758 – Lạm bàn về chữ tâm, chữ tài trong nghề làm phim

IMG_1170

Chẳng cứ nghề làm phim, làm bất cứ công việc gì mà chả cần sự khéo tay hay mắt. Cao hơn là có cả tâm lẫn tài thì kết qủa mới viên thành được.

Haniff 2 (Hanoi International Film Festival 2 – Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần 2) đã khép lại. Dù không được xem phim, nhưng tôi cũng theo dõi khá sát những sự kiện của Haniff suốt mấy ngày qua.

Cảnh trong phim Shackled (Bị còng tay) của Philippines - Phim truyện xuất sắc nhất Haniff 2

Cảnh trong phim Shackled (Bị còng tay) của Philippines – Phim truyện xuất sắc nhất Haniff 2

Trong hội thảo, các nhà làm phim Việt thì sa đà nhiều vào những vấn đề, vốn gây mất thì giờ và vô bổ suốt mấy năm nay: phim tư nhân – phim nhà nước; phim thị trường – phim nghệ thuật, phim khán giả – phim giải thưởng. Để rồi trở thành đối lập giữa một phe “tư nhân, thị trường” và phe kia “nhà nước, nghệ thuật”. Không bên nào chịu bên nào.

Những tranh cãi ấu trĩ đó, lẽ ra không nên có ở một sự kiện mang tầm quốc tế trọng đại như Haniff 2. Bởi suy cho cùng, mẫu số chung của tác phẩm của mọi nền điện ảnh là làm sao làm phim cho hay để vừa kéo được đông đảo khán giả tới rạp. Lại lọt được vào mắt xanh của nhiều liên hoan phim lớn danh tiếng trên thế giới.

Cliff Curtis, diễn viên, nhà làm phim độc lập Hollywood

Cliff Curtis, diễn viên, nhà làm phim độc lập Hollywood

Trong tất cả những ý kiến của khách mời, có 2 ý kiến tôi cho là rất chí lý. Đó là lời của nam diễn viên gốc Ả Rập, người đã rất thành công tại Hollywood trong thời gian qua ở cả các vai diễn lẫn vai trò nhà làm phim độc lập. Curtis đã trải lòng mình với các đồng nghiệp VN như sau: “Muốn bán được phim ra nước ngoài, các bạn phải làm phim về những câu chuyện của chính mình, về văn hóa, cuộc sống riêng ở nước bạn. Hãy kể chúng theo cách mà người nước khác có thể hiểu được. Học hỏi kinh nghiệm từ các nền điện ảnh lớn là cần thiết, nhưng các bạn đừng rập khuôn theo Hollywood, đơn giản là các bạn sẽ không làm được như họ”.

Đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh

Đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh

Tương tự như vậy, đạo diễn-NSND Đặng Nhật Minh còn cụ thể hơn bằng những lời thẳng thắn: “Tôi rất ngưỡng mộ điện ảnh Iran. Họ biết cách kể cho thế giới nghe những câu chuyện rất đỗi đời thường của họ một cách hay, hấp dẫn và lạ. Trong khi điện ảnh thế giới đang hướng tới những nét đặc trưng, riêng biệt, độc đáo của văn hóa bản địa, dân tộc bản địa, điện ảnh chúng ta lại thích bắt chước, thích được gọi là hội nhập, thích vươn tới quốc tế bằng những chiêu trò, bằng những câu chuyện nửa Tây nửa Ta với biệt thự, siêu xe, chân dài… Hãy bắt đầu từ những câu chuyện gần gũi, giản dị nhất. Ngoài kia, bao nhiêu người nông dân đang mất đất. Ngoài kia, còn bao cảnh đời “không biệt thự”, “không siêu xe”. Bộ phim hay không thể đến từ đồng tiền, bộ phim hay phải được làm ra từ chữ tâm, chữ tài của đạo diễn”. (*)

Qủa đúng như nhị vị đã nói, nếu cứ mải đua đòi cách làm rập khuôn theo Hollywood, cứ chạy theo những biệt thự, siêu xethì hàng trăm năm nữa điện ảnh Việt sẽ cứ lẹt đẹt mãi, chẳng thể mở mày mở mặt được.

Không cần nói đâu xa, như nền điện ảnh của Iran đấy! Một nền sản xuất điện ảnh nghèo nàn, thiếu thốn kinh phí làm phim, cùng bao giới luật khắt khe của tôn giáo. Lại luôn gây bất ngờ tại các lễ trao giải, luôn mang đến cho người xem những tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn: Phim Taste of Cherry (Hương vị anh đào) đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes năm 1997. Phim Le Cercle đoạt giải Sư tử vàng năm 2000 tại LHP Venice. Năm 2006, phim Offside (Việt vị) đoạt giải Gấu bạc… Với nhiều đạo diễn, diễn viên tài danh khác của nền điện ảnh Iran đã từng được vinh danh trên trường quốc tế. Lần lượt những bộ phim của Iran đã khiến thế giới phải sửng sốt.

Pleas đạo diễn bộ phim A Separation giành Oscar 2012 ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất

Pleas – đạo diễn Iran – phim A Separation giành Oscar 2012 ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất

Đặc biệt phim A Separation (Ly thân) giành giải Oscar 2012 ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất. Đây là lần đầu tiên điện ảnh Iran được vinh danh tại một giải thưởng điện ảnh uy tín nhất hành tinh, vượt mặt tất cả những ông lớn khác trong làng điện ảnh thế giới. Tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 69, phim cũng giành chiến thắng ở hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, tại LHP Berlin lần thứ 61, A Separation cũng đoạt giải Gấu Vàng.

Bộ phim “A Seperation” kể về câu chuyện xoay quanh những nảy sinh, rạn nứt của hai gia đình thuộc hai tầng lớp ở Iran, với những điều quen thuộc trong đời thường: sự bất đồng của một cặp vợ chồng trung lưu trong tổ chức cuộc sống; thất nghiệp, sự căng thẳng mưu sinh của một cặp khác thuộc tầng lớp khó nhọc hơn. Họ được đưa đẩy đến với nhau trong mối quan hệ giữa người chủ và giúp việc. Hiểu lầm, mâu thuẫn nổ ra dẫn tới việc phải đưa nhau ra công đường, nhờ pháp lý can thiệp… Nhưng tính nhân văn của phim thể hiện ở chỗ mọi nhân vật dù mâu thuẫn đẩy tình huống gay cấn đến đâu thì trước đức tin và nhân tính bản thiện, họ đều biết cách trở về với chân giá trị, với sự thật. Như lời thề đạo giáo, như lời hứa của người cha trước cái nhìn đẫm nước mắt của cô con gái…

Với trang phục truyền thống kín đáo, thành viên BGK Haniff 2: Diễn viên người Irab - Taraneh Alidoosti (sinh 1984) dường như trở nên “nổi tiếng” hơn và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách mời, các tình nguyện viên và đặc biệt giới báo chí.

Với trang phục truyền thống kín đáo, thành viên BGK Haniff 2: Nữ diễn viên Iran – Taraneh Alidoosti (sinh 1984) dường như trở nên “nổi tiếng” hơn và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách mời, các tình nguyện viên và đặc biệt giới báo chí.

Một câu chuyện nhỏ nhưng sức lay động lớn, tất cả được chạy trên nền bối cảnh văn hóa truyền thống của dân tộc Iran. Một câu chuyện kể mộc mạc bằng điện ảnh chứ không cần qúa nhiều lời thoại rườm rà của các nhân vật.

Những bộ phim như thế có cần quá nhiều tiền không?

Trở lại với ý kiến của đạo diễn Đặng Nhật Minh: Hãy bắt đầu từ những câu chuyện gần gũi, giản dị nhất. Ngoài kia, bao nhiêu người nông dân đang mất đất…

Họ có phải là nhân vật xứng đáng được điện ảnh Việt để mắt tới hay không?

Bà con Văn Giang đang thuật lại cảnh bị cướp đất với khách tới thăm...

Bà con Văn Giang đang thuật lại cảnh bị cướp đất với khách tới thăm…

Vậy mà hôm 18/11/2012 vừa rồi, những người nông dân Văn Giang “yêu đất“ trịnh trọng mời các đại biểu QH về mục sở thị cảnh “mất đất“ vô lý của bà con. Song các đại biểu chưa thực sự là đại diện cho dân nên lảng hết. Không biết có nhà biên kịch nhà đạo diễn ĐAVN nào “xé rào“ (như người mẫu Hồng Quế “xé rào“ vào Haniff 2, hôm khai mạc) về với bà con? Đọc bài Văn Giang: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (**) của cựu phóng viên báo Nhân dân Nguyễn Đình Ấm mà mắt tôi nhoà lệ. Chắc chị Ngát (nhà biên kịch – nhà Film Hồng Ngát), chôn nhau cắt rốn tại “dòng sông Văn“ (***)- Văn Giang còn thương xót những bà con yêu đất nhiều hơn tôi? Vậy còn đợi gì mà không mần một kịch bản cho ra trò về những mảnh đời bất hạnh sống chết với mảnh đất của tổ tiên?

Cảnh cưỡng chế đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012

Cảnh cưỡng chế đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012

Đảm bảo những bộ phim chẳng cần biạ tạc hay hư cấu như ở Văn Giang hôm 24/4. Hoặc trước đó, “trận đánh hay có thể viết thành sách“ ở Đầm Vươn, Tiên Lãng hôm 5/1/2012 ấy! Chắc chắn phim sẽ đậm nét văn hóa, cuộc sống riêng của xứ sở Việt mà không nơi nào trên thế giới sánh được!

Vậy đừng mất thì giờ nhiều để tranh cãi về phim “tư nhân ” hay phim “nhà nước”; phim “nghệ thuật” hay phim “thị trường” mà làm gì. Xin các nghệ sỹ có tâm có tài của ĐAVN hãy bắt tay ngay vào làm phim kể về những người nông dân yêu đất gần gũi, giản dị của quê Việt ta theo cách mà người nước khác có thể hiểu được như lời khuyên chân thành của các bậc tiền bối về nghề đi. Dứt khoát những đề tài mang hơi thở của cuộc sống đương thời đó sẽ độc đáo, mới lạ và rất nhân bản. Chỉ tới khi “chúng ta đi đến tận cùng nước mắt, nụ cười của dân tộc mình chúng ta sẽ gặp nhân loại.” Như lời nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm vừa phát trong hội thảo.

Trong lúc đang thiếu vốn như hiện nay, thiết nghĩ bài học qúi báu của xứ sở nổi tiếng về chuyện kể ngàn một đêm lẻ nhưng công nghệ điện ảnh còn khá khiêm nhường. Nền điện ảnh Iran chính là tấm gương sáng giúp ĐAVN của chúng ta học hỏi và sớm khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng khán giả Việt và thế giới!

Gocomay

(*) Những chuyện ghi lại từ phía sau thảm đỏ – http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-chuyen-ghi-lai-tu-phia-sau-tham-do-668411.htm

(**) Văn Giang: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” –  http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/28/1420-van-giang-nhung-dieu-trong-thay-ma-dau-don-long/

(***) 732 – Thương “dòng sông Văn“ quê hương chị Ngát !https://gocomay.wordpress.com/2012/05/04/732-thuong-dong-song-van-que-huong-chi-ngat/

753 – Những người nông dân mất đất phải làm ruộng chui

Cụ bà Lê Hiền Đức xuống đồng cùng bà con Văn Giang (hồi trung tuần tháng 6/2012)

Nhìn hình ảnh những nông dân Văn Giang cấy lúa trộm trên thửa ruộng vốn là của cha ông họ. Khiến tôi rơi nước mắt. Mừng vì người dân Văn Giang đã biết đoàn kết đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cho dù, dưới con mắt của chính quyền, vạt đất lúa nhỏ nhoi khốn khổ đó, người dân ở 3 xã: Xuân Quan; Phụng Công; Cửu Cao đã tạm giành lại được trong số 500 ha đất thuộc “Sở hữu toàn dân – do nhà nước là đại diện chủ sở hữu” đã bị qui hoạch, thu hồi và giao cho người khác (chủ đầu tư) để làm khu đô thị sinh thái.

Sau 3 tháng trời luôn phải lo lắng, cắt cử người canh lúa chống lại việc phá hoại thành quả lao động của kẻ ác, ngày 21-10-2012, hơn 300 bà con 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao vui mừng đi gặt lúa chín – Nguồn: xuandienhannom

Những khóm lúa xơ xác này, như bà con cho biết, được gieo trên phần đất khoảng 1 mẫu, bà con cả 3 xã đã cấy (trộm) được sau vụ bị cưỡng chế ngày 24-4-2012. Sản lượng đạt được sau gặt trên 1 tấn thóc. Dự kiến sẽ chia cho các gia đình có người già bị mất đất và các hộ gặp khó khăn sau khi bị cướp đất và mất mát nhiều tài sản cây trồng trên đất bị cướp.

Không biết những hạt lúa mới đầy máu và nước mắt này có làm lay động được ai ở trên thượng tầng (đỉnh cao), khi các vị ấy vẫn khăng khăng “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu” (*) còn từng người dân (cụ thể) chỉ là đám người ăn kẻ ở trông nom (quản lý) đất giúp cho nhà nước (đại diện chủ sở hữu) mà thôi.

Không còn ruộng, người nông dân chẳng còn biết nghề nghiệp của mình là gì, mỗi khi con cái của họ phải khai trong lý lịch (bắt buộc) trước khi làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

Ngoài nấu ruợu, chú em họ tôi có nghề “vỗ gà chọi” quanh năm…

Như chú em họ của tôi ở quê, hết ruộng đành ở nhà nấu rượu cuốc lủi giao mối cho các hàng quán quanh làng. Ngoài nấu rượu, chú ấy còn có thú chơi gà chọi. Nên khi con cái hỏi, mục khai nghề nghiệp của bố, chả nhẽ ghi: nấu rượu (lậu)? Chú đành bảo con cứ ghi: nghệ nhân chọi gà… làm cô giáo chủ nhiệm lớp của con chú cũng cười ra nước mắt…

Cô em con chú dì ruột tôi, năm nay đã ngoại lục tuần. Hết đất, cô chả có nghề gì chuyển đổi, ngoài một tháng hai buổi ra cạnh đình bán cau trầu cho bà con sắp lễ vào các ngày rằm và mùng một. Nhưng cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng rồi. Nay phải thúc thủ “nhàn cư” như vậy cô không tài nào quen được. Tranh thủ thửa đất ngót sào của mình đang (qui hoạch) “treo”, cô đi xin những cây quất người ta vứt bỏ sau khi chơi tết, đem ra râm xuống, chăm chút qua loa cho cây sống, lấy qủa đem bán lẻ cho các quán giải khát. Dưới gốc quất cô ta còn cấy ngải cứu hay gieo cải bỏ mối cho các sạp bán rau tươi quanh làng… Nhưng mấy ai đã gặp may mắn được như thế cơ chứ?

Cô em họ bán cau và quất trên đường quanh đình làng

Chứng kiến tận mắt cảnh các em tôi chẳng thể “nhất nghệ tinh” mà sống được trong cơn cuồng phong “đô thị hóa” hỗn loạn ngày hôm nay càng thấy thương cho quê hương xứ sở. Khi phố không ra phố mà làng cũng chẳng còn. Mới thấy thấm thía câu mà cụ Lê Qúi Đôn đã chép trong Châm cảnh: “kẻ độc phu tàn bạo làm nhiễu loạn cả nước“!

Những người kiên định ở mọi thời đều đặt mục tiêu “ổn định chính trị” lên hàng đầu. Bởi thế, có ai tin một chính thể có tới 80% trong tổng số đơn khiếu kiện cuả dân ở cửa quan là thuộc về lĩnh vực đất đai lại là một chính thể luôn “của dân, do dân và vì dân”?

Người Việt Nam quan tâm tới thời cuộc, ai cũng hiểu sự giàu lên như “Phù đổng Thiên vương” của các quan chức lớn nhỏ từ trên xuống dưới đều liên quan tới yếu tố đất đai. Như đánh giá của giới quan sát có uy tín quốc tế. Khi cho rằng “Tham nhũng trong quản lý đất đai đang ở nhóm đứng đầu trong “bảng tham nhũng”.”

Nếu không đúng vậy, chẳng ai ngu gì mà xưng xưng thú nhận “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất… đang cấu kết nhau thành “nhóm lợi ích“… trở thành “bầy sâu ăn hết phần của dânnhư hai ông Trọng và Sang đã phát ngôn trước bàn dân thiên hạ. Mà kết cục chẳng diệt được con “sâu chúa” nào, chẳng thể kỷ luật được ai. Dù ở mức thấp nhất là cảnh cáo phê bình?

Lý do được viện dẫn không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”. Như vậy có ai tin được không? Khi các vị chóp bu không có ai phải chịu trách nhiệm về những sai lầm yếu kém trong quản lý điều hành để tham nhũng thất thoát khiến nền kinh tế đất nước suy sụp. Lại tiếp tục dụ người dân thấp cổ bé miệng cùng tham gia chống tham nhũng: “Nếu ai cũng sợ bị trù úm thì đất nước này sẽ thế nào?” (lời ông Chủ tịch Sang **)

Xin hỏi, nếu người dân “cùng tham gia” chống tham nhũng với đảng và nhà nước mà bị bọn quan tham có súng nhân danh đảng và nhà nước tới vu vạ cho cái mác: “thế lực thù địch”. Hoặc bị các “thế lực thù địch” xúi dục, lợi dụng thì liệu ông chủ tịch có bênh được người dân không? Hay lúc đó các vị lại xuê xoa với nhau “theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ…”? (lời ông TBT Trọng ***)

Trên trang blog của một nhà báo tự do, người đã từng gắn bó mật thiết với chế độ, đã vô cùng bức xúc, cho rằng:

Tại sao cả “một bộ phận không nhỏ thoái hóa hư hỏng, đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ”, nhưng sau đợt kiểm điểm rồi vẫn không loại bỏ được ai khỏi đội ngũ? Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ “tình đồng chí” trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?” (****)

Theo lời mời của bà con Văn Giang, cụ Lê Hiền Đức đã đến dự buổi thu hoạch cùng bà con ngày 21/10/2012 – Nguồn: xuandienhannom

Còn tôi, có lẽ chỉ có thể tin được “một bộ phận rất nhỏ” đảng viên chưa thoái hóa biến chất. Hiện đang bị các cơ quan chức năng của đảng không ưa, đưa vào tầm ngắm như trường hợp của cụ bà (đảng viên lão thành) Lê Hiền Đức. Dù tuổi cao sức yếu vẫn gần dân, biết đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của nhân dân. Đó chính là viên ngọc qúi hiếm còn sót lại trong cái tổ chức hữu danh vô thực đang sống thoi thóp trên mảnh đất tang thương này!

Gocomay

Xem thêm: 718 – Lại “thương nhớ đồng quê”  – https://gocomay.wordpress.com/2012/02/23/718-l%E1%BA%A1i-th%C6%B0%C6%A1ng-nh%E1%BB%9B-d%E1%BB%93ng-que/

(*)  http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tong-Bi-thu-noi-ve-nguyen-nhan-bat-on-dat-dai/201210/239517.datviet

(**) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fi-corrpt-who-dare-10182012074722.html

(***http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html

(****http://www.truongduynhat.vn/thua-chu-tich-dung-noi-nua-hay-hanh-dong/

____________________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ