821 – Uống nước nhớ nguồn, Quảng Bình quê ta ơi?

1200px-Phongnhakebang2Cách đây đúng 22 năm, vợ chồng tiến sỹ Howard Limbert cùng 10 thành viên trong Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên của mình vào hang động Phong Nha của hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình.

Sau chuyến thăm này, Howard và nhóm của ông khám phá nhiều tiềm năng và giá trị tuyệt vời của hang động để giới thiệu trong cuốn Lonely Planet nổi tiếng trên thế giới, đã gây được sự chú ý của nhiều độc giả khắp nơi.

Cho đến nay, danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng đã thu tới hơn 3 triệu du khách. Tạo công ăn việc làm cho ngót 3 ngàn cư dân. Quảnh Bình từ mảnh đất nghèo khó bậc nhất miền trung đã dần khởi sắc, trở thành địa chỉ nổi tiếng thế giới.

“Khi chúng tôi lần đầu tiên đến đây, chúng ta biết rất ít về Việt Nam. Chúng tôi không có ý tưởng về vị trí địa lý của Việt Nam “, ông chia sẻ. “Chúng tôi rất may mắn kể từ khi hai thành viên của trường Đại học Khoa học đã được sinh ra ở Quảng Bình và họ biết về các hang động.”

GS Nguyễn Quang Mỹ trong một chuyến nghiên cứu hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng.

GS Nguyễn Quang Mỹ trong một chuyến nghiên cứu ở Phong Nha-Kẻ Bàng.

Một trong hai người sinh ra ở Quảnh Bình, biết về hang động đó là GS-TS Nguyễn Quang Mỹ, người vừa “về trời” hôm thứ Ba tuần trước (25.02.2014). Tang lễ trọng thể đã diễn ra tại nhà Tang lễ Bộ quốc phòng hôm qua (04/03). Vậy mà, không thấy mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. Ngay cả Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng không có một vòng hoa. Trả lời phóng viên Quốc Nam, tờ Một Thế Giới, ông Lê Thanh Tịnh cho biết Tôi mới làm giám đốc nên không biết công lao của ông Nguyễn Quang Mỹ

Qua điện thoại, với nhà báo ông Tịnh nói:

“Bữa trước thì có người mô đó nói loáng thoáng với mình ông Nguyễn Quang Mỹ mất. Mình biết ông Nguyễn Quang Mỹ là người Ba Đồn, anh của ông Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập), ông Vinh (nhà văn Nguyễn Quang Vinh). Mình biết ở góc độ đó. Cũng biết loáng thoáng có tham gia gì đó trong hội hang động. Do mình không biết, không nghe ai đề xuất chi cả nên đâm dở đi”

Còn ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc kiêm người phát ngôn của di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (chắc ông này không phải mới nhậm chức như ông giám đốc) bày tỏ: “Đây là điều sơ suất, là điều đáng tiếc, đúng là lỗi của vườn. Thầy Mỹ có vai trò lớn đưa đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh mấy chục năm trước vào với Phong Nha-Kẻ Bàng. Anh Tịnh (Giám đốc) mới lên có thể không biết được điều này và bây giờ thấy ân hận thật sự. Vừa cá nhân và vừa cả Vườn mình thấy thật sự đáng tiếc khi không đến viếng hoặc phúng điếu GS Nguyễn Quang Mỹ”.

10001562_10203086194026420_1969670734_nNhà văn Nguyễn Quang Vinh, em trai của GS Nguyễn Quang Mỹ cũng có những bức xúc khi ông viết trên “Phây” cá nhân của mình rằng: “Năm 2013, kỷ niệm 10 năm Phong Nha – Kẻ Bàng đón Bằng Di sản thế giới, anh Mỹ đã ốm nặng, nằm liệt, mắt mù vì tai biến tiểu đường, người ta cũng chẳng ngó ngàng chi, thậm chí trong diễn văn kỷ niệm, tỉnh cũng không nhắc đến anh dù chỉ một câu, thì chuyện không có mặt ở đám tang cũng dễ hiểu…”.

Kẻ đang viết những dòng này, dù chưa được gặp nhị vị văn sỹ nổi tiếng đất “Quảng Bình quê ta ơi” lần nào. Nhưng từ hơn 5 năm nay là fan hâm mộ Quê Choa blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập, thời còn mồ ma Yahoo 360-Plus. Trái lại đã từng theo chân GS-TS Nguyễn Quang Mỹ tháp tùng đoàn Thám hiểm Hoàng gia Anh của TS Howard những ngày đầu tiên các nhà thám hiểm đặt chân tới động Phong Nha hồi tháng 3.1992.

1200px-Phongnhakebang6Hồi đó đường vào Phong Nha còn hoang sơ lắm. Chiếc xe ca Hải Âu khởi hành từ Hà Nội lúc tờ mờ sáng. Trưa đến Đồng Hới, lấy giấy giới thiệu của UBND tỉnh xong, tây tiến ngay mà sẩm tối mới tới được bến phà sông Son hạ trại để sáng sớm hôm sau thuê thuyền ngược sông Son tiến vào động Phong Nha.

Nơi đóng “đại bản doanh” là ngôi nhà gạch vốn là hội trường của xã ngay bên bờ sông. Chúng tôi ghép 4 chiếc ghế băng lại thành một giường, giải chiếu rồi căng mùng ngủ qua đêm. Vợ chồng ông Howard cũng ngủ chung với mọi người trong gian hội trường rộng thênh thang đó.

Trước khi vào thám hiểm trong hang, chúng tôi được vợ chồng ông Howard phát thuốc bôi chống muỗi. Cả thuốc uống phòng sốt rét nữa. Những thanh niên khoẻ mạnh người địa phương được thuê vửa chèo thuyền, vừa cầm đuốc dẫn đường. Càng vào sâu, lòng sông càng hẹp. Đi được vài cây số thì toàn bộ thuyền gỗ phải bỏ lại để leo bộ. Sau đó phải dùng xuồng cao su bơm hơi (của người Anh) đi tiếp. Ngày đầu tiên đi được khoảng 6 cây số. Vừa đi, đoàn thám hiểm Anh vừa chụp ảnh (chụp phim độ nhạy cao với đèn Ma-nhê). Tôi (và anh Tô Thư) đi theo quay Video. Vì chương trình quay tư liệu là kế hoạch riêng của Phòng Hợp tác Quốc tế của Đại học Tổng hợp. Nên người Anh họ cũng không quan tâm lắm, họ chỉ chú ý tới khâu đo đạc, vẽ bản đồ và chụp ảnh. Buổi tối về, theo yêu cầu của địa phương, hơn 1 tiếng băng Video được chiếu lên cho bà con nhân dân trong xã tới xem, khiến mọi người cả chủ lẫn khách đều phấn khích. Góp chút động viên tinh thần nho nhỏ cho bà con tham gia tích cực hơn giúp đoàn thám hiểm thời gian sau này.

Tôi vẫn nhớ gương mặt ông Howard tối hôm đó đã ánh lên những nét rạng rỡ trước những trầm trồ của bà con khi lần đầu tiên họ được nhìn một cách thoả thê những nhũ đá ở bên trong động Phong Nha được hàng chục ngọn đuốc lớn nhỏ rọi vào. Chiếu xong, vợ chồng ông ôm trầm lấy tôi và anh Tô Thư líu ríu: Thank you very much … Thank you very much. Bà con thì dứt khoát không chịu về, đòi được xem lại lần nữa. Khiến anh Mỹ phải giải thích: đây là băng gốc, nếu chiếu nhiều sẽ xước… khi nào xong phim sẽ sao ra tặng bà con sau…

Vì có việc ở Hà Nội, tôi và anh Tô Thư chỉ ở lại thêm được vài hôm nữa, chúng tôi xin phép về trước. Đoàn thám hiểm Anh và các anh ở Đại học Tổng hợp còn ở lại làm việc gần tháng sau mới về. Tuy không được theo sát từ đầu tới cuối. Nhưng những tình cảm mà Đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh và các cán bộ ở ĐHTH Hà Nội (trong đó có GS-TS Nguyễn Quang Mỹ) để lại cho tôi thật ấn tượng.

Xin kể ra đây một chuyện nhỏ: Theo hợp đồng giữa 2 bên, trường ĐHTH chỉ lo khâu hoa tiêu, tổ chức, phiên dịch. Còn Đoàn thám hiểm phải vừa lo chuyên môn vừa lo khâu hậu cần cho cả tây lẫn ta (trừ dân địa phương). Bữa đầu tiên chúng tôi được thưởng thức bữa cơm hoàn toàn do tây nấu mà nhớ mãi tới bây giờ. Họ nấu cơm theo kiểu Tây (cho cả sữa vào). Nhưng gặp gạo mới (nhiều nhựa) của ta nên cơm vừa nát, vừa sượng, lại khê. Món trứng vịt luộc thì (quen như mua siêu thị bên tây), họ mua ở chợ về như thế nào cứ cho vào luộc nguyên như thế. Lúc bắc ra, trông xa chẳng khác nào nồi “riêu cua” vì cả rác cả phân vịt nổi lều bều. Thịt lợn mua tươi từ Đồng Hới về vừa ăn được bữa đầu, còn bao nhiêu họ ngâm vào nước suối suốt đêm. Sáng hôm sau thịt bị ôi họ định vứt bỏ. May có anh lái xe Hải Âu ngăn lại, anh nhảy vào bếp rán lấy mỡ và chế thành món thịt kho tàu thơm ngon. Kể từ hôm đó, anh ta được ông Howard tín nhiệm thuê làm “anh nuôi” cho cả đoàn.

Từ hôm đoàn thám hiểm hang động tới, bến phà heo hút trên thượng nguồn sông Son nhộn nhịp hẳn lên. Chỉ có vài quán nước mà cạnh tranh nhau cũng tơi bời. Những người khách qúi từ nước Anh xa xôi cũng biết ý và mua bia (hồi đó chỉ có độc bia qủa táo của Tàu) lần lượt đều ở tất cả các quán. Có người chủ quán tới gặp riêng ông Howard và đưa ra đề nghị, nếu ông chỉ mua hàng của riêng nhà bà ta thôi thì bà ta sẽ bán rẻ hơn so với giá hiện tại từ 1 tới 2 giá? Ông trưởng đoàn thám hiểm từ chối thẳng thừng và nói: “Chúng tôi chỉ ở đây với bà con có 1 tháng, trong khi đó bà con còn sống với nhau cả đời. Biết rằng lời đề nghị của bà là có thiện chí với chúng tôi. Nhưng nếu vì cái lợi nhỏ đó, để khi đi bà con hiềm khích với nhau, thì chúng tôi không muốn. Chúng tôi hứa là sẽ mua mỗi ngày 30 chai bia… lần lượt đều ở tất cả các quán, xin bà con kiểm chứng cho chúng tôi…”   

Sau này, trên các bài viết về những ngày “khai sơn phá thạch ấy”, ông Howard không bao giờ nhắc tới chuyện mua bia ấy. Nhưng tôi thì không bao giờ quên.

“Chính quyền địa phương đã cho chúng tôi một căn nhà để ở lại, đó là một nhà gạch duy nhất trong làng (trong khi những nhà dân chỉ nhà gianh vách gỗ đơn sơ)”, Limbert nhớ lại từ những ngày đầu tiên của cuộc hành trình của mình để chinh phục các hang động của Việt Nam như thế.

Vợ chồng ông Howard (Ảnh chụp  năm 2012)

Vợ chồng ông Howard (Ảnh chụp năm 2012)

Năm nay Limbert đã ngót lục tuần. Say mê hang động từ năm 15 tuổi, nhà thám hiểm cho biết ước mơ khám phá hang động đến ông khi ông còn học trung học và cô giáo của mình để cho anh ta và một số bạn bè khám phá một hang động ở Yorkshire, miền Bắc nước Anh. Ông gia nhập câu lạc bộ thám hiểm hang động địa phương và bắt đầu hành trình của mình để chinh phục các hang động trên thế giới. Kể từ đó, Limbert đã được thúc đẩy bởi mong muốn khám phá những gì bên trong hang động bí ẩn.

Vào năm 1989, khi nhà thám hiểm trẻ tuổi cảm thấy không thỏa mãn với các hang động ở Anh, ước muốn tới châu Á khám phá các hang nguyên thủy đã trở thành sức hút lớn. Limbert sau đó quyết định gửi thư cho một số trường đại học ở Lào, Myanmar và Việt Nam để yêu cầu hợp tác để khám phá hang động ở những nước này.

Hang Sơn Đoòng lọt top 12 hang động kỳ vỹ nhất thế giới!

Hang Sơn Đoòng lọt top 12 hang động kỳ vỹ nhất thế giới!

Limbert kể, ông đã nhận được sự hồi âm rất tích cực từ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đó là bước khởi đầu tốt đẹp để ông tập hợp được 10 thành viên ban đầu trong đội thám hiểm hang động đầu tiên tại Việt Nam. GS-TS khoa học địa mạo Nguyễn Quang Mỹ chính là một trong những người đầu tiên bắc cây cầu cho Limbert tới Phong Nha – Kẻ Bàng.

Cách đây 2 năm, Limbert đã lập bản đồ 300 km các hang động tại Việt Nam và chinh phục 10% của hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Trong đó hang Sơn Đoòng được giới chuyên môn đánh giá là hang động đẹp và lớn vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà thám hiểm từ Anh cũng tin rằng Việt Nam vẫn còn có nhiều hang động lớn hơn và đẹp hơn nữa. “Đất nước các bạn rất đẹp, các phương tiện truyền thông, dù tiện nghi tới đâu cũng không bao giờ cung cấp cho bạn cảm giác thực sự của vẻ đẹp đó”, Limbert đã nói thế.

Từ chỗ đam mê hang động, Limbert đã tới Quảng Bình hành nghề và thành công trong việc khai sinh hàng trăm cây số trong hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau trong gần 20 lần thám hiểm trong suốt 22 năm qua. Vợ chồng ông Howard đã được Việt Nam và cả thế giới tưởng thưởng công lao một cách xứng đáng.

Dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Buồn thay những người được hưởng lợi nhiều nhất từ di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng lại nỡ quên chiếc cầu nối quan trong của một nhà khoa học, đứa con yêu của vùng đất nghèo Quảng Bình là GS-TS Nguyễn Quang Mỹ hay sao?

Nghĩa tử là nghĩa tận. Cứ xem các giới chức Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói riêng thờ ơ trước đám tang của Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ thì sẽ hiểu họ đã “uống nước nhớ nguồn” như thế nào rồi!

Hiện Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn lúng túng trong cách ứng xử này với cố giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, vẫn không biết sẽ cử người hay nhờ người đến viếng hương tại nhà sau lễ truy điệu và an táng hay không. Người phát ngôn của di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, ông Đặng Đông Hà đã bày tỏ như thế!

Xin nhường cho bà con độc giả đưa ra lời nhận xét một cách công tâm!

Gocomay

___

PS: Một số bà con có chia sẻ, để cảnh cáo thói ăn cháo đá bát của giới quan chức ở Phong Nha – Kẻ Bàng và Quảng Bình, chúng ta nên tẩy chay các tour du lịch tới Quảng Bình. Xin có nhời can ngay những ai qúa giận mà manh nha ý định ấy vì 2 lý do:

– Phong Nha – Kẻ Bàng hiện đã được tôn vinh là di sản thiên nhiên thế giới. Đây chính là niềm tự hào không những của địa phương Quảng Bình mà của cả nước ta. Cho nên không phải vì giận đám tham quan ô lại mà ta quay lưng với một di sản của quê hương xứ sở.

– Từ khi Phong Nhà – Kẻ Bàng được du khách trên thế giới biết tiếng, người dân cư ngụ nơi mảnh đất nghèo bậc nhất miền Trung này (dân Quảng Bình) cũng nhờ du lịch mà có thêm công ăn việc làm. Phát triển bảo tồn và khai thác hợp lý di sản thiên nhiên này chính là yếu tố xóa đói giảm nghèo cho những người dân ở khu vực PN-KB nói riêng cũng như Quảng Bình và Việt Nam nói chung.

*   *   *

Vài hình ảnh tiêu biểu về PN-KB

Lối chính vào hang động Sơn Đoòng được phát hiện năm 2009. Ảnh: dailymail.co.uk

Lối chính vào hang động Sơn Đoòng được phát hiện năm 2009. Ảnh: dailymail.co.uk

Các tour du lịch công cộng đầu tiên cắm trại trong hang động PN-KB vào 8/2013. Ảnh:  dailymail.co.uk

Các tour du lịch công cộng cắm trại trong hang động PN-KB vào 8/2013 – dailymail.co.uk

'Ngọc trai hang động" hiếm có, hình thành từ canxi, trên sàn của hang Sơn Đoòng - dailymail.co.uk

‘Ngọc trai” hiếm có, hình thành từ canxi, trên sàn của hang Sơn Đoòng – dailymail.co.uk

Sông ngầm chảy trong hang Sơn Đoòng -dailymail.co.uk

Sông ngầm chảy trong hang Sơn Đoòng – dailymail.co.uk

Một thành viên đoàn đang thám hiểm dưới một hang cao bằng ngôi nhà 40 tầng - dailymail.co.uk

1 thành viên đoàn đang thám hiểm dưới một hang cao bằng ngôi nhà 40 tầng – dailymail.co.uk

Hình Harold Limbert trong hang động lớn nhất ở PN-KB. Ảnh: dailymail.co.uk

Hình Harold Limbert trong hang động lớn nhất ở PN-KB. Ảnh: dailymail.co.uk

Hang Tú Lan - Ảnh: karstworlds.com

Hang Tú Lan – Ảnh: karstworlds.com

Hang Gió - Ảnh: karstworlds.com

Hang Gió – Ảnh: karstworlds.com

Hang Nam - Ảnh: karstworlds.com

Hang Nam – Ảnh: karstworlds.com

Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới - sondoongcave.org

Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới – sondoongcave.org

Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2 - 5 triệu năm trước - sondoongcave.org

Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2 – 5 triệu năm trước – sondoongcave.org

Dòng nước làm xói mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất. - sondongcave.org

Dòng nước làm xói mòn và nạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất. – sondoongcave.org

Thế giới thực sự bị chấn động khi những hình ảnh và số liệu đầu tiên của hang Sơn Đoòng được công bố - Sondoongcave

Thế giới thực sự bị chấn động khi những HA của Sơn Đoòng được công bố – sondoongcave.org

Sơn Đoòng có các bãi cát  dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất... - sondoongcave.org

Sơn Đoòng có các bãi cát dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất… – sondoongcave.org

Sơn Đoòng có sông ngầm trong hang dài nhất. - sondoongcave.org

Sơn Đoòng có sông ngầm trong hang dài nhất. – sondoongcave.org

Sơn Đoòng có chiều cao và chiều rộng lớn nhất. - sondoongcave.org

Sơn Đoòng có chiều cao và chiều rộng lớn nhất. – sondoongcave.org

Hang chưa có tên (đang chờ độc giả TTO đặt) - Ảnh: karstworlds.com

Hang chưa có tên (đang chờ độc giả TTO đặt) – Ảnh: karstworlds.com

Sơn Đoòng có đặc điểm địa chất hình thành vỏ Trái đất quan trọng nhất. -sondoongcave.org

Sơn Đoòng có đặc điểm địa chất hình thành vỏ Trái đất quan trọng nhất. 

Sơn Đoòng đã thu hút nhiều hãng truyền hình lớn, nhiều tạp chí chuyên ngành uy tín đến tìm hiểu, làm phim quảng bá ra khắp thế giới…

Sơn Đoòng đã thu hút nhiều hãng truyền hình lớn, nhiều tạp chí chuyên ngành uy tín đến tìm hiểu, làm phim quảng bá ra khắp thế giới…

Hệ sinh thái ở PN-KB cũng vô cùng đa dạng.-

Hệ sinh thái ở PN-KB cũng vô cùng đa dạng.- dailymail.co.uk

Sơn Đoòng được phát hiện bởi một cư dân vào trú cơn bãotừ 20 năm trước.- dailymail.co.uk

Sơn Đoòng được phát hiện bởi một cư dân vào trú cơn bão từ 20 năm trước.- dailymail.co.uk

Rừng nhiệt đới nguyên sinh đặc biệt với hơn 200 loài thực vật. - dailymail,co.uk

Rừng nhiệt đới nguyên sinh đặc biệt với hơn 200 loài thực vật. – dailymail,co.uk

Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York - sondoongcave

Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York – sondoongcave

Sơn Đoòng đã một lần nữa khẳng định và tôn thêm giá trị, thương hiệu của Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng một Di sản thiên nhiên của thế giới. - dailymail.co.uk

Sơn Đoòng đã một lần nữa khẳng định và tôn thêm giá trị, thương hiệu của Vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng một Di sản thiên nhiên của thế giới. – dailymail.co.uk

___________________

6 bình luận

  1. “Buồn thay những người được hưởng lợi nhiều nhất từ di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng lại nỡ quên chiếc cầu nối quan trong của một nhà khoa học, đứa con yêu của vùng đất nghèo Quảng Bình là GS-TS Nguyễn Quang Mỹ hay sao?
    Nghĩa tử là nghĩa tận. Cứ xem các giới chức Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói riêng thờ ơ trước đám tang của Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ thì sẽ hiểu họ đã “uống nước nhớ nguồn” như thế nào rồi!” – nói về nỗi buồn ở VN mình thì nhiều lắm bác GCM ạ. Bài viết rất hay, em xem đây là một món quà bác gửi đến người quá cố và anh em nhà bác Nguyễn Quang Lập, giá như lãnh đạo VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, và báo Quảng Bình có bài viết này. Em lại nghĩ đến câu nói của ông Bộ trưởng GD vừa rồi “bằng giả chỉ có thể chui được vào cơ quan nhà nước”. ÔI, Quảng Bình quê ta ơi!

  2. Tôi đã đến Pong Nha kẻ Bàng và động Thiên Đường. Lòng vô cùng tự hào vì thiên nhiên đất nước mình quá đẹp.
    Cũng bây giờ mới biết GS-TS Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ lcó hiểu biết sâu rộng về hang động và là một trong những người đầu tiên tham gia khám phá hệ thống hang động Phong Nha Kẻ Bàng.
    Chỉ có 1 suy nghĩ: Vô cảm. Xấu hổ thay những người chóng quên công lao của Giáo sư chỉ vì ông là nhà khoa học đích thực..
    Việc đã thế như bát nước bị đổ khó thu về. Cách tạ lỗi tốt nhất với người đã khuất và biết ơn người còn sống, cũng để chữa thẹn của UBND và Vườn quốc gia Quảng Bình là hãy làm ngay (những) bảng Pano thật to ghi danh những người đã có công khám phá và giúp đưa trên toàn thế biết về thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ này tại vườn quốc gia Phong Nha kẻ Bàng cũng như tại động Thiên Đường hay các hang đông khác sau này.
    Những cái tên không thể thiếu là vợ chồng tiến sỹ Howard Limbert, GS-TS Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ, người cán bộ ở ĐHTH Hà Nội trong chuyến khám phá đầu tiên, các thành viên trong Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh, ,.. và cả những người dân đã không quản hiểm nguy khám phá hang động kỳ vĩ này.

  3. […] Là Gì?’ (Người Việt). – ‘Những việc vô công làm miết miết’ (Da Màu). – Uống nước nhớ nguồn, Quảng Bình quê ta ơi? (Gocomay). – Sống làm sao giữa đời bao biến động? – Nếu… Lỡ một nhịp […]

  4. […] Là Gì?’ (Người Việt). – ‘Những việc vô công làm miết miết’ (Da Màu). – Uống nước nhớ nguồn, Quảng Bình quê ta ơi? (Gocomay). – Sống làm sao giữa đời bao biến động? – Nếu… Lỡ một nhịp […]

Bình luận về bài viết này

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ