789 – Báo Nhân Dân đang “tự diễn biến“ từ bên trên?

NguyenPhuongUyen-Kha-votoi-danlambao

Lâu lắm rồi tôi không còn đọc báo Nhân Dân. Lý do thật đơn giản, vì không thu nhận được thông tin gì bổ ích cả. Nay thấy Trang TTX Viả Hè của ABS ưu ái đăng lại toàn văn bài Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương của tác giả Lê Võ Hoài Ân. Tôi mới tò mò đọc. Đọc xong thấy vô cùng thất vọng. Chả nhẽ những cảnh báo từ chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình“ bấy nay ở Báo QĐND lại ứng nghiệm ngay tại tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận to tổ bố của ĐCS VN này?

Ngay khi vừa đọc xong (23/05/2013 LÚC 03:45), tôi đã viết cái còm như sau:

Thưa ông Lê Võ Hoài Ân!
– Đã sinh ra quan tòa là trọng chứng chứ không trọng cung! Vì thế mới phải mở phiên tòa công khai. Các tranh tụng, lời khai và chứng cứ trước tòa mới là cơ sở cho việc tuyên án. Rất tiếc phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ở Long An ngày 16/5/2013 đã không tuân thủ những nguyên lý sơ đẳng đó!
– Nếu Phương Uyên lúc ban đầu do lời dỗ ngon ngọt của các anh “còn đảng còn mình” mà nhận bừa rằng em đã “chống lại Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam” để được thả cho về làm bài thi. Thì đó cũng chỉ là lời “bức cung” chứ đó không phải là “bằng chứng” để khép vào khung hình phạt “chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88) được. Bởi vật chứng (là dòng chữ được viết bằng ngón tay từ máu pha nước trên hai mảnh vải trắng: “Tàu Khựa Cút Khỏi Biển Đông” và: “Đi Chết Đi ĐCS VN Bán Nước”) không có nội dung “Chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” được qui định như ở Điều 88 này. Trừ phi quan tòa chứng minh được chống Tàu (“nói không hay về Trung Quốc”) và phỉ báng ĐCS VN là đồng nghiã với “Chống Nhà nước CHXHCH Việt Nam”.
– Tính đến giờ phút này, mới có 2 đợt mà đã có tới 736 chữ ký yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Trong đó có rất nhiều tên tuổi danh giá mà không ai có thể bôi bác được cả về trí tuệ và nhân cách của họ! (
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/23/danh-sach-ky-loi-keu-goi-tra-tu-do-cho-nguyen-phuong-uyen-va-dinh-nguyen-kha-dot-1-2/)
– Sự thật dành dành như canh nấu hẹ như vậy mà quí ông Lê Võ Hoài Ân còn bao biện bênh vực cho cái sai là cớ làm sao? Lại được Báo Nhân Dân tiếp tay nữa chứ!
Vậy ai mới chính là thủ phạm “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp” và “hành động bất lương”?

Lúc đang gõ các dòng này, mới chưa đầy 20 tiếng đồng hồ mà trên Trang Ba Sàm đã có tới hơn 200 phản hồi khác nhau. Chứng tỏ hành động “tự diễn biến“ của bài báo đã nhận được sự quan tâm theo dõi của nhiều độc giả từ khắp nơi. Xem kỹ lại bài báo một lần nữa. Tôi thấy tác giả bài báo đã phạm những lỗi rất nghiêm trọng khi phản biện. Khiến mọi luận lý trở thành sự ngụy biện trơ trẽn và không có tính thuyết phục.

Chẳng hạn, ngay ở đầu bài báo, tác giả khẳng định ngay với dòng chữ đậm Trước khi TAND tỉnh Long An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, các thế lực thù địch và một số cá nhân được sự tiếp sức của VOA, BBC, RFI, RFA,… đã đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc bản chất sự việc, từ đó vu cáo Ðảng và Nhà nước Việt Nam đanh thép như vậy mà lại không hề trích dẫn (dù là đường link nhỏ) cho độc giả coi cái gọi là “nhiều luận điệu xuyên tạc…“ nó là như thế nào. Như vậy khác gì “cả vú lấp miệng em“ hay trong môn đấm box đem trói đối thủ lại để một mình ra đòn?

Cáo trạng buộc tội

Khi dẫn ra cái “Cáo trạng số 31/QĐ-KSĐT của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An“ mà tác giả Hoài Ân lại không hề đả động đến phương pháp làm ra bản cáo trạng ấy nó có “phạm pháp“ hay không. Khi lực lượng an ninh không đem theo bất cứ lệnh (hay trát tòa) nào tới ký túc xá của Phương Uyên bắt cóc em đưa vào giam giữ ở khách sạn (hành vi này chả khác gì của xã hội đen). Rồi khống chế và dụ dỗ bằng những lời hứa ngon ngọt, rằng sẽ cho em về làm bài thi nếu em chịu “hợp tác“ để tìm tội và có được cái “bản viết tay lời nhận tội của Nguyễn Phương Uyên“. Điều này chứng tỏ các bản cung ép này là vô giá trị. Bởi các lời khai và chứng cứ (trước tòa) về các hành vi phạm tội đã chống lại bản cáo trạng trên. Trong khi cơ quan an ninh không hề bắt được qủa tang (“bắt tận tay day trận trán“) các em đang thực hiện “hành vi phạm pháp“. Mà chỉ tạo dựng nên cáo trạng buộc tội các em bằng chính “hành vi phạm pháp“ trắng trợn của mình.

Ngay trong phiên xử hôm 16/5/2013, mặc dù toà Long An, nơi được cho là không hắc ám như tòa ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác khi xử những tội danh “Chống Nhà nước..“ theo Điều 88, nhưng việc bắt giữ nhiều người quan tâm tới dự phiên tòa. Đặc biệt còn không cho và cả thân nhân (như bố đẻ của Phương Uyên là ví dụ) vào dự khán một phiên tòa được gọi là công khai thì dù có muốn cãi xóa “hành vi phạm pháp“ trắng trợn này, thật cũng thậm khó đấy, thưa qúi báo Nhân Dân và tác giả Lê Võ Hoài Ân?!

Quang cảnh phiên xử Uyên và Kha hôm 16/5

Quang cảnh phiên xử Uyên và Kha hôm 16/5

Còn nếu qúi ông Hoài Ân và qúi Báo Nhân Dân muốn tranh luận và phản biện một cách công tâm thì, với vị thế của qúi báo, chỉ cần mượn lại và cho đăng toàn bộ nội dung (gỡ băng ghi âm) hoặc chiếu toàn bộ băng hình (nghiệp vụ) từ đầu cho tới cuối phiên tòa hôm 16/5 lên cho độc giả nghiên cứu. Nhất là những lời phát biểu cuối cùng của các em Uyên và Kha thì chả cần được cãi cố thua cãi cầm. Sẽ thấy ngay ai phạm pháp ai bất lương?

Về chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ trong bản cáo trạng

Là người sinh trưởng ở miền Bắc sau 1954, qủa thật lá cờ vàng ba sọc đỏ, với tôi và nhiều người cùng cảnh ngộ thật không am hiểu gì nhiều. Chỉ biết qua lời giải thích của một số bà con đã từng sống ở phía nam vĩ tuyến 17 từ trước 1975, nói rằng đó là lá cờ rất đẹp với nền vàng thuộc hành thổ tượng trưng cho đất đai màu mỡ phì nhiêu (đất phù sa). Còn 3 sọc đỏ tượng trưng cho 3 miền: Bắc-Trung-Nam. Lá cờ này còn mang ý nghiã “máu đỏ da vàng“ cái gốc của người Việt đối nghịch với “máu đỏ da trắng“ trên lá cờ tam tài của Thực dân Pháp đô hộ nước ta suốt 80 năm…

Nay nhờ thông tin của tác giả Hoài Ân:

Vua Thành Thái (1879-1954)

Vua Thành Thái (1879-1954)

“Về lịch sử các lá cờ, Triều Nguyễn có “Long Tinh kỳ” (1863-1885), sau đó là “Ðại Nam kỳ” (1885-1889). Năm 1890, Thành Thái lên ngôi, lá cờ ba sọc mầu đỏ trên nền vàng mới ra đời, được sử dụng đến năm 1916 – năm hoạt động chống thực dân Pháp của vua Duy Tân thất bại, ông bị Pháp bắt rồi đày ra đảo La Réunion. Năm 1916, Khải Ðịnh lên ngôi đã thay…“.

Tôi mới vỡ lẽ lá cờ vàng 3 sọc đỏ như vậy còn gắn với lịch sử chống Pháp của hai vị vua yêu nước nổi tiếng bậc nhất Triều Nguyễn là vua Thành Thái và vua Duy Tân (người đã từng nói câu nổi tiếng: “nước bẩn lấy máu mà rửa“) suốt 26 năm dòng. Vậy mà tác giả Lê Võ Hoài Ân dám xưng xưng phỉ báng lá cờ đó là “cờ ba que“ (như một số người mù thông tin) thì thật không còn gì để nói nữa. Đành rằng, sau này các chế độ đối nghịch với thể chế cộng sản đã từng tồn tại ở miền Nam (1954-1975) là các ông Bảo Đại, Diệm và Thiệu đã lấy lại biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của hai vị vua yêu nước trên làm quốc kỳ cho chế độ VNCH đi chăng nữa. Thì cũng không phải vì thế mà xổ toẹt giá trị lịch sử của lá cờ. Cũng như những tác phẩm điêu khắc các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung và cả Phan Bội Châu được dựng lên ở các đô thị phía Nam trong thời VNCH quản trị miền Nam (theo hiệp định Geneve-1954) là cũng bị gán cho cái tội đề cao “những biểu tượng quá vãng“ và cần phải dẹp bỏ hay sao? Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc hội năm kia đã từng khẳng định: “Hoàng Sa là của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép vào năm 1974 từ tay chế độ VNCH“ đấy thôi. Nếu phủ định sạch trơn lịch sử thì làm sao dám dùng những chứng cứ pháp lý của chế độ VNCH về Hoàng Sa và Trường Sa để đưa ra khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi“ (của các đời Phát ngôn viên BNG như: Thanh Thúy; Lê Dũng; Phương Nga và Lương Thanh Nghị) trong đấu tranh pháp lý quốc tế để đòi lại Hoàng Sa và các đảo bị Trung Cộng xâm chiếm trái phép ở Trường Sa?

Liên quan tới chuyện chủ quyền biển đảo. Có người đã từng nêu thắc mắc. Tại sao những người kiên định ý thức hệ trong ĐVS VN không học ngay cách tư duy của người đàn anh CS ở Hoa lục. Khi họ biết xúi bẩy đám Tàu khựa quốc gia ở Đài Loan. Những ngày qua gây sức ép khá dữ lên chính quyền Phi Luật Tân vụ Phi bắn chết một ngư dân xứ Đài để “Ngư Ông hưởng lợi“. Chưa kể trước đó họ còn phát triển tấm bản đồ bành trướng của chế độ Tàu Tưởng (“tay sai bán nước“) vẽ ra từ 1947 để làm thành tấm bản đồ 9 đoạn “lưỡi bò“ nhằm độc chiếm 80% Biển Đông. Cùng tam tương tứ tốt với nhau cả mà Tàu Cộng không biết bênh che và bảo vệ nhau như Hà Nội đã bảo vệ Bắc Kinh mà lại liên kết với “các thế lực thù địch“ thuộc phe quốc gia như vậy?

Chống Tàu xâm lấn bờ cõi và phỉ báng ĐCS có phải là chống nhà nước?

35Liên quan tới hai khẩu hiệu (dùng ngón tay chấm máu pha loãng viết trên vải trắng): ”Tàu Khưạ Cút Khỏi Biển Đông“ và “Đi Chết Đi ĐCS VN Bán Nước“ mà Phương uyên đã viết như bản cáo trạng luận tội là: “phỉ báng đảng CS và nói không hay về Trung Quốc“ có đúng là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“ như lời buộc tội của công tố viên?

Có người cho rằng, nếu Phương Uyên mà viết ngược lại như: “Hoan hô Tàu Cộng vào Biển Đông“ và “Muôn Năm ĐCS VN Quang Vinh“. Tức là nếu các em Uyên và Kha ủng hộ (nói hay) về ông “bạn vàng“ Trung Quốc và ca ngợi (không phỉ báng) ĐCS VN thì chắc chắn các em đã không bị khép tội “Chống Nhà nước…“ theo Điều 88 mà có khi còn được những người “bám Tàu Cộng giữ ghế“ âm thầm “cơ cấu“ vào hàng ngũ “kế cận sự nghiệp…“ cũng chưa biết chừng.

td3-e1368558341268Điều bất ngờ lớn của những người làm “trọng án“ vụ Uyên Kha là mặc dù đã trang điểm cho vụ án những tình tiết hết sức nhạy cảm như có yếu tố chất nổ (khủng bố) và đặc biệt yếu tố “phản động“ như quảng bá “cờ ba que“ của chế độ VNCH vào để hòng cô lập chia rẽ các em với một bộ phận nhân sỹ trí thức vốn xuất thân từ chế độ CS. Như cáo buộc nói rằng, Kha và Uyên (trích) “đã rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ này và phục dựng chế độ cờ vàng ba sọc cũ” (hết trich)

Nhưng kết cục đã thất bại thảm hại. Bằng chứng là Kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt. Nay lại tiếp LỜI KÊU GỌI trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khi bị tuyên những bản án nặng nề bất công đang loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với hàng trăm chữ ký ban đầu của nhiều trí thức khoa bảng hàng đầu thuộc đủ mọi chính kiến cả trong và ngoài nước. Khiến giới chóp bu tham quyền cố vị đau đầu.

Đường đi hay tối nói dối hay cùng

Đối phó với hai em sinh viên trong trắng ngây thơ. Ai đó cứ nghĩ, với các chiêu thức lừa phỉnh như đã từng thành công phần nào trong các vụ án áp theo Điều 88 trước đó. Những người làm án định dùng chiêu “nhận tội“ và “xin khoan hồng“ làm bùa để dập tắt ý chí phản kháng. Làm lu mờ hình ảnh và tiếng nói yêu nước nơi các em. Nhằm vừa bôi bác, vừa răn đe trấn áp số đông đang dõi theo vụ án. Nhưng những lời phản cung bình tĩnh sáng suốt và thông minh của hai em Uyên và Kha. Cùng các tranh tụng thẳng thắn và thuyết phục của các luật sư biện hộ đã chứng tỏ cho cả nước và cả thế giới thấy rõ sự phi lý của bản án mà toà Long An đã tuyên hôm 16/5. Đó là thứ án bỏ túi theo điều luật X nếu ai mà “ăn năn nhận tội” thì án nhẹ. Ai mà “cương” thì lãnh án nặng… Như lời nhận xét của nhà báo T.D. (xem ở đây).

Không dừng lại ở đó. Nay, Lê Võ Hoài Ân lại dùng Báo Nhân Dân của đảng để làm trò ảo thuật tiếp tục dụ cho dân xứ lừa dấn sâu vào cạm bẫy!

Xin trích:

Những ngày qua trên internet, đã có rất nhiều ý kiến chân thành gửi tới Ðinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, hy vọng sẽ có ý nghĩa đối với họ: “Chỉ có một cách cuối cùng để cứu mình thôi Uyên ơi. Ðó là, khi phúc thẩm, ra tòa em hãy nói một cách thành thật những gì đã xảy ra với em. Nếu trước tòa, thấy sai em hãy thành thật nhận lỗi, đừng quanh co. Và quan trọng nhất là đừng biến mình thành kẻ bung xung làm vật tế thần cho kẻ khác… Ðừng có mê sảng tin rằng một nhúm người như chúng, đứng ở ngoài, phất cờ ba sọc mà có thể lật nhào một chế độ đã có lịch sử trong gian khó mà vẫn đánh bại nhiều thế lực hùng mạnh nhiều tiền, lắm súng…”, và “Tương lai của các em còn rất dài, hãy là những “chủ nhân tương lai của đất nước” Việt Nam theo đúng nghĩa chứ đừng để mình bị biến thành quân cờ trong tay của các thế lực ngoại bang, của những con người vốn vẫn mang nặng hận thù với Việt Nam để rồi phản bội lại chính quốc gia, dân tộc mình”.

(hết trích)

Từ một em sinh viên ngoan hiền học giỏi sống chan hòa với mọi người, nguyên ủy viên BCH Đoàn TNCS… Chỉ vì thể hiện thái độ một cách ôn hòa chống giặc ngoại xâm và giặc nội xâm (tham nhũng) cấu kết với nhau bách hại muôn dân và đưa đất nước tới bờ vực thẳm mà Phương Uyên đã bị hãm hại bằng lối hành xử của xã hội đen mang danh lực lượng bảo vệ chế độ “còn đảng còn mình“. Bị lừa hợp tác điều tra để được thả cho về thi và học tiếp. Em đã tin theo. Nhưng sự thật của cái trò “hợp tác làm việc“ này là như thế nào thì bản thân Uyên, gia đình các em và những người quan tâm đều đã ngấm qúa đủ.

Nay lại “bổn cũ soạn lại“, báo đảng thông qua các ngòi bút nô dấn tiếp cú lừa lớn hơn. Làm như vậy, Uyên và Kha hay gia đình các em có nhẹ dạ cả tin mà bị sập bẫy nữa?

Cái tay ất ơ vô hình vô tướng (trên mạng ảo) mang cái tên Nguyễn Thiện Thành cầm đầu cái tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước“ nào đó đang sống lẩn lút ở Thái Lan kia có phải là người bằng xương bằng thịt hay chỉ là thứ “hoa mướp“ của cơ quan an ninh? Bởi cơ chế của loại mồi giả (hoa mướp) kiểu này là đầu tư vốn (mồi) tối thiểu mà vẫn thu được lợi lớn. Tựa như chuyện chỉ cần bỏ ra có 100 USD$ thôi (để đầu tư mua máy ảnh và thẻ nhớ) mà câu được những ếch bụ (giàu lòng yêu nước) như 2 em Uyên và Kha?

Chế độ cộng sản chỉ tồn tại được nhờ sự lừa dối. Đó là lời thú nhận cay đắng của nguyên TBT Đảng CS Liên Xô Gorbachev. Còn tướng Trần Độ, một cựu công thần có hạng của chế độ hiện hành, trong cuốn Nhật Ký Rồng Rắn đã bộc bạch: “…Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”

Lời kết

Xin trích lại một ý kiến của một cư dân mạng phản hồi bài báo của Lê Võ Hoài Ân trên ABS rằng:

Hòa giọng với hàng ngàn DLV đang ngày đêm đánh phá các trang web, blog dân chủ, tờ báo nhân dân lại có bài viết bất lương, gắp lửa bỏ tay người với mong muốn định hướng nhân dân. Đưa ra đủ thứ lập luận, trích cả bản cung khai bị ép của nạn nhân lúc trong tù, phủ luôn cái bóng của lá cờ VNCH lên bản án, chỉ nhằm kết tội hai cháu sinh viên này là “tay sai thế lực ngoại bang…”. Mà không dám trích dẫn câu nói cuối cùng của Phương Uyên và Nguyên Kha trước tòa. Cũng không thấy lòng người đang nổi giận vì sự bất nhân của chế độ cầm quyền.

Họ càng thanh minh, cá nhân tôi chỉ thấy họ đang SỢ.

CS Việt Nam sợ từ hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ sống lại ở miền Nam, sợ đến những quyển sách Tuyên ngôn về Nhân quyền của LHQ,
sợ thay đổi cả tên nước sẽ làm mất đảng,
sợ thay đổi Hiến Pháp,
sợ thanh niên có lòng yêu nước không theo chỉ đạo của đảng,
sợ đa nguyên đa đảng,
sợ nhân dân giác ngộ ra những quyền cơ bản của con người như tư hữu đất đai, quyền làm báo tư nhân, quyền hội họp…
Và bản chất hèn mạt nhất đã lộ ra với những chuyện sợ anh bạn vàng 4 tốt- 16 chữ vàng. Và càng sợ hãi, càng hung tàn với chính đồng bào của mình nhiều hơn, thì chính quyền CS này chắc chắn phải tiêu vong. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử…

(hết trích)

Từ phải sang: Mẹ của Uyên; Kha và chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Điếu Cày)

Từ phải sang: Mẹ của Uyên; Kha và chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Điếu Cày)

Đó cũng chính là luật “gieo nhân nào gặt qủa ấy“ của tạo hóa. Những việc làm vô pháp vô luân và bất lương của những “âm binh“ có chút chữ nghiã như Lê Võ Hoài Ân trên đây chắc chắn sẽ góp phần làm cho cỗ xe cũ nát của chế độ lao xuống đáy vực được xuôi sẻ hơn. Đó chính là sự “diễn biến“ từ bên trên. Mà Báo Nhân Dân ở đây là trường hợp cụ thể. Nói theo ngôn từ triết học, những âm thầm góp gió hôm nay, là “đêm trước của một cuộc cách mạng“ (cỏ hoa nào đấy). Nhẹ nhàng song đủ mạnh để chôn vùi cái ác cái xấu!

Yếu tố còn lại là lực lượng nào sẽ sắm vai chính trong cuộc hồi sinh mới của dân tộc này. Nếu đó không phải là những người con trai con gái trẻ tuổi thông minh và giàu bản lĩnh như lớp trẻ Uyên và Kha?

Gocomay

___________________________

613-Theo voi được ăn gì?

20110122_asd001.jpg 

Trung Quốc làm gì thì Việt Nam cũng bắt chước hệt như vậy

Bridget O’Flaherty

Trong lúc cả thế giới tập trung sự chú ý vào việc Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ thì Việt Nam cũng đang thắt chặt cái thòng lọng quanh cổ các nhà bất đồng chính kiến

Các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc không phải là những người duy nhất đang phải chịu đựng cơn giận dữ của một chế độ cộng sản hống hách thích đàn áp. Trong lúc cả thế giới tập trung sự chú ý vào nghệ sĩ và nhà hoạt động dân chủ người Trung Quốc Ngải Vị Vị thì nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cũng đang phải nhận những bản án nặng nề cho những hoạt động được chính phủ của nước này gọi bằng cái từ là “chống lại nhà nước”. 

image00149.jpg 

Người dân Trung quốc biểu tình tại Hong Kong đòi trả tự do cho họa sĩ Ngải Vị Vị (Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông Ngải là một nghi can tội phạm. Cộng đồng quốc tế đã giành cho ông sự ủng hộ đặc biệt… đã khiến nhà cầm quyền Hoa lục bối rối, nhân dân TQ thì căm phẫn….) Hình: Reuters 

110408122317_ai_weiwei_926x521_aiweiwei_nocredit.jpg 

Nhóm đấu tranh tại Hong Kong biểu tình. Nhà chức trách Trung Quốc muốn trừng phạt ông Ngải Vị Vị như đã làm với nhà văn Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa bình nhưng hiện ngồi tù. Nguồn ảnh: BBC. 

Vào tháng trước, chẳng hạn, một trong những quan chức cao cấp nhất từ trước tới này bị tòa án Việt Nam xét xử vì bất đồng chính kiến đã đệ đơn kháng án. Ông Vi Đức Hồi 54 tuổi nguyên là Đảng viên Cộng sản đã bị kết án 5 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế tại gia. Phải thừa nhận là bản án này đã được giảm xuống đáng kể so với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế được tuyên tại phiên sơ thẩm. Mặc dù vậy, tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] không phải là tổ chức duy nhất cho là đây là một bản án “rất nặng”.

Và ông Hồi chắc chắn không phải là người duy nhất.

Vào cuối tháng trước, luật sư Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế sau khi ông bị tạm giam với lý do được viện ra là ông bị phát hiện đang ở trong một phòng khách sạn cùng với một người phụ nữ không phải là vợ của ông. Máy tính của ông đã bị tịch thu, nhà ở của ông bị lục soát và ông bị buộc tội là có những hoạt động chống lại nhà nước.

Cũng trong tháng trước, Bùi Chát, người sáng lập Nhà xuất bản Giấy Vụn, cũng bị bắt sau khi ông trở về từ Buenos Aires nơi ông tới nhận giải thưởng Quyền Tự do Xuất bản [Freedom to Publish] của Hiệp hội Quốc tế các Nhà xuất bản [International Publishers Association]. Sau đó ông đã được thả, song được biết ông đang phải chịu sự giám sát. 

Năm ngoái, một blogger đã bị bắt sau khi cô đăng một bài viết kể lại những chuyện ăn chơi sa đọa của con trai của một quan chức cao cấp. Cuối cùng nữ blogger này đã được thả vào tháng trước theo lời của chính quyền được báo chí địa phương trích dẫn là cô “đã được cảnh cáo đủ rồi”

Người ta thường nói rằng trong tất cả những vấn đề liên quan đến an ninh thì cứ ông láng giềng to đùng Trung Quốc làm gì là y như rằng Việt Nam thường làm theo. Hiển nhiên là Bắc Kinh đang tiến hành điều được nhiều nước coi là cuộc dàn áp dữ dội nhất nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến kể từ nhiều năm nay do họ hoảng sợ trước khả năng Mùa Xuân Ả-Rập có thể cập bến châu Á. Và đối với những ai muốn tìm kiếm những điều tương tự đáng quan tâm thì vụ án Cù Huy Hà Vũ là trường hợp đặc biệt đáng chú ý.

Cù Huy Hà Vũ xuất thân từ một gia đình cộng sản nòi – ông là con trai của nhà thơ nổi tiếng và là một người tâm phúc gần gũi với Hồ Chí Minh. Có một sự giống nhau đến kỳ quái với trường hợp của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc – Ngải Vị Vị bị bắt trong lúc sắp lên máy bay sang Hồng Kông – ông cũng là con trai của một nhà thơ có tiếng tăm và trước đó thì nhiều người đều nghĩ ông là người không ai dám động đến.

Song, sẽ là sai lầm nếu cố tình gộp làm một những sự kiện xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất là bởi vì sự trấn áp dữ đội “gần đây có vẻ mở rộng phạm vi hơn” thực ra có thể được truy ngược trở lại hồi năm 2007.

“Hà Nội bắt đầu đàn áp sau khi họ có được cái họ muốn – Việt Nam được gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới [WTO] – và kể từ sau đó họ liên tục đàn áp”, Duy Hoàng, phát ngôn viên của tổ chức dân chủ Việt Tân bị cấm ở Việt Nam, đã nói như vậy. “Và sự đàn áp này không phải là một sự hưởng ứng Đại hội Đảng 11, mà là do chế độ này đang ngày càng đứng ngồi không yên trước phong trào dân chủ và cộng đồng blogger ngày càng trưởng thành”.

Cho mãi tới tận giữa tháng 1 năm nay hầu hết những biện pháp đàn áp đều được hiểu như là công việc dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ một chút trước Đại hội. Facebook bị chặn (lần đầu tiên là bị chặn một cách tùy tiện hồi năm 2009 sau đó là hầu như bị chặn hoàn toàn trong những ngày sắp diễn ra Đại hội), nhiều vụ bắt bớ và thậm chí cả vụ đàn áp được cho là nhằm vào lao động bất hợp pháp người Trung Quốc thảy đều được xem như là một phần của công việc vệ sinh trước Đại hội. Rút cục, sự suy luận tiếp theo sẽ là không ai muốn những người bất đồng chính kiến ở khắp nơi cứ đặt ra những câu hỏi vào lúc sắp diễn ra một sự kiện mà mục đích chính của nó là đảm bảo quyền lực tối cao của một đảng duy nhất. Trong lúc đó thì các phe phái mâu thuẫn nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản đều đang quyết tâm muốn chứng tỏ họ không nhân nhượng trong vấn đề an ninh.

Nhưng Đại hội bế mạc rồi mà sự đàn áp vẫn cứ tiếp diễn.

Ông Vũ dường như đã vướng vào rắc rối sau khi ông kiện thủ tướng về kế hoạch khai thác bô-xít đầy tranh cãi ở cao nguyên Trung phần của Việt Nam và việc Việt Nam đã nhượng bộ cắt cho Trung Quốc rất nhiều đất ở dọc đường biên giới hai nước.

“Hầu hết mọi người đều tin rằng người ta khởi tố ông Vũ để trả thù việc ông đã chỉ trích thủ tướng”, ông Hoàng nói.

Ông Vũ bị bắt vào ngày 5 tháng 11 năm ngoái với bằng chứng được sử dụng là những tài liệu ông viết để kêu gọi dân chủ đa đảng và những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, theo lời của báo Nhân Dân.

Báo Nhân Dân viết “Những bài viết này có nhiều nội dung nói xấu Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Qua điều tra, các cơ quan chức trách của Việt Nam đã tìm thấy 40 tài liệu với những chủ đề khác nhau, trong đó có một số bài viết do chính ông Vũ viết phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Người ta hi vọng rằng áp lực quốc tế có thể ép buộc chính phủ Việt Nam ngừng làn sóng bắt giữ đang diễn ra này. Liên Minh châu đã chỉ trích rất mạnh, luận điểm được đưa ra là tăng trưởng kinh tế phải đi cùng với tự do ngôn luận. Trong tuyên bố được đưa ra ngày 4 tháng 4 Liên Minh châu Âu nói rằng việc kết tội ông Vũ “là không phù hợp với quyền căn bản của tất cả mọi người là được nắm giữ những quan điểm và được tự do bày tỏ một cách ôn hòa những quan điểm đó”.

Tuyên bố này được đưa ra vào lúc mà Cộng đồng châu Âu và Việt Nam đang xem xét khả năng bắt đầu các cuộc đàm phán để đi đến một hiệp định tự do thương mại. Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với Mỹ đã có hiệu lực vào năm 2001 được ca ngợi là đang khuyến khích tăng trưởng của quốc gia cộng sản này.

Nhưng vấn đề ông Vũ hiện nay có thể sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đám phán nói trên. “Sự kính trọng của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam và sự tiến bộ kinh tế dài hạn của chính Việt Nam không thể mang tính bền vững nếu như sự bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, nhất là sự bày tỏ quan điểm về những vấn đề quan trọng đối với tương lai của dân tộc và đất nước, bị đàn áp” bản tuyên bố của Liên Minh Châu Âu nói tiếp.

Hoa Kỳ về phần mình cũng đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và cũng giống như Liên Minh Châu Âu Hoa Kỳ cho rằng việc kết tội luật sư được đào tạo tại Pháp Cù Huy Hà Vũ là không phù hợp với những công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia.

Trong khi các nhà hoạt động dân chủ hi vọng rằng sự phát triển của một xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ cổ vũ những giá trị dân chủ thì một số nhà quan sát lại đang than phiền rằng những quan ngại do các quốc gia khác bày tỏ hiếm khi được hỗ trợ bằng những biện pháp mang tính ép buộc mạnh hơn, chẳng hạn như từ chối viện trợ cho Việt Nam. 

44ds.jpg 

Đêm Chủ nhật, 03.04.2011 –  2500 giáo dân Giáo xứ Bảo Long Nam Định đã hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ. Trước đó, đêm thứ bảy, 02.05, gần 4000 Giáo xứ Thái Hà và hơn 1000 giáo dân nhà thờ Hàm Long Hà Nội cũng đã hiệp thông cầu nguyện như vậy (Ở Thái Hà còn có sự hiện diện của LS Nguyễn Thị Dương Hà và chị Cù Thị Xuân Bích là vợ và em gái TS Vũ) – Nguồn: truongthondlb1 

44d1.jpg 

44c1.jpg 

Có ai tin những gương mặt giáo dân hiền lương với ngọn nến trên tay lặng lẽ hiệp thông cầu nguyện như thế này ở giáo xứ Bảo Long – Nam Định là hành vi “chống đối chế độ”??? – Nguồn: truongthondlb1 

“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về bản án của Cù Huy Hà Vũ cũng như từ trước đến nay chúng tôi vẫn làm như vậy trong những trường hợp khác. Không có bất kỳ mối liên hệ nào với chương trình viện trợ của chúng tôi cả”, một phát ngôn viên của USAID [Cơ quan Viện trợ Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ – United States for International Development] đã nói như vậy. 

Nhưng mặc dù viện trợ có thể không được coi là một thứ đòn bảy khả thi của các chính phủ nước ngoài, song các chính phủ nước ngoài có thể dùng sự ảnh hưởng theo một cách khác. Hoa Kỳ, chẳng hạn, đã chỉ rõ rằng các vấn đề liên quan đến nhân quyền là một trở ngại cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng tuyên bố tương tự tại Hội nghị Cấp cao Đông Á hồi tháng 10 năm ngoái.

Với tính chất như vậy, việc gây sức ép nói trên có thể đem lại tia hi vọng le lói cho những ai đang đòi sự đổi thay.

Phil Robertson thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Những thông điệp chung chung kêu gọi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền là điều tốt, song còn lâu mới đem lại hiệu quả. Thông điệp phải nói cụ thể Việt Nam cần phải thay đổi cái gì”.

Người dịch: Hiền Ba

 

* * *
Tin mới! Nóng!
 
Việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội vẫn còn gặp nhiều trở ngại
 
Biểu tượng tuyên truyền cho kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam ngày 22/5/11 tại Hà Nội.
Biểu tượng tuyên truyền cho kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam ngày 22/5/11 tại Hà Nội. – Reuters 
Thanh Phương
Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra ngày mai ( 22/5 ) tại Việt Nam, một số người tự ra ứng cử đã bị gạt ra khỏi danh sách cuối cùng, như trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Nhưng ngay cả những người dù đã được toàn bộ đồng nghiệp nơi công tác ủng hộ vẫn bị lọt sổ sau khi lấy ý kiến cử tri tại nơi sinh sống, như trường hợp của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, thuộc Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người. 
Cơ quan của ông đã làm đơn khiếu nại, nhưng cho tới nay chưa được trả lời. Mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Giác Hải.
 
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải – Việt Nam
 
21/05/2011
 
Nghe (08:59)
More
 
(Bấm vào dòng xanh trên tải về máy để nghe-GCM)

__________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ