763 – Tản mạn chuyện “dê” và “chó” trong làng điện ảnh

Nhà văn Dương Thu Hương trong Đại hội nhà văn hồi cuối thận niên 80 ở Hà Nội (đứng giữa nhà thơ Nguyễn Duy và nhà văn Nguyễn Quang Lập)

Nhà văn Dương Thu Hương trong Đại hội Nhà văn VN hồi cuối thập niên 80 ở Hà Nội (đứng giữa Nhà thơ Nguyễn Duy và Nhà văn Nguyễn Quang Lập)

Mấy hôm rồi, không chỉ trong làng điện ảnh mà cả dư luận ngoài xã hội xôn xao vụ scandal phim Cát nóng do Hãng phim Giải phóng sản xuất. Chỉ cần vào  google đánh 2 chữ: cát nóng. Thật bất ngờ chỉ sau sau 0.34 giây đã cho 35.200.000 kết quả: Cát nóng‘ – phim mới của Lê Hoàng gây thất vọng Đối chất vụ bản quyền phim Cát nóngCát nóng: lại một phim luận đề ngây ngôVụ kịch bản phim Cát nóngLên tiếng vì chất lượng chứ không phải kiện cáoLê Hoàng đối chất vụ bị tố “rút ruột” kịch bản; … ‘Lê Hoàng bị tố tráo kịch bản phim’‘Cát nóng’ bỏng rẫy chuyện làng văn nghệKỊCH BẢN BỘ PHIM “CÁT NÓNG”VỤ “TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ” KHÔNG HY HỮU Ở LÀNG ĐIỆN ẢNH v.v..

Cảnh trong phim Cát nóng của Lê Hoàng

Cảnh trong phim Cát nóng của Lê Hoàng

Là người đã từng ở trong chăn, lại chưa được xem Cát nóng, nên khen chê một cách võ đoán với bộ phim này là tôi hết sức tránh. Chỉ xin bàn chút xíu tới chuyện bếp núc mối quan hệ giữa biên kịch và đạo diễn (hay chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” như cách nói của nhà văn Phạm Viết Đào) trong làng điện ảnh xứ ta bấy nay.

Tác giả chính của tác phẩm điện ảnh là ai?

Nếu như ở nghệ thuật sân khấu, một lĩnh vực khá gần với điện ảnh, tác giả chính là người viết kịch bản (soạn giả). Thì ở bộ môn nghệ thuật thứ 7, lại không phải như vậy. Mặc dù điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, là sự đóng góp công sức của rất nhiều thành viên có chuyên môn khác nhau từ biên kịch; đạo diễn; quay phim; hoạ sỹ; nhạc sỹ; thu thanh; dựng phim; ánh sáng; tiếng động; lái xe… Nhưng người chịu trách nhiệm (tác giả) chính. Người định hình tác phẩm trước khi đưa phim đến với công chúng. Người đó không ai khác, đã được cả thế giới xác nhận: đạo diễn phim! Các dòng chữ ghi trên bảng giới thiệu mở đầu phim đã chứng minh điều đó: A Film by…; Ein Film von…; Un film de…; Ein фильм фон … trên phim của các nước như Anh; Mỹ Đức; Pháp; Nga… Theo nghiã tiếng Việt: Một phim của … (dấu 3 chấm ghi tên người đạo diễn phim). Chuyện cứ tưởng “rành rành như canh nấu hẹ” thế mà ở xứ ta vẫn có sự nhập nhằng. Thật không hiểu nổi.

Gocomay chụp chung với nhà biên kịch Thanh Tú trên chuyến bay Paris-Hà Nội ngày 11.01.2012

Gocomay chụp chung với Nhà biên kịch Thanh Tú trên chuyến bay Paris-Hà Nội ngày 11.01.2012

Như sự kiện cách đây chưa lâu, chuyện một đạo diễn ở cơ quan cũ của tôi bị mấy nhà biên kịch kiện việc anh ta “xin xét giải cho các phim… với tư cách tác giả là không đúng, vì tác giả kịch bản và lời bình mới thật sự là tác giả sáng tác của VHNT”. (xem ở đây!). Kết qủa người đạo diễn đó bị nốc ao vụ Giải thưởng Nhà nước mặc dù danh hiệu NSND (tác giả các phim đó) vẫn đậu. Nghĩ cũng buồn cười.

Chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” ở làng điện ảnh!

Thế nào là “treo đầu dê bán thịt chó”? Trong Từ điển tiếng Việt cắt nghiã câu thành ngữ này là hành động bịp bợm, dùng nhãn hiệu đẹp đẽ để đánh lừa. Với ngành điện ảnh, theo nhà văn Phạm Viết Đào (xem ở đây!) thì chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” diễn ra một cách phổ biến. Mà vụ kịch bản phim Cát nóng chỉ là một vụ “cò con” thôi. Nhà văn Phạm Viết Đào (hiện vẫn là hội viên Hội ĐAVN) cho biết: “Trong điện ảnh đã từng xảy ra vụ “treo đầu dê, bán thịt chó” đó là Chương trình chấn hưng điện ảnh được triển khai vào những năm 90 của thế kỷ trước theo Nghị định 48; Vụ này đã lừa lấy của nhà nước ngót nghét gần ngàn tỷ đồng để rồi chả thấy thịt dê đâu mà người  tiêu thụ nhà nước phải xài thịt chó ghẻ, thiu… 

Nhà văn Phạm Viết Đào trong Hội thào tác động của truyền thông XH lên tác nghiệp báo chí - 24.12.2012 tại Hà Nội.

Nhà văn Phạm Viết Đào trong Hội thào tác động của truyền thông XH lên tác nghiệp báo chí – 24.12.2012 tại Hà Nội.

Một phi vụ “treo đầu dê, bán thịt chó“ vĩ đại mới vừa mới được Bộ trưởng Bộ Văn hóa lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 3927/QĐ-BVHTTDL do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, (một đồng hương Kiên Giang với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giống như Phạm Thanh Bình Vinashin…) ký ngày 16/10/2012, đó là Đề án “chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vụ này nếu được Thủ tướng Chính phủ phê thì lượng tiền cho vụ affaire “treo đầu dê, bán thịt chó” này sẽ gấp ít nhất một ngàn lần…”

Đó là việc liên quan đến mánh mung của thầy trò “đồng chí X”, May tui ở xa, không mục sở thị, chả dám loạn bàn nhiều. Chỉ xin bàn đến một thực tế diễn ra đã lâu (các vụ “cò con”). Nhưng nó vẫn đương nhiên tồn tại. Ai cũng biết. Nhưng hết thảy đều nhắm mắt làm ngơ.

Nếu như trên thế giới, khâu kịch bản thường được các nhà sản xuất phim mua đứt bản quyền và trả tiền sòng phẳng trước khi được đưa vào sản xuất. Nhưng ở ta, đa phần kịch bản (nằm trong kế hoạch) chỉ được tạm ứng một khoản tiền để nhà biên kịch (nhà văn) viết. Viết xong nếu kịch bản không ai nhận. Hay có đạo diễn nhận nhưng phim không ra được (trong nghề gọi là “phim bị đổ”) thì coi như kịch bản đó sẽ không được trả tiền một cách đầy đủ như thông lệ. Liên hệ với phim Mùa dưa (hay Cát nóng) của nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, tuy kịch bản đã được nhà nước (Cục Điện ảnh) duyệt và cấp kinh phí 6 tỷ VNĐ để làm phim. Nhưng nếu không khả thi (không ai nhận) như kế hoạch do Hãng phim Giải phóng đề ra thì coi như kịch bản đó cũng ở dạng “treo”.

Chính áp lực đó đã khiến Phạm Thùy Nhân chấp nhận cho Lê Hoàng được quyền sửa (bày món thịt chó) theo chủ đề mới mà chỉ giữ lại bối cảnh vùng cát nóng (đầu dê) của kịch bản ban đầu thôi. Hai bên đều có thoả thuận sòng phẳng (có cả văn bản).

Lê Hoàng âu yếm Lý Nhã Kỳ trong lễ khai mạc Haniff 2 - 25/11/2012

Lê Hoàng âu yếm Lý Nhã Kỳ trong Lễ khai mạc Haniff 2 – 25/11/2012

Việc này sẽ chẳng ai (ngoài cuộc) hay nếu phim thành công (như được đề cao; được tham gia tranh giải; nhận được giải thưởng, dù nhỏ…). Nhưng khốn nỗi phim bị khán giả chê… khiến Phạm Thùy Nhân (dù đã nhận đủ 80 triệu tiền kịch bản) chạy làng và khai “cán bộ nằm trong đống rơm”. Với lời tố rằng: “Kịch bản của tôi nói về cặp vợ chồng nông dân trồng dưa trên một vùng cát trắng như ở Bình Thuận. Họ phải đối mặt với thiên tai, hạn hán… nhưng khi những luống dưa tươi tốt thì họ lại phải chiến đấu với những con giông thích cắn phá dưa. Người chồng đã bị cát vùi lấp chết khi đào bắt con giông cuối cùng phá hoại vườn dưa của mình.  

Lê Hoàng không thể làm phim dựa trên kịch bản này của tôi bởi vì tư duy, thẩm mỹ của tôi và vị đạo diễn “Gái nhảy” này quá khác nhau. Vị này cũng không thể quay những con giông như trong kịch bản của tôi nên đã viết lại kịch bản khác cho dễ sản xuất nhưng vẫn được hãng phim chấp nhận.”

(http://vtc.vn/13-360279/giai-tri/doi-chat-vu-le-hoang-bi-to-trao-kich-ban-phim.htm).

Nhà biên kịch lão làng Phạm Thùy Nhân

Nhà biên kịch lão làng Phạm Thùy Nhân

Theo nhà văn Phạm Viết Đào thì “đây là một hành vi vi phạm pháp luật nếu căn cứ vào Luật Thương mại, Luật Điện ảnh vì Quyết định chấp nhận cho kịch bản phim Cát nóng của Phạm Thùy Nhân đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa… chấp thuận; Do vậy muốn thay đổi kịch bản phải được người ra quyết định đồng ý thay đổi… Bất kể sự thay đổi nào cho dù nhân danh đặc thù sáng tạo của điện ảnh hay do sức ép của thời gian hoàn thành bộ phim mà nhà sản xuất là Hãng phim Giải phóng tự ý thay đổi mặc dù lúc thay đổi có sự bàn bạc tập thể, được sự đồng thuận của chính Phạm Thùy Nhân thì đây là việc làm phi pháp.” 

Nhưng nếu làm đến nơi đến chốn vụ này thì liệu những người quản lý ngành (Cục Điện ảnh – nơi đã duyệt cả kịch bản lẫn bản đầu của phim Cát nóng) có đứng ngoài “hành vi vi phạm pháp luật” trên đây không, thưa bác Đào? Rồi còn bao chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” (dù “cò con”) khác nữa? bới hết cả ra ai ngửi được? Vậy nên chi bằng đóng cửa bảo nhau “với không khí ôn hoà” chả hơn à? Chỉ thương cho những ‘Đời cát tử tế’ cứ phải nai lưng ra chịu trận (đóng thuế) thay cho những kẻ phá gia chi tử đang tác oai tác quái trên mảnh đất tang thương này.

Tản mạn chuyện “dê” và “chó” trong làng nghề

Chuyện “dê” trong làng nghề thì cũng không thiếu. Có điều người đời thường chỉ chú ý tới mỗi dê đực. Nhưng có những ả dê cái cũng “sáng giá” lắm. Như trong bài Cha đời con đĩ cầu Nôm tôi đã khắc họa phần nào.

Còn chuyện “chó”, trước đây 2 tuần, sau khi post entry Chó dại có mùa, người dại quanh năm thì nhận được một số phản hồi. Trong đó có phản hồi của chú em Hiền (hiện đang sống ở Berlin) cho biết cách đây đúng 40 năm (tháng 12.1972), bố chú ấy (nhà quay phim nổi tiếng – Quay phim chính phim Chung một dòng sông – Bộ phim truyện đầu tiên của ĐACMVN) đã tham gia trong trận chiến lịch sử 12 ngày đêm cùng quân dân thủ đô với chức danh khẩu đội trưởng pháo phòng không 12,7 mm bố trí ngay trên nóc nhà Thủy Toạ lịch sử của Xưởng phim Truyện VN số 4 Thuỵ Khuê Hà Nội. Nay những người đã từng tham gia đã khuất gần hết. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ đó vẫn không phai mờ trong ký ức của con cháu họ hôm nay.

Nhà văn Nguyễn Thị Hồng Ngát (chụp chung với con gái?)

Nhà Film Nguyễn Thị Hồng Ngát (chụp chung với con gái?)

Đặc biệt hơn lại có bài phúc đáp rất ý nghiã của người trong cuộc nữa mới qúi làm sao (CON KHÔNG CHÊ CHA MẸ KHÓ). Hóa ra đây là câu thành ngữ nổi tiếng nhằm ca ngợi sự thủy chung son sắt của cả người lẫn chó đối với đấng sinh thành và với chủ. Nhưng do tật dốt văn, hay quên ca dao nên mình chả nhớ được những áng dân ca tuyệt cú mèo đó! Mấy người bạn còn mách, muốn biết ý nghiã các thông điệp của câu thành ngữ trên trong bối cảnh cụ thể nào. Hãy lắng nghe Nhà văn Dương Thu Hương hiện đang cư ngụ ở Paris (xem clíp ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=vUIPLaS6Hac).

Phải là người từng ở trong cuộc và hết sức tỉnh táo, may ra mới thấy hết sự hay ho của câu chuyện “chó không chê chủ nghèo” này như thế nào.

Xin thưa thật, mặc dù cùng trưởng thành từ cái nôi phim truyện ở số 4 Thuỵ Khuê. Nhưng thời tôi rời phim truyện thì chị Dương Thu Hương mới về. Chỉ gặp chị Hương vài ba lần phát ngôn trong các cuộc hội thảo hay đại hội (về ĐA). Mấy chục năm sau, nay gặp lại chị (trên mạng) thấy khẩu khí của chị vẫn như thuở nào. Chuyện chấp nhận “làm giặc” thì tôi không đủ can đảm như chị. Nhưng cái con người “mắt toét răng đen” ở nơi Nhà văn Dương Thu Hương khiến chúng tôi kính trọng. Mất cái chất đặc thù đó, người mẹ Việt sẽ gục ngã ngay trước mọi kẻ thù.

tho-vinh-con-cho-e1319471683568Tiện thể xin được phép kể câu chuyện làm thơ vịnh con chó trong dân gian sau đây:

Có một anh học trò nhỡ độ đường, vào huyện ăn xin, nói là học trò nghèo. Quan huyện vốn trước cũng là trò nghèo, thương hại, bảo:

– Có phải học trò thì ta ra thơ ”Con chó” cho mà làm, làm được sẽ có thưởng.

Anh học trò nghĩ một hồi lâu đọc:

Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy theo
Thương ôi! Con chó ngỡ con mèo.

Quan huyện nghe xong, phán:

– Học trò thật! Thơ không hay lắm, nhưng được cái đúng vần.

Liền thưởng cho một quan tiền và một thúng gạo. Anh kia lạy tạ ra về. Giữa đường gặp một anh học trò khác, anh này hỏi:

– Tiền gạo đâu ra thế?

Anh kia kể đầu đuôi câu chuyện. Anh này liền vào huyện, cũng nói là học trò nghèo, nhỡ độ đường vào huyện. Quan huyện cũng lại ra thơ như lúc nãy. Anh ta mừng quýnh, tưởng chuyến này ăn chắc, liền đọc:

Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy thời
Thương ôi! Con chó ngỡ ông trời.

Quan huyện nghi anh ám chỉ mình, tái mặt, sai lính đánh mấy chục roi, rồi đuổi ra.

Thế mới biết để kiếm chút miếng ăn hay tiếng tăm hơn người. Dù trong thân phận “dê” hay “chó” cũng phải có duyên và tốt số, may ra mới viên thành!

Gocomay

______________________

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ