728 – Có nên chọn ngày quốc khánh vào mùng 10 tháng 3?

Tập tin:Thuong temple.JPG
 Đền Thượng thờ Vua Hùng ở Phú Thọ – Nguồn: //vi.wikipedia.org/
“Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.
“Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.
Đó là hai vế phải và trái của câu đối tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ.
Dịch nghiã:
“Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ.
Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.
Hùng Vương là tên gọi chung cho các vua thuộc họ Hồng Bàng trị vì nước Văn Lang kéo dài gần 3000 năm (từ năm 2879 tới năm 258 trước CN). Với khoảng thời gian kéo dài tận 2621 năm mà chỉ có 18 đời Hùng Vương – theo truyền thuyết, thật sự đã đem lại nhiều nghi vấn cho lớp hậu sinh?!
Sự ngộ nhận này có lẽ xuất phát từ câu: “Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Nhị Thập Bát Thế Thánh Vương, Thánh Vị” được ghi trong bài vị ở đền thờ chính. Nhiều ý kiến đã rất có lý khi cho rằng: Do tục thờ cúng tổ tiên, người Lạc Việt chỉ thờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ “Thập Bát Thế” có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta. Tựa như nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê… nhà Nguyễn, mỗi triều đại có nhiều vị vua. Ít có khi chỉ một, nhiều có khi lên tới vài chục. Có truyền thuyết cho rằng 18 đời Hùng Vương có thể đã tồn tại tới 180 vị quân vương.

Cảnh dâng lễ vật của 6 xã vùng ven khu di tích vào ngày 29/3/2012 – Nguồn: – //us.24h.com.vn/

Có một mẫu số chung của mọi triều đại ở nước ta sau khi đã giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc đều tôn vinh các vua Hùng. Nên Đền Hùng ở trên núi Nghĩa Lĩnh Phú Thọ hiện nay là một quần thể di tích được tôn tạo kéo dài hàng thế kỷ. Mà dấu ấn đậm nét được ghi nhận từ thời nhà Đinh (TK thứ 10) đến thời Hậu Lê (TK 15) được hoàn thiện như qui mô hiện tại.

Cũng có một mẫu số chung mà không phải dân tộc nào cũng có. Dù chính kiến có khác nhau thế nào thì Vua Hùng, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ (10/03/âm lịch) hàng năm con dân người Việt ở khắp nơi cả trong và ngoài nước đều hướng về đất tổ để tưởng nhớ tới các vua Hùng. Từ sự đồng thuận có một không hai ấy, nhiều ý kiến đã hy vọng rằng: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm mà được chọn làm ngày quốc khánh cho một nước Việt Nam mới trong tương lai thì chắc chắn sẽ giành được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo người Việt mình.

Bởi thế việc tìm hiểu ý nghiã của ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 của tiền nhân chắc chắn sẽ làm cho niềm tin của lớp hậu sinh xứ mình về một ngày hội đích thực của non sông thêm nhiều điều thú vị!

*
*     *

Nghiên cứu cổ sử Trung Hoa mà Sử thuyết họ Hùng cho là Bách Việt sử… ta thấy: vua Hạ vũ được tôn là tổ của nhà Hạ nhưng ông Khải mới chính là vua đầu tiên của nhà Hạ, ông Cơ xương vẫn được coi là tổ nhà Chu… nhưng thực ra con ông là Cơ Phát mới là vua đầu của nhà Chu.

Như thế Suy ra ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại.

Tương tự… quốc gia của người họ Hùng cũng thế, trước khi trở thành 1 vương quốc bao giờ cũng có thời lập quốc, ngày kết thúc thời lập quốc cũng chính là ngày bắt đầu của thời vương quốc, cả thời gian lập quốc được người Việt ‘siêu nhiên hoá’ thành thời trị vì của vua tổ, ngày vua tổ mất chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên tức mốc thời gian bắt đầu có quốc gia dân tộc hay là ngày khởi đầu của lịch sử quốc gia.

Đã thông ý nghĩa ngày giỗ tổ rồi… tiếp tới câu hỏi: có thật ngày 10 tháng 3 là ngày mất của quốc tổ Hùng vương như lưu truyền xưa nay?

– Ở trên đã nói quốc tổ là sự ‘siêu nhiên hóa’ cả thời kỳ tổ tiên lập quốc chứ không phải 1 nhân vật lịch sử, 1 con người sống để có ngày sinh ngày mất thực …

– Vậy ngày giỗ tổ 10 tháng 3 âm lịch ở đâu ra? điều này quan trọng lắm đấy vì kể từ năm Canh dần 2010 chính thức trở thành ngày quốc lễ, ngày trọng đại của mọi người Việt, từ đương kim nguyên thủ quốc gia tới người đang lưu vong xa xứ… , từ người cầm búa tới người cầm bút, từ nông thôn tới thành thị, từ người mặc áo vàng tới người áo đỏ… không sót một ai.

– Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

– Xin thưa những ngày tháng này đều rút từ ruột của Dịch học.

– Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi.

– Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Ở phần trên đã chỉ ra tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

– Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hoà ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu.

– Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang

Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.

– Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

– Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

– số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can – Chi theo Dịch học họ HÙNG giải mã ra là: KỴ LONG ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày GIỖ VUA.

Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia, từ cổ xưa đến nay Việt nam có lẽ là nơi duy nhất trên qủa đất này ngày giỗ quốc tổ lại chính là ngày hân hoan vui mừng của toàn dân tộc.

– Từ ngày tháng này trở đi sau không biết là bao năm… mạch sống từ cội nguồn lại tuôn về; cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch là tiếng trống đồng lại vang vọng khắp non sông, nơi nơi chốn chốn đàn con Việt hợp lòng cùng nhau hướng về đền HÙNG cầu xin tiên tổ phù trợ khiến quốc thái dân an, người người hạnh phúc, nguồn mạch tâm linh ấy một khi đã tuôn chảy rồi sẽ không bao giờ dứt.

Gocomay

http://blog.yahoo.com/_OPGDIC2O75JLF3NXQWDA7P3LAE/articles/476009/index

(Viết phỏng theo nguồn: thuvienkhoahoc.com)

__________________________

9 bình luận

  1. […] thời rồi! ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’ dân ta đã bừng tỉnh ngộ…” – Có nên chọn ngày quốc khánh vào mùng 10 tháng 3? […]

  2. Theo lập luận : Ngày giỗ cũng là ngày lên ngôi . Thảo nào , khi các y bác sĩ đang tận tâm cứu chữa , nhằm đúng vào ngày 2/9 anh Nguyễn sinh Cung giật mọi dây truyền , ống thở quyết dứt áo ra đi ” tìm đường cứu nước “!
    Có nên chọn QK vào ngày 10/3 ? Hôm vừa rồi tôi có tham gia một tou đi lễ đầu xuân . Khi xe đến chùa Bái đính hỏi thăm . Một ông già hỏi : Cậu vào chùa cũ hay chùa mới ? Sao lại thế hả cụ ? Ờ thì ở đây có hai chùa Bái đính . Một : Của Phật thì nhỏ , cổ thì rẽ tai phải . Hai : Của cộng sản thì to , hiện đại thì rẽ trái !

    • Cám ơn những thông tin rất thú vị của Gloomy 1721979!
      Chùa của Phật (thật) thì nhỏ khiêm nhường nhưng rất linh thiêng. Còn chùa của “Phật” (giả) thì to tát hào nhoáng để lừa những ai không hiểu biết đắm chìm vào chốn u mê….

  3. Đã từ rất lâu tôi vẫn mong ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh, nhất là sau mấy trận tranh luận với mấy bác Cựu Chiến Binh về ngày 2/9.
    Ý kiến tuyệt vời và chắc chắn sẽ nhận được ủng hộ của đa số đồng bào trong cũnh như ngoài nước. Phản đối chỉ là số trong 3 triệu đảng viên CS còn lại.

    • Cám ơn Quang Trung đã đồng cảm và chia xẻ. Thiết nghĩ, nếu điều quang minh chính đại đó mà được mọi người dân đồng tình thì sớm muộn ngày đại hỷ đó cũng sẽ trở thành hiện thực!

  4. hợp lý vô cùng nhưng cộng sản không chịu đâu, chúng nó đâu có ngán ai

  5. […] ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’ dân ta đã bừng tỉnh ngộ…” – Ý rất hay! Có nên chọn ngày quốc khánh vào mùng 10 tháng 3? […]

  6. […] ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’ dân ta đã bừng tỉnh ngộ…” – Ý rất hay!  Có nên chọn ngày quốc khánh vào mùng 10 tháng 3? […]

Bình luận về bài viết này

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ