ chẳng bao giờ chống được tham nhũng bằng chính cái cơ chế đã, đang và sẽ sinh ra và bao che cho tham nhũng lộng hành. Kêu gọi dân đen vượt qua nỗi sợ (trù úm) để giúp đảng và nhà nước sinh tử với tham nhũng ư? Lúc cái còng mang hình hai con số 8 (điều 88) nó chụp vào tay người chống quan tham (vì bị qui tội “thế lực thù địch“) thì ai đứng ra bênh vực cho lương dân thấp cổ bé miệng đây?

Mở cuộc vận động sâu rộng kêu gọi quan lại hãy “tiết chế lòng tham“; hãy biết “tự trọng“ hay “tuyên hứa trước đồng bào sẽ không tham nhũng và đấu tranh quyết liệt với tham nhũng“ như các đại biểu QH (do “đảng cử“) đang hô hào liệu có phải là trò “tự diễn biến“ quay lưng lại với Marx hay không? Khi chính Marx từng đúc kết đối với nhà tư bản (dù khoác bất cứ màu áo nào): “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng!

Nếu như những kẻ ít học mà tham tàn, sẵn sàng trà đạp lên đạo lý để cười đắc thắng như loài cầm thú “quay lưng lại nỗi đau của đồng loại“ như Marx đã nói. Nhưng với những đồ đệ nhiều chữ của Marx mà cũng tán thành việc “không thi hành kỷ luật“ đối với đám sâu bọ cầm thú vì sợ “các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá“. Như lời ông Tổng Trọng nghẹn ngào hôm bế mạc hội nghị TW.6 thì liệu đó có phải là sự đồng loã, bao che cho cái xấu, cái ác để kìm hãm sự đi lên của đất nước và tiếp tục đè đầu cưỡi cổ muôn dân?

GS Đặng Hùng Võ gặp gỡ nông dân Văn Giang trong buổi đối thoại. Ảnh: Đàm Duy

Hôm nay (8/11), ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, đã nhận lời tiếp và trả lời chất vấn của những nông dân mất đất Văn Giang. Trước đó, ông Võ đã chia xẻ: “Tôi cho rằng việc bà con tố cáo tôi là tốt chỉ vì một lý do rất giản dị, nếu tôi bị thiệt thòi mà người dân được lợi thì tôi sẵn sàng, cũng là điều học theo các Bồ Tát mà làm. Hơn nữa, tôi rất muốn mọi việc đều minh bạch”.

(http://infonet.vn/Thoi-su/Nguoi-dan-Van-Giang-doi-thoai-voi-ong-Dang-Hung-Vo/32884.info).

Hoan nghênh quan điểm của ông Võ. Nếu mọi công bộc giữ trọng trách quản lý “sở hữu toàn dân“ về đất đai mà đều thật lòng mong “bị thiệt thòi mà người dân được lợi“. Rồi biến cái “điều học theo các Bồ Tát“ (Bồ Đề Tâm) ấy thành hành động thì có lẽ không bao giờ có cảnh “Gần 80% vụ việc khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai!” như Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố Trong phiên thảo luận Hội trường QH ngày 7/11, khiến nhiều người giật mình.

(http://www.petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/gan-80-vu-viec-khieu-kien-keo-dai-lien-quan-den-linh-vuc-dat-dai.html).

Nay ông Võ đã về hưu, mới vượt qua được trở lực mà nhận với dân một nhời: “… tôi thừa nhận là tôi đã làm chưa đúng, tôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con nông dân. Tôi thành thật xin lỗi và nhận trách nhiệm”. Việc làm này của ông GS già đã khiến người dân Văn Giang chấp nhận và cảm thông, dù còn nhiều thắc mắc chưa được giải quyết thấu tình đạt lý như người dân kỳ vọng. Thế cũng là “rửa mặt hàng ngày“? như cách nói của ông Phú Trọng chăng? Trong khi theo định hướng sửa luật mà ông Trọng vẫn khẳng định với cử tri “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý“! Với cái gốc sai trái như vậy sửa thế nào cho minh bạch để “có lợi cho dân“ đây?

Gocomay

_______________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ