741 – Kẻ nào đang rắp tâm phá long mạch Hồ Tây?

Khách thập phương đổ về Phủ Tây Hồ – Hà Nội lễ bái vào dịp đầu năm và các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng

Dạo này bận qúa nên cũng ít thời gian vào mạng. Hôm nay tình cờ ghé thăm, ngoài Biển Đông dậy sóng. Thấy cả Hồ Tây cũng như nổi phong ba, khi nhận được dòng tin dữ “Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì” trước ngày 12/8…”.

Trước đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” (Báo Dân trí – http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm

Nhìn tấm bản đồ qui hoạch tuyến đường sắt Hồ Tây – Ba Vì (hay Ba Vì – Hồ Tây) đã được trưng bày ở Khu triển lãm Vân Hồ từ năm 2010, người có chút kiến thức về phong thủy sẽ cảm thấy bất an. Bởi sự kết hợp giữa vành đai hồ phía Tây-Nam với tuyến đường sắt xuyên qua bán đảo lớn của làng Nghi Tàm thật chả khác gì hình của một cây cung/ nỏ khổng lồ hướng từ phía Biển Đông nhằm thẳng đỉnh Tản Viên (Ba Vì) ở phía tây mà bắn.

Theo Lĩnh Nam chích quái là một pho sách cổ được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần phần nói về Tản Viên Sơn Thánh có đoạn chép rằng:

“Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm vạn (?) Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy. Theo sách Ai giao châu tự của Đường Tăng thì Đại Vương núi này là Sơn Tinh họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt lội cầu đảo để phòng tai trừ hoạn lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Thường thường, vào những ngày quang đãng như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng nói rằng đó là Sơn thần hiển hiện. Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: “Linh khí ở phương Nam không thể lường được cái vượng khí đời nào hết được!” Sự linh ứng đã hiển hiện ra như vậy đó. Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua ria núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng.” (http://vi.wikisource.org/wiki/L%C4%A9nh_Nam_ch%C3%ADch_qu%C3%A1i/Truy%E1%BB%87n_n%C3%BAi_T%E1%BA%A3n_Vi%C3%AAn)

Trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam ta thì ngoài Tản Viên Sơn Thánh ra còn có Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh là 4 vị THÁNH TỨ BẤT TỬ đã được dân ta thờ cúng ở rất nhiều nơi từ lâu đời rồi. Ba vị đầu xuất hiện từ thời Hùng Vương. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.

Điều làm người ta ngạc nhiên nhất là tuyến đường sắt Ba Vì – Hồ Tây, theo bản đồ qui hoạch sẽ đi qua Phủ Tây Hồ, nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và di tích đền thờ Thần Kim Ngưu (trâu vàng) (http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Phu-Tay-Ho-va-den-tho-than-Kim-Nguu/20099/180.vnplus)

Tuyến đường sắt số 5 này sẽ phải cắm cọc sâu xuống Hồ Tây, làm phá vỡ linh khí huyệt đế vương và phá vỡ cảnh quan của Phủ Tây Hồ, một di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng. Như vậy tuyến đường sắt này sẽ làm ảnh hưởng tới cả 3 vị trong Tứ Bất Tử là Tản Viên; Liễu Hạnh và Thánh Gióng (Đền Phù Đổng Thiên Vương) cùng nằm trên trục không gian trên.

Chính vì vậy đã có nhiều ý kiến của các trí thức yêu Hà Nội (như KTS Trần Thanh Vân) cảnh báo. Song các ông Phó: Hải và Khôi (Phó TT Hoàng Trung Hải và Phó CT Hà Nội Nguyễn Văn Khôi) vẫn nhắm mắt làm liều thì buộc những người quan tâm tới vấn đề này phải đặt câu hỏi: Có phải các ông này đã mượn chủ trương gấp rút xây dựng đường sắt để giải bài toán ùn tắc giao thông để che dấu động cơ thực nhằm tiếp tay cho đám hậu duệ của Cao Biền nhằm hãm hại bằng được dân tộc và đất nước ta một lần nữa hay không?

Là người đã từng lăn lộn gắn bó đặc biệt với Hồ Tây của Hà Nội từ 20 năm trước (*), Gocomay xin nêu câu hỏi nghi vấn này cho tất cả những ai còn có tâm với xã tắc non sông!

Gocomay

(*) Xem phim Mặt Gương Hồ Tây dài 20 phút do chính chủ GOCOMAY’S BLOG hoàn thành vào tháng 8/1992:

  • Phần I:
  • Phần II:
 
_____________________

2 bình luận

  1. Hoàng trung Hải là tên hán gian đã chui sâu trong chính phủ đó .

  2. Bác cứ lo xa! mọi cái đều có đảng ta lo rồi!

Bình luận về bài viết này

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ