812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham

6Sắp bước sang năm mới, đáng ra muốn bỏ hết những chuyện không vui của năm cũ, vậy mà…

Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013), cho rằng: tính cht vô lý ca chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip. Đ khc phc tình trng này, V.I. Lênin đã ch trương phi quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó là chế đ công hu v đt đai.

Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.

19Những khái niệm của của Mác về địa tô đẻ ra bất công và áp bức được giải thích là do sự “phát canh thu tô” của địa chủ (với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất). Còn lý giải sự bóc lột của giới chủ tư bản nông nghiệp, nằm ở sự chệnh lệch về địa tô (lợi nhuận siêu ngạch) mà nhà tư bản thu được ngoài khoản (tiền) đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã nộp tô cho địa chủ. (Xem ở đây; và ở đây).

Cái gọi là “chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gc đ ra đa tô, làm cho giá c nông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.

Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.

images770206_16Thực tế sinh động này đã được nhà báo Huy Đức mô tả khá thuyết phục ở 2 chương: Chương 9 – Xé Rào và Chương 10 – Đổi Mới trong cuốn Bên thắng cuộc. Thiết nghĩ, ước muốn của Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông có chính đáng đến đâu thì cái ý tưởng: Tay anh nm cht tay xã viên/ Xc c phong trào vng tiến lên. Cũng mãi chỉ là giấc mơ hoa phù phiếm. Trên thực tế những đàn lợn béo tốt của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), tại sao chúng không chịu sống chan hoà với nhau như trong các trang trại của CNTB giẫy chết? Những thửa ruộng của HTXNN sao lúa ở xung quanh bờ lại xanh tốt hơn ở phần giữa ruộng?

Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.

Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.

so-phan-dan-ba-nong-thonThói quen của người nông dân, bất kỳ ở đâu là thức khuya dậy sớm. Dịp mùa hè nắng gắt, người ta dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng. Ra đồng từ lúc trời mới tang tảng. Làm đồng lúc này vừa mát, năng xuất lao động lại cao. Khi mặt trời lên cao, người ta về nhà phơi phóng, chăm đàn lợn gà, chuẩn bị cái rau cái cỏ, thổi nấu ăn uống. Nghỉ trưa cho lại sức dưới bóng cây râm mát. Chờ đến chiều, nắng đỡ rát lại ra đồng…

Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.

2Những ai từng nằm trong chăn, đều cảm nhận một cách rõ nét rằng“công trng duy nht ca phong trào Hp tác hóa NN Min Bc là đã gián tiếp đy hàng triu thanh niên (c nam ln n) vào trn chiến mười đi mt mang tên “Chống Mỹ cứu nước” để giúp cho ĐCS leo lên đỉnh cao quyền lực. Còn bản thân những người được cho là “đội quân chủ lực” của cuộc cách mạng long trời lở đất ấy thì:

H lng l đi như đi quân tht trn
Cán d
m chúi xung mt đường Nhng nòng súng g hết đn
Nh
ng tm áo rách sc mùi bùn phơi trong lòng dm như c ngày vic làng giã đám

Nh
ng người đàn bà vác dm đi thành mt hàng dc v phía bên phi sát mép đi l
H
đến t đâu và s đi đâu?
V
i mùi tanh cua c ta quanh người.

(Trích: Trên đại lộ – Nguyễn Quang Thiều)

Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quc hu hoá đt đai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đt đai, thay vào đó bằng chế đ công hu v đt đai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn đa tôGóp phần h giá thành nông phm và nâng cao năng xut lao đng lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Xây dng mt xã hi không giai cp, không có tư hu… mi người được bình đng, không có “người bóc lt người”, …. người vi người là bn, thương yêu ln nhau. Trong mt “thế gii đi đng” vi năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào…  lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?

Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?

20120223065938979Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp ở nơi đâu không biết, chứ như làng quê của tôi, hàng trăm Ha đồng đất bờ xôi ruộng mật, được tạo dựng bằng mồ hôi xương máu của bao thế hệ cha ông từ hàng ngàn đời. Nay đùng cái lọt vào mắt xanh của cái gọi là “Sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đã biến thành Khu đô thị mới với các “Dự án ma” nhà hoang cỏ mọc . Mà không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí bởi lối làm ăn chụp giật, tắc trách, gây hậu qủa nghiệm trọng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên qúi giá của quốc gia.

Nhiều dự án "Khu đô thị mới" ở Hà Nội mở rộng trở thành "Dự án ma" hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch)

Nhiều dự án “Khu đô thị mới” ở Hà Nội mở rộng trở thành “Dự án ma” hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị “Ma” Kim Chung-Di Trạch TP HN)

Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành “đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.

Chính yếu t “đt đai thuc s hu toàn dân mang tính cht tước đot, rt vô lý đã là nguyên nhân sinh ra biết bao t hi, tiêu cc. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).

Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đt đai là vn đ ca mi vn đ“. Do tc đt tc vàng theo c nghiã đen ln nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bn” nên c “ngom” nhanh ri “chun”, do vy h đã dùng mi th đon đ “ngom” nó bng mi danh nghiã 

Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến  pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Tôi hin đang sng th xã Hà Đông. Nhà tôi có s đ. My năm nay tôi rt mun làm li ngôi nhà cho hp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lý do duy nht là tôi s làm xong có th b chuyn đi nơi khác. Vì ch tôi lin vi mt khu đt rng vn là khu trin lãm ca tnh Hà Tây cũ. Tôi c nghĩ đã là mt công trình, mt đa ch hay mt không gian văn hóa thì không bao gi người ta ly đ làm nhng vic khác. Nhưng mt ngày, khu trin lãm b san bng và mnh đt rng có th nói đp nht th xã Hà Đông đã được bán cho mt nhà đu tư đ làm trung tâm thương mi và căn h cao cp. Và cái trung tâm này có th s thôn tính khu nhà chúng tôi đang cho trn vn thông qua mt quyết đnh nào đó nhiu lúc rt mơ h ca chính quyn đa phương nhưng đ ai dám cưỡng li. Khu trin lãm đã b san phng hơn bn năm nay ri nhưng chng thy ai làm gì. Nó tr thành bãi đt hoang đy rác rưởi hôi thi.

Tôi mun k ra câu chuyn trà dư tu hu mà có l ai cũng đã tng nghe, còn tôi thì được tri nghim vi tư cách người trong cuc, đó là có hôm mt v là quan chc nói vi tôi Nếu nhà văn mun đi nơi khác thì chúng tôi ch dch bút xung là đi, nếu nhà văn mun li chúng tôi ch nhích bút lên là li.

Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đaiSự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!

Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.

Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:

  • Có hc vn mà không có đo đc là người ác, có đo đc mà không có hc vn là người quê.

Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong ngữ cảnh này?

Gocomay

__

PS:

_________________

807 – Xin đừng xúc phạm tới phẩm hạnh của trâu bò

images278362_13Chuyện xưa kể rằng, khi đã trở thành Ỷ Lan Phu Nhân vợ yêu của vua Lý Thánh Tông rồi, Ỷ Lan vẫn dắt theo một con trâu mộng mang từ làng Thổ Lỗi vào chăn ở bãi cỏ trong cung. Không những giữ mãi bên mình con vật kỷ niệm thuở hàn vi nơi thôn dã của mình. Mà còn với hàm ý khuyến khích nông tang.

Bà dâng biểu tấu với vua:

“Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”.

Nhà vua bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.

Nguyên Phi Ỷ Lan trong lễ phục Vĩ Địch thời Lý

Nguyên Phi Ỷ Lan trong lễ phục thời Lý

Mặc dù bận rộn với chính sự, Ỷ Lan vẫn tận tay chăm bẵm chu đáo chú trâu làng. Người và vật luôn gắn bó như hình với bóng. Mặc dù vậy vào những ngày chính vụ, nông dân thiếu sức kéo, Ỷ Lan còn cho người nghèo quanh vùng mượn trâu cày ruộng.

Trong một đợt tuế cống định kỳ sang Tống triều, trong muời chú trâu mộng, dự kiến, bất ngờ có một con bị ngã bệnh vào đúng ngày khởi hành. Không còn đủ thời gian chạy chữa hoặc thay con trâu mộng khác tương xứng. Để kịp cho sứ đoàn lên đường đúng thời gian đã định, Ỷ Lan đã tự nguyện xung công con trâu qúi cuả mình, thế vào chỗ trống. Khiến cuộc chia ly giữa trâu và người thật lâm ly, đầy nước mắt.

Ỷ Lan, theo tiễn sứ đoàn, tiễn trâu qua bến Tiềm Long sông Cái rồi, vẫn chưa hồi cung còn lưu luyến theo trâu mãi tới hơn mười dặm nữa. Tới một vùng cỏ sậy rậm rạp ngút ngàn thì chủ và trâu mới chia tay. Khi đoàn hành tiễn của Nguyên Phi quay gót thì chú trâu tri kỷ ấy cứ phủ phục khóc mà trông theo cho tới khi bóng Ỷ Lan khuất lút khỏi tầm mắt. Mọi người chứng kiến cảnh ấy đều không ai cầm được nước mắt, thương trâu.

Dân quanh vùng sau đấy còn đắp một gò đất rất lớn hình con trâu, ngay trên điểm chia ly lịch sử ấy. Lại đặt tên gò “Trâu Quỳ”

Vùng đất bạt ngàn lau sậy đó, vẫn cứ hoang vu, cho mãi tới đầu thế kỷ XX, khi một kỹ sư canh nông người Pháp sang mua và khai phá đất hoang hoá, cải tạo thành khu đồn điền Trâu Qùi sầm uất với cây trái quanh năm tươi tốt.

Sau 1954, nơi đây được giao cho trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội quản lý. Nhưng nhiều thầy trò nơi đây không phải ai cũng đều biết cái tích “Trâu Qùi” sâu xa kia. Cái tên đó là để ghi lại cái tình tri kỷ của con trâu qúi với bà Ỷ Lan cách đây ngót 1000 năm trước.

images278364_12

Hôm nay, thấy anh Cu Vinh chức vị lên tới Trưởng Thôn Khoai Lang rồi mà giờ mới nhận ra phẩm hạnh cao qúi của loài trâu.

Xin trích:

1459131_230987337062978_1679519603_nGiờ mình ngộ ra, câu thành ngữ “đàn gảy tai trâu” của ông bà mình không còn đúng nữa, chứ con trâu nha, khi nói nhẹ nhàng nó hít hà tình cảm, khi mình nổi cáu quát, nó biết sai, nó lùi lũi nghe theo liền, so sánh như rứa với việc góp ý hôm nay là hổng có đúng, làm con trâu có một chút tổn thương không nhẹ, hẹ hẹ…

Thì ra Trưởng Thôn Khoai Lang buồn vì “khi nghe Chủ tịch Quốc hội nói rằng, sẽ quyết tâm thông qua Hiến pháp mới vào ngày 28/11”. Nay anh ta có tuổi rồi, khôn ngoan rồi, hiểu đời rồi. Nên không còn buông bát, đưa thẳng tay lên hét: Quyết tâm. Quyết tâm. Quyết tâm đủ 3 lần như cái hồi đi học thời chống Mỹ nữa.

Để cảm thông với anh Cu Vinh, nhà cháu xin chép tại câu chuyện con trâu của Ỷ Lan để những ai một thời đã hiểu nhầm câu thành ngữ “đàn gảy tai trâu” hay trót xúc phạm tới phẩm hạnh cao qúi của loài trâu bò thì cần tu tỉnh lại. Cần “phê và tự phê” một cách nghiêm túc để không bao giờ tái phạm nữa.

Mong lắm thay!

Gocomay

____________________

783 – Bắn súng, cởi truồng hay nằm vỉa hè sẽ giữ được đất?

299143_472525259469162_1012116638_nChuyện gia đình anh em họ Đoàn dùng súng bắn chim (bắn đạn ghém chì) hay còn gọi “súng hoa cải” để giữ mảnh đất khai hoang lấn biển của mình đã được dư luận bàn tán nhiều rồi. Đồng chí X thì dù chê trách các đệ tử của mình ở Hải Phòng là “sai toàn diện“. Nhưng cũng không quên nhắc nhở thuộc cấp bên dưới phải “khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”. (Xem ở đây).

Đó chính là lý do khiến anh em nhà ông Vươn bị tuyên án 15 năm rưỡi tù giam. Còn 2 bà vợ bị 33 tháng án treo (chắc tội chi tiền mua súng?).

Quan điểm của chính quyền từ cấp thượng tầng thì đã rõ. Còn tầng lớp thảo dân bên dưới, đa phần khen ngợi hành động của anh Vươn và gia đình chống lại lệnh cưỡng chế là đúng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chống bằng cách nổ súng là sai. Vậy phải làm cách nào cho hay và tốt hơn?

Ta thử tham khảo qua mấy trường hợp sau đây!

Hai phụ nữ không mặc gì đang bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của họ...

2 phụ nữ không mặc gì bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của họ.

– Cách đây ngót một năm, vào trưa ngày 22/5/2012, tại Quận Cái Răng TP Cần Thơ, do không tán thành với mức đền bù qúa rẻ mạt của Công ty cổ phần xây dựng số 8 thuộc CIC 18 (Bộ Xây dựng) trên miếng đất của mình đã bỏ tiền ra mua và sống hợp pháp tại đó suốt mấy chục năm. Bà Phạm Thị Lài (sinh năm 1960) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), cực chẳng đã phải cởi truồng để giữ đất. Mà cũng không tài nào giữ được. Hai mẹ con bà đã bị đám vệ sĩ dùng vũ lực thô bạo đàn áp bằng cách lôi sềnh sệch trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khoả thân dưới cái nắng gay gắt. (Xem tại đây). Sau đó còn bị Công an quận Cái Răng (Cần Thơ) đề nghị xử phạt gia đình bà Lài 1,5 triệu đồng về hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và phạt 80.000 đồng vì vi phạm thuần phong mỹ tục vào ngày 19/6/2012. (Xem ở đây).

Em Lê Xuân Dũng trước lúc bị "bắn chỉ thiên" vào bụng

Em Lê Xuân Dũng trước lúc bị “bắn chỉ thiên” vào bụng

– Trước vụ “khoả thân giữ đất” đúng hai năm, một vụ cũng khá ầm ĩ nhưng nay cũng đi vào quên lãng đó là vào ngày 25/5/2010, trong cuộc biểu tình giữ đất vì mức đền bù chưa thỏa đáng tại địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, em Lê Xuân Dũng, 13 tuổi, một học sinh ngoan học giỏi ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã bị trúng đạn của sỹ quan CA Nguyễn Mạnh Thư (CA huyện Tĩnh Gia) vào bụng chết ngay tại chỗ. Một người nữa dính đạn và chết vào 5 hôm sau là anh Lê Hữu Nam, 43 tuổi bị đạn bắn vào đầu. Ngoài ra có Bà Lê Thị Thanh, 37 tuổi bị trúng đạn xuyên táo vào tay, bị thương. Cả hai nạn nhân người lớn đều cùng làng với em Dũng. Các phát đạn bắn gần, bắn thẳng này được cho là “bắn chỉ thiên” cảnh cáo và cướp cò. (Xem ở đây và ở đây).

Bản đồ qui hoạch khu đô thị Thăng Long 9 - Ảnh Phạm Yên (TPO)

Bản đồ qui hoạch khu đô thị Thăng Long 9 – Ảnh: Phạm Yên

– Nhắc đến cái tên Dũng, ở quê, tôi có thằng bạn đồng môn cấp 1, 2 trường làng là thằng Dũng (trong giấy khai sinh tên là Lê Đình Hỷ). Nhà nó có mấy sào đất được sở hữu hợp pháp từ sau cải cách ruộng đất. Đến năm 2008, Hà Nội mở rộng, đất bị qui hoạch (treo) thành Khu đô thị mới Thăng Long 9. Mức đền bù giá bèo chỉ được 45 triệu VNĐ/sào (360 m²), trong khi giá thị trường đất sát đường QL.32 lúc đó tới hơn trăm triệu một m². Tiếc của, không nhận đền bù, Dũng-Hỷ mang bàn thờ tổ tiên ra giữ đất. Bị chính quyền bắt giam và truy tố ra toà về tội “chống người thi hành công vụ”. Kết cục đất vẫn không giữ được và còn bị 2 năm bóc lịch nữa. (Xem ở đây).

Dân oan cả nước kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Ảnh: Vietnamexodus

Dân oan cả nước kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Ảnh: Vietnamexodus

Như vậy, nếu gia đình anh Đoàn Văn Vươn mà cứ ngoan ngoãn chấp hành nghiêm lệnh cưỡng chế “sai toàn diện” của huyện Tiên Lãng. Thì chắc chắn vụ này sẽ rơi tõm vào quên lãng. Đất cũng không giữ được. Mà tù tội là ở nhãn tiền. Bởi trong thực tế ở ta, chính quyền là luôn luôn đúng. Toàn bộ gia đình anh sẽ mang công nợ (các khoản “nợ xấu”) và anh sẽ phải đối diện với các án phạt tù với các tội “lừa đảo chiếm dụng vốn” của ngân hàng cũng chưa biết chừng. May hơn chút nữa, thoát tù tội thì suốt đời vợ chồng mấy anh em nhà anh sẽ sống trong bần cùng và sẽ phải gia nhập đội quân dân oan đi khiếu kiện vượt cấp ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Ba Đình, Hà Nội: “làm xấu hình ảnh thủ đô” (Lời Nguyễn Thế Thảo – Tổng đốc HN thời nay) là không cần phải bàn cãi.

Trong các tình huống đặng chẳng đừng đó, rõ ràng tiếng súng hoa cải (không làm chết ai) của anh em Đoàn Văn Vươn là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Tiếng súng ấy “đã khiến cả một xã hội choàng tỉnh, nó khởi đầu cho một thời kỳ mà người ta không còn nghĩ rằng, cứ người nhà nước là bất khả xâm phạm. Nó buộc những kẻ nhân danh nhà nước để làm bậy phải chùn tay…” (nhận định của blogger Phương Bích)

Cụ Lê Hiền Đức và anh chị em ở Hà Nội xuống thăm và động viên gia đình anh Vươn hôm 5/4/2013. Ảnh: Xuân Diện.

Cụ Lê Hiền Đức và anh chị em ở Hà Nội xuống thăm và động viên gia đình anh Vươn hôm 5/4/2013. Ảnh: Xuân Diện.

Về ý nghĩa sâu xa, ”tiếng súng hoa cải” Đoàn Văn Vươn còn là tiếng súng yêu thương nhằm lay động một chút lương tri còn sót lại của cái thể chế mà bố anh đã từng hàng chục năm phụng sự (là Bí thư Chi bộ đảng ở địa phương). Rồi đến lượt anh từng là sỹ quan quân đội. Phục viên cởi áo lính anh lao vào học thành kỹ sư canh nông trồng rừng. Nhận bằng tốt nghiệp, anh không màng chốn quan trường. Để lao vào chinh phục một vùng đồng biển khó khăn gian khổ vào bậc nhất nước này. Điều đó cho thấy cái bản án “giết người” mà đảng, nhà nước ở Hải Phòng nói riêng và ở cả nước nói chung đối với anh em họ Đoàn chính là sự kết tội và bỏ tù chính cái động lực phát triển đáng qúi nhất trên đất nước giữa cơn suy thoái kinh tế trầm trọng hiện nay.

Nó lại diễn ra trong thời điểm quan trọng: sửa đổi Hiến pháp 1992! Đã cho thấy cái “Đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ”. Và cái “Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm”. Như nhận xét của nhà báo Huy Đức là chính xác hoàn toàn!

Gocomay

____________________
Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ