815 – Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân

Download_

Đêm qua tát nước đầu đình

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen

Anh được thì cho em xin

Hay là anh để làm tin trong nhà?

*  *  *

Từ chuyện bác Cả Trọng trồng cây thông già đầu xuân năm nay (Giáp Ngọ-2014) trên đồi thông xã Vật Lại huyện Ba Vì Hà Nội, cư dân mạng lại lôi cả chuyện Cụ Hồ, cách đây 56 năm về tát nước chống hạn với dân ở huyện Thường Tín Hà Đông ra để phẩm bình. Những ý kiến nêu ra thật đa chiều đa dạng.

Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với bà con nông dân Thường Tín Hà Đông ngày 12-1-1958 (Theo: TTO)

Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với bà con nông dân Thường Tín Hà Đông ngày 12-1-1958 (Theo: TTO)

– Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này. (Trích: Dân bây giờ ghê gớm lắm – Kami)

Bức ảnh khi chưa được cắt cúp là rõ cả mặt nước... (Ảnh Internet)

Bức ảnh chưa được cắt cúp rõ cả mặt nước… (Ảnh: Internet)

– Trở lại ảnh Cụ Hồ khi tham gia tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Chắc chắn đây là ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.

Trong ảnh chắc chắn Cụ Hồ đang chỉ cho nhiều người hiểu rằng công việc tát nước không phải là dễ. Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước, mà vội suy luận “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình “.

Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn.

(Trích: Tát Nước Gàu Dây – Hiệu Minh)

Để cho hết nhẽ, nhà cháu theo đường chỉ dẫn tìm coi bằng được cái bài đăng trên Báo Tuổi Trẻ – Từ buổi Bác về tát nước. Bài báo xuất bản vào ngày 15/10/2008 06:07 (GMT + 7). Trong đó viết, xin trích:

Lúc ấy các thôn đã cấy sắp xong. Riêng Tả Thanh Oai diện tích bị hạn nặng hơn, tập trung vào 50 mẫu Bắc bộ ở cánh đồng Quai Chảo. Thanh niên, bà con tát nước dọc bờ sông Lán; bộ đội về giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình. Khoảng 8 giờ sáng 12-1-1958, khi bà con đang tát nước thì một cụ già vận đồ kaki trắng, đội mũ kết, chân đi dép cao su, xắn quần ngang gối bước tới.

Mọi người ngạc nhiên, mắt hướng về phía cụ. “Bác Hồ! Bác Hồ!” – bà con, thanh niên trong thôn nhận ra Bác reo lên vui sướng. Bác không vào ủy ban xã mà xắn cao quần, tự tay xách dép đi thẳng ra cánh đồng Quai Chảo. Mọi người đề nghị lấy đất khô rải đường cho đỡ trơn để Bác đi. Bác không đồng ý mà nhanh nhẹn lội luôn xuống ruộng.

Khi đến tàu tát gàu giai của cụ Ngô Văn Lan, Bác nói cụ Lan tạm nghỉ để Bác tát. Người nói: “Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.

(hết trích)

Như vậy, việc Cụ Hồ xuống đồng tát nước làm vụ lúa Chiêm với dân là hoàn toàn có thật. Các thao tác của ông Cụ như thế đứng, cách cầm dây gàu (cùng với ngoại hình như chân đất, quần Tây xắn lưng ống quyển…) là hoàn toàn tự nhiên và giống hệt người nông dân thực thụ.

Cái phản cảm ở đây là tay phó nháy, đã không am hiểu nhiều đến công việc đồng áng đã làm hại ông Cụ. Khiến cho câu hỏi của tay Facebooker nào đó: Bác Hồ đang tát nước vào ai? cứ như mũi kim xoáy vào tâm những ai đang quan sát sự kiện này. Như bức ảnh đăng tải (trên tờ Tuổi Trẻ hay trên Internet) thì với gần bốn chục cả người lớn lẫn trẻ con (chưa kể những người đứng bị khuất) dày đặc vây kín cái đầu gàu, nơi ông Cụ đang “tác nghiệp”, thì có tài thánh Cụ cũng không thể đổ nước đi đâu, khi gàu nước đầy được kéo lên đã căng (dây) hết đà?

Chả nhẽ “Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông” (lời tường thuật), mà đăng kèm bức ảnh chụp với góc độ và cắt cúp như thế, tránh sao khỏi sự hiểu nhầm rằng sẽ có người bị ướt bởi chiếc gàu “thuần thục” của Bác?

P1130320

Điều sơ hở này, nếu như trước đây, không ai (dù có biết) cũng không dám nói, vì ngại “dìm hàng” lãnh tụ tối cao. Thì nay, khi những cấm kỵ bớt đi, người ta mạnh dạn nêu câu hỏi, thiết nghĩ cũng là chuyện bình thường. Tiếng nói phản biện có lý có tình sẽ làm cho các nhà truyền thông sẽ khắc phục được những non kém (ấu trĩ) về nghề để trở thành chuyên nghiệp hơn.

Tát nước chống úng bằng gàu sòng (Ảnh TL)

Tát nước chống úng bằng gàu sòng (Ảnh TL)

Là con một nông dân chính hiệu, nhà cháu cũng không xa lạ với cảnh (và cả trực tiếp tham gia) tát nước. Tát nước (tưới hay chống úng) cho lúa, khoai, lạc đỗ đã đành. Còn tát chuôm ao thu hoạch cá ăn tết nữa. Nhà nông chuyên nghiệp trước khi đi tát nước ở đâu đã biết phải dùng loại gàu nào. Gàu giai (hai người một gàu) là tát nước ở độ chênh cao hơn gàu sòng (một người một gàu). Bảo rằng tát gàu sòng nhàn hơn gàu giai chưa hẳn đúng. Tát gàu sòng thường phải ngâm chân trong bùn, trong nước. Gặp hôm trời rét ngâm cả ngày cũng oải lắm chứ chả chơi. Tát gàu giai mà gặp cái đầu gàu thành vại cao ngất, khiến tay luôn phải hất lên ở góc độ gần 90° thì cũng “phê” vì mỏi lắm chứ bộ. Người nông dân tát nước ít khi đếm gàu. Chỉ biết nhẫn nại tát cho tới khi mức nước ở ruộng đã đạt (theo yêu cầu). Chứ ít ai đếm số gàu cần phải tát bao giờ. Những người chăm đếm gàu là đám trẻ con đang tập tát nước mới thế.

ge1baa7u-daiNhà cháu đã từng được tát những chiếc gàu giai có thâm niên lâu đời. Bởi nó được đan bằng những cật tre già, được gác bếp kỹ để chống mối mọt. Dây gàu có thể phải thay nhiều lần chứ những chiếc gàu được giữ gìn bảo quản tốt thì khá bền. Nhất là có những suốt tay nắm bằng xương hay sừng cứ nhẵn bóng theo thời gian, khiến ta có cảm giác thật thú vị mỗi khi được cầm nắm trong tay…

Những cảnh tát nước đêm trăng trên cánh đồng hay nơi chốn nên thơ (tức cảnh sinh tình như đình chùa tôn miếu cổ kính ở làng quê) đã đi vào ca dao với nhiều áng văn trác tuyệt mà khó có công việc nhà nông nào lại sánh kịp!

Hôm qua tát nước đầu đình

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen

Anh được thì cho em xin

Hay là anh để làm tin trong nhà?

Hoặc:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Thời nay, điện khí hóa nông thôn. Máy bơm nước đã thay cho sức người, nên gàu giai và gàu sòng đã đi vào dĩ vãng. Tết trồng cây cũng vậy. Tấc đất tấc vàng, ở nông thôn ven đô ngày nay có ai còn thiết tha gì tới “Tết trồng cây nhớ ơn (làm theo lời) Bác” nữa.

Đó là một thực tế đau lòng. Cây xanh là rất cần cho môi trường sống của con người. Nhưng vì lợi ích trước mắt, người ta đã quên (hay không chú ý đúng mức) qui hoạch cây xanh. Cả diện tích mặt nước (hồ ao sông ngòi tự nhiên) cũng vậy. Tất cả được san lấp hay xả nước thải chưa qua xử lý thật bừa bãi. Đó chính là lý do tỷ lệ bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… ngày càng cao. Ai là người phải chịu trách nhiệm? Mỗi người nên tự vấn lại bản mình!

Việc hai bác Cả (bác Phú Trọng và Quang Nghị) đầu xuân, lên ngọn đồi Đồng Váng lịch sử để phát động phong trào “Tết trồng cây…” là điều rất có ý nghĩa. Nhưng cách làm (trồng một cây thông già) như vậy là phản cảm. Có người cho là “nhạo báng Cụ Hồ” thì hơi nặng. Nhưng nếu ai đã thấy ông Tập Cận Bình bên Trung Hoa đã đầu têu trồng một cây to (cây phong?) thì sẽ hiểu thấu cái lý trồng cái cây thông già năm nay của hai bác Cả nhà ta chăng?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì. (Ảnh: Hà Nội Mới)

TBT Nguyễn Phú Trọng trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì. (Ảnh: Hà Nội Mới)

TBT Tập Cận Bình trồng cây to như TBT Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Inter.)

TBT Tập Cận Bình trồng cây to như TBT Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Inter.)

Các chính khách họp Thượng đỉnh G8, tháng 7-2008 tại Tokyo cũng bắt chước chính khách ta trồng cây... (Ảnh Inter.)

Các chính khách họp Thượng đỉnh G8, tháng 7-2008 tại Tokyo cũng bắt chước chính khách ta trồng cây… (Ảnh Inter.)

Bạn thường nhấn mạnh, không để bị “Tây hóa, tha hóa, thoái hóa” 

(lời bác Cả Trọng tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc… tại Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2012).

Trở lại hình ảnh Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với bà con nông dân Thường Tín Hà Đông ngày 12-1-1958, dù ai có nguỵ biện giỏi tới đâu cũng không thể thuyết phục được những độc giả thông minh và có cái nhìn khách quan như thượng dẫn đã phân tích. Đó chính là hạn chế, là sự “phản tuyên truyền” của thông tin áp đặt mà báo chí “định hướng” xứ ta đã và đang lâm vào.

Thay cho lời kết xin chép lại lời của danh sỹ Lục Tài-Tử, thời Xuân Thu đã nói:

  • Nuốt được cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.

Mong các thế hệ hậu sinh hiểu thấu ý của người xưa!

Gocomay

_________________

15 bình luận

  1. Hình như câu ca dao trích không chuẩn. Theo tôi nhớ :
    …Em được thì cho anh xin
    Hay là em để làm tin trong nhà
    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
    Áo anh sứt chỉ đã lâu
    Mai mượn cô ấy vào khâu cho cùng…
    Không biết bạn có ý gì khi “chuyển đổi giới tính” nhân vật chính trong bài ca dao này?

    • Đã là ca dao (dân gian) thì không bao giờ có chuẩn mực nào cả bạn à! Cùng một ngữ cảnh nhưng hai phái (nam hoặc nữ) có khi lại hoán vị ngôi thứ cho nhau. Trong ngữ cảnh này, hình tượng một cô gái tát nước đêm trăng bên chiếc ao mé đầu đình… cũng thơ đấy chứ?

      Xin bạn xem cờ-líp ở đây khắc rõ:

  2. Phải thừa nhận trong bất cứ lĩnh vực nào ông cụ luôn là một diễn viên diễn xuất sắc nhất . Nhưng thương thay cho đám hậu duệ của ông cụ bây giờ diễn quá lộ liễu đến kệch cỡm , thô thiển .

  3. Tôi thấy ảnh cụ Hồ tát nước hoàn toàn thực. Có chỗ lấy nước từ sông vào, vạt đê bị xẻ để lấy đường rãnh đi cho gầu nước. Người đứng xem hai bên đường rãnh này chứ không phải đứng đối diện với đường đi của gầu. Đường rãnh này không cần quá rộng, to hơn kích thước gần một chút là được. Những người tát nước khỏe và khéo tay có thể đưa gầu nước lên cao 1-2 m so với đầu của họ rồi mới đổ xuống mà không hề bắn tung tóe nước ra xung quanh. Có lẽ người ta chưa nhìn thấy thực tế tát nước gầu dây nên bình loạn.

    • – Bạn phân tích như thế là thỏa đáng. Vì độc giả ngày nay có phải ai cũng rành việc tát nước như tôi với bạn đâu.

      – Bài viết này tôi không chê Cụ Hồ (vì cụ thao tác tát nước như một nông dân thực thụ, mặc dù trong qúa khứ, cụ không phải làm các công việc nhà nông nhiều). Tôi chỉ đưa thông tìn ở cả hai phía (đa chiều) và chê tay phó nháy chọn góc độ chưa hợp lý, dễ làm người xem hiểu lầm.

      – Có người tới giờ vẫn sợ húy kị. Cứ cái gì có dính dáng đến lãnh tụ là sợ. Đây thiết nghĩ đó là tư tưởng tôn quân kiểu Tống Nho, không còn phù hợp với xã hội văn minh nữa. Riêng Cụ Hồ, trước khi (hay đã) trở thành lãnh tụ CM cũng là con người. Nên cũng có hỷ nộ ái ố như hết thảy mọi người. Cụ giỏi hơn người bình thường là ở sự hiểu và từng trải (cả Đông-Tây-Kim-Cổ), nên hình tượng của cụ (mỗi khi xuất hiện trước công chúng) luôn chiếm được cảm tình của dư luận.

      – Còn dưới con mắt của nhà khoa học thì nên tránh cảm tính cá nhân kiểu yêu nên tốt, ghét nên xấu. Không thể rập khuôn theo kiểu tuyên giáo – tuyên truyền. Thời trăng mật với Xô-Trung, Cụ Hồ đã từng nói với cán bộ chiến sỹ ta ở chiến khu Việt Bắc: “Bác có thể sai chứ đồng chí Xta-lin và Mao Trạch Đông thì không bao giờ sai…”. Thời gian đã và sẽ đánh giá và phân xử công minh tất cả các nhân vật lịch sử ngoài ý muốn của cá nhân ta hay bất kỳ một nhóm người nào…

    • Tôi chưa thấy chỗ xẻ nước ở đâu bác ạ. Nếu có ắt phải nhìn thấy vì bác biết đấy, khi tát nước sẽ tạo thành một chỗ đổ nước khá to. Đâu phải mỗi một nhà tát đâu, cả làng cùng tát thì lâu dần phải tạo thành chỗ tát nước khá rộng. Nhưng đây không hề nhìn thấy. Vì vậy tôi đoán có lẽ chỗ đổ nước là một cái cống. Nhưng nếu là cống thì không cần tát gầu dai mất hai người vì chỗ đó khá thấp.
      Nhưng có lẽ nên khép lại tranh luận bác nhỉ. Vì tranh cãi để làm gì? Người thì cố để chứng minh rằng bác diễn, kẻ khác lại cố chứng minh rằng bác “làm” thật.
      Suy cho cùng bác có làm thật hay diễn thì cũng thế thôi. Bác là nguyên thủ quốc gia, một nhà chính trị thì hành động đó là bình thường của một nhà chính trị. Có chăng là có kẻ thần tượng bác quá tới mức “fan cuồng” nên cứ cố chứng minh này kia thôi.

  4. Song chi duoc mot kiep , co gang de song dung . Chi co nhung nguoi vo cam va ngu xuan moi tin nhung loi noi xau ve Ho Chi Minh va noi tot cho dai bo phan cong boc hien nay cua Viet nam .

  5. Thực sự đọc hết nửa …bài chả thấy tác giả “chứng minh” cho hình ảnh “tát nước” này của bác Hồ là thật hay diễn.
    Gớm, bác cứ tưởng mỗi bác là người hiểu tát nước gầu dai lắm í.
    Trong hình thì tôi không dám khẳng định là bác diễn hay không vì bức hình trắng đen nên không nhìn rõ lắm. Cái mà thiên hạ họ nghi ngờ bác diễn vì bác tát nước như vậy thì đổ nước đi đâu? Chả lẽ múc nước đổ ra đường? nếu vậy thì mấy “chú” đứng trên kia ướt hết à?
    Ai đã từng tát nước hẳn phải biết, khi tát nước gầu dai là phải tát ở những nơi cao. Còn những nơi thấp thì chỉ cần gầu sòng vì gầu sòng chỉ mất một người để tát.
    Trong bức hình trên bác đứng thì ok rồi, khá vững chãi. Nhưng còn chú lính thì lại đứng không vững và dây lại chéo nhau. Dây chéo như thế khi vục nước sẽ bị quay gầu, đến khi kéo gầu lên thì lại bị quay ngược lại còn chú lính sẽ bị bác kéo xuống mương. Chả lẽ bác không biết điều đó để bảo mấy đệ tử của bác hay sao?
    Còn vấn đề mà thấy chối nhất là không thấy chỗ đổ nước. Đã tát nước thì phải có chỗ đổ nước. Nhìn hình thì không rõ có chỗ đổ nước không vì hình trắng đen rất khó nhìn. Nhưng nếu có chỗ đổ nước hẳn nó phải có cống. Nhưng nếu có cống phải nhìn thấy miệng cống. Nhưng nếu có cống thì lại không phải tát bằng gầu dai. Lạ thật !

    • Cái này là vừa xem ảnh vừa phải cố tưởng tượng. Để hình dung ra bằng được cái chỗ đổ nước của gàu (mà ảnh thiếu) đấy bạn à. Cũng có thể, có bức ảnh khác chụp chính diện đầu gàu (anh phó nháy chọn hướng chụp từ giữa sông chụp vào), sẽ thấy rõ cái vũng trũng để hắt nước lên. Song (có thể) dáng tát nước của Cụ Hồ – nhân vật trung tâm ở các bức đó không được đẹp. Nên bức ảnh này đã được chọn để đăng báo (và cả trong các phòng truyền thống của ngành Thủy Lợi) tuyên truyền. Nhìn kỹ bên mép tay phải nơi chiếc gàu sẽ đổ nước lên, có một người đang né (vào anh áo trắng) để lấy chỗ cho gàu nước Bác chuẩn bị hắt lên cho khỏi bị ướt. Mà trên thực tế có ướt chút đỉnh (vì chiếc gàu tát nước của Bác Hồ) thì ai nỡ phàn nàn kêu ca? Ai chả thích ló mặt vào hình để được hãnh diện với thiên hạ. Chuyện đã ngót 60 niên rồi. Nhân có các ý kiến trái chiều trên mạng, nhà cháu thấy “máu nghề nghiệp” (chụp ảnh) nổi lên mới có vài nhời. Ai (trong nghề) nghe thì nghe mà chả nghe thì thôi. Chứ thưởng phạt đâu đến con ong cái kiến như mình mà tranh với cãi. Bởi “Thành đổ đã có vua xây…” mà lỵ, hì hì…

  6. […] Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân (Gocomay). – ‘Chiến sĩ’ tình báo giả gái: Trò bịa đặt hay hay chứng hoang […]

  7. […] “QUẢ BOM BẨN ĐÔNG LA” NÉM VÀO CÁC NHÀ ĐỐI LẬP YÊU NƯỚC (Bà Đầm Xòe). – Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân (Gocomay). – ‘Chiến sĩ’ tình báo giả gái: Trò bịa đặt hay hay chứng hoang […]

  8. […] Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân (Gocomay). – ‘Chiến sĩ’ tình báo giả gái: Trò bịa đặt hay hay chứng hoang […]

  9. Em thấy mấy Bác lạm bàn về tấm ảnh Bác H tát nước gầu dây thấy rất vui. Có Bác thì rất tinh tế nhưng cũng có Bác lại đi lac đề. Em là Người nhà quê ngày nhỏ đi tát nước cho lúa, cho khoai có khi cùng với mấy Người bạn ngăn kênh để tát bắt cá. Nhìn trong tấm ảnh thì khó đoán là nước sẽ đổ vào chỗ nào? Với lại cái Anh cán bộ cầm dây lộn như vậy thì gầu lên chưa được nửa đường thì đã lộn tùng phèo rồi. Mà tát gầu dây thì cần nhất là sự nhịp nhàng của cả hai bên chứ không cần nhiều sức lực. Nhưng nhìn Bác… và Anh cán bộ tát nước thì làm sao có nước đưa lên ruộng chứ. Nên có Bác nói tấm ảnh ấy chỉ để tuyên truyền cũng không sai. Còn nói Bác đi xuống tát nước với nhân dân thì thời đấy mọi Người đều “Ngoan”. Ai dám cãi. Em nghĩ lạm bàn về tấm ảnh cho vui thôi, thời đấy kỹ thuật sửa ảnh còn kém chứ như bây giờ thì các Bác hết soi với Photoshop.

  10. […] 815 – Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân […]

  11. […] bà con độc giả đã biết, trong entry Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân của nhà cháu chỉ là sự ngứa nghề (phó nháy) để góp ý kiến với nhà […]

Bình luận về bài viết này

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ