604 – Họa phúc của tôi nơi xứ người

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật….

P1040873.JPG

Cơm chiều xong được một lúc độ nhai dập vài miếng trầu (của mẹ tôi xưa) thì tự dưng thấy ngâm ngẩm đau bụng. Chả nói với ai, tôi đi nằm. Vẫn đau, ngồi dậy lướt mạng cho quên nhưng vô hiệu. Mọi nỗ lực từ xoa dầu gió, chườm nóng… cứ âm ỉ… đau… suốt đêm.

Mờ sáng, lẻn dậy đặt nồi cháo muối, tính ăn ấm bụng, đỡ thì tiếp tục đi làm. Nào ngờ cơn đau âm ỉ vẫn ngự trị. Đành gọi điện cho hãng, báo xin nghỉ vài tiếng đi khám bác sĩ. Vẫn còn lái xe được cơ mà. Không ngờ bị ông bác sĩ gia đình (Hausarzt) túm luôn… tống lên xe cứu thương đưa thẳng tới bệnh viện.

Tại bệnh viện, hai bác sỹ phòng cấp cứu sau khi xăm soi đủ kiểu nói tôi bị viêm ruột thừa cấp, phải tiến hành phẫu thuật. Nhờ bác sỹ gọi điện báo tin dữ cho vợ xong, tui bị đưa thẳng tới phòng chờ…

Ngồi viết những dòng này, khi mọi việc đã yên hàn. Nhưng nhớ lại những gì mình đã trải qua. Tuy nhanh và ngắn, lại chợt nhận ra biết bao điều phải ngẫm nghĩ.

Đành rằng chuyện sinh – lão – bệnh – tử ở đâu mà chả giống nhau. Cả Phật và Chúa đều răn chúng sinh tiếp nhận những lẽ thường đó một cách an nhiên tự tại mà không sợ hay lảng tránh nó. Những tiếng mõ (chuông), tiếng kinh (tụng hay cầu) đều ru người (dù khuất hay còn) tìm về chốn an bình.

Sinh ra và lớn lên ở xứ Thiên đường (chữ của Lò tiên sinh – Phan Thế Hải), dù đã rất cố gắng tôi vẫn bị mặc cảm không ít với cách hành xử không bình thường ở các xứ “kém văn minh” hay “giẫy chết” nên vẫn bị những cú sốc khá nặng mỗi khi phải đối diện những tình huống bất ngờ. Như chuyện bị tống lên xe cấp cứu hôm đó tôi dứt khoát cự tuyệt. Lý do tôi có gọi xe đâu mà họ túm tôi lên cáng đẩy ra xe? Tôi có tiền đâu để trả cho những thứ sa hoa tốn kém đó? Trước lúc lên bàn mổ cũng vậy, họ bắt tôi phải ký giấy cam đoan không kiện cáo lôi thôi gì khi ca mổ không thành công. Kể cả chuyện chấp nhận để họ đánh thuốc gây mê cũng vậy. Nếu số đen (1%) bị mê luôn… vĩnh viễn… thì cũng không làm khó gì với người đã yêu cầu mình…

Lập luận của tôi lúc đó là: Tôi sinh ra từ bé tới nay đã bao giờ đã bao giờ bị cắt cứa mổ xẻ gì đâu… mà nay các ông bà lại làm chuyện đó với tôi? Chả nhẽ không có phương thuốc nào thay thế cho cái thứ mổ xẻ gớm giếc đó sao? …

Thời gian thì không cho phép “hiệp thương” kéo dài mà tôi thì không thích tự nguyện (freiwillige). Ngoại trừ bị bắt buộc (Obligatorisch) cái chuyện không dễ chịu này.

Nhớ lại những lúc đó tôi không khỏi cảm thấy xấu hổ về sự u tối của mình. Thế mà thời vang bóng, tôi từng gặp biết bao giáo sư bác sĩ danh tiếng vào bậc nhất của nước mình. Như chuyện đau ruột dư của tôi, tôi hiểu nếu hâm hấp sốt, sờ phía bụng dưới bên tay phải mà thấy đau thì đích thị “hắn”. Đằng này bệnh của tôi không hề sốt, bụng dưới bên phải cũng không đau… chỉ ngâm ngẩm đau ở sát rốn… vẫn viêm ruột thừa như thường. Thật đúng chuyện khả tri và bất khả tri của tôi chả khác nào cái vòm trời to bằng cái nong (miệng giếng) trên đầu mình… mà cứ tưởng đấy là vũ trụ bao la.

Thoát cơn hiểm nghèo, tôi được đưa về phòng hậu phẫu. Chỉ có 3 ngày mà tôi được tiếp xúc với 3 người “hàng xóm” bản xứ khác nhau. Cũng khối chuyện xung quanh mấy anh bạn không hẹn mà gặp này. Một anh chơi xe máy phân khối lớn ngã xe gãy tay. Một anh thì bị kẹp dập chân bởi máy cày. Một anh trèo cây ngã đâm đầu xuống đất. Tất cả đều phải mổ (Operation) và phải nằm điều trị với thời gian dài. Vụ cắt ruột thừa của tôi so với họ thật nhỏ như cái mắt muỗi. Thế mà tôi có cảm tưởng tôi được cả một hệ thống chăm sóc sức khoẻ của xã hội quan tâm săn sóc từ những chi tiết nhỏ nhất. Trong khi bảo hiểm y tế của tôi chỉ ở dạng phổ thông hết sức bình thường. Mang cái lo của xứ mình vào đây thật khập khiễng mà không khỏi bị lố là vậy!

Nhìn những gương mặt thân thiện của những giáo sư, bác sỹ, ý tá, hộ lý… cho tới người quét dọn… tôi cứ mơ có ngày nào xứ mình có được nếp làm việc giống như của họ. Trên tường bất cứ nơi nào trong viện chả thấy mảy may một khẩu hiệu mang tính chính trị (“thầy thuốc như mẹ hiền”) nào. Họ làm việc thuần túy chỉ vì tiền (lương) nên chả phải họp hành, chả cần ai động viên… tất thảy đều chuyên nghiệp và hết lòng vì người bệnh. Bởi nếu không tận tụy phục vụ… các “thượng đế” sẽ tẩy chay, sẽ mất việc, sẽ không tồn tại… nên ai cũng gắng làm cho tốt nhất phần việc của mình. Chính điều đơn giản ấy đã làm nên trật tự, sự ổn định. Chứ không phải bất cứ cuộc vận động tốn kém nào để học tập tư tưởng và đạo đức siêu phàm của bất kỳ ai. Nơi tôi sống chỉ là một làng quê ngoại ô. Bệnh viện tôi điều trị chỉ là tuyến nhỏ bé, bình dị nhất như hàng ngàn các bệnh viện (như dạng bệnh viện huyện bên mình) mọc lên khắp xứ người.

Xin post lại đây vài tấm hình như một kỷ niệm nhỏ về cái họa phúc mà tôi đã mang và đã nhận. Gọi là chút tri ân những vị “Bồ tát” cứu giúp tôi trong  những ngày ngắn ngủi mà đáng nhớ ấy!

P1050035.JPG

Y tá nam ca trực đêm (không nhớ tên)

P1050057.JPG

Bác sỹ điều trị hậu phẫu (Dr. Matthias Kunth)

P1050048.JPG

Y tá dọn cơm sáng (Krankenschwester Jeka Sauer-Siebel)

P1050046.JPG

Người quét dọn đang lau nhà (không kịp hỏi tên)

P1040947.JPG

Dọn phòng thay chăn ga (Auszubildende: Ngo Ngoc Tuan & Caroline Manzker)

P1040923.JPG

Cảnh kiểm tra bệnh nhân buổi sớm (Schwesters Dorren & Caroline…)

P1040989.JPG

Sân bệnh viện buổi sớm mai

P1040937.JPG

Nhà để xe đạp miễn phí cả ngày đêm…

P1050030.JPG

Người nhà và bạn hữu tới thăm (ở ngoài hành lang)

P1040922_s.jpg

Cô y tá thực tập sinh có gương mặt “Maria me”

P1040920.JPG

Ông bác sỹ kiểm tra giám sát bệnh nhân (không nhớ tên)

P1040917.JPG

Ông hàng xóm tốt bụng bị dập chân (Herr Ehlbeck Rudolf)

P1040885.JPG

Anh hùng xa lộ xã cánh (gãy tay) được mỹ nhân tới thăm (Herr Peter)

P1040911.JPG

Bác sỹ đang hỏi ông bị máy cày kẹp chân… 

P1050022.JPG

Y tá đang đi kiểm tra huyết áp… (Krankenschwester Anne-Christain Marotz)

P1050053.JPG

Chăm sóc đặc biệt cho ông bệnh nhân nặng (trấn thương sọ não)

 P1050069.JPG

Cổng bệnh viện (Krankenhaus Winsen)

 P1050071.JPG

Bãi đậu xe ô tô (miễn phí) của bệnh viện

P1040907.JPG

P1040907_02.jpg

Các BS viện trưởng và BS trưởng khoa tới trực tiếp khám từng bệnh nhân (Oberarzt Dr. Jost Hübner (R)-Oberarzt Unfallchirurgie -Dr. Meimbresse (M)….). “Chào Buổi sáng” (chiếc máy có dòng chữ tiếng Việt trên tay ông BS)… đó là những thiện cảm qúi báu mà các bác sỹ có trách nhiệm cao nhất đem tới cho tôi… mỗi khi các ông tới khám bệnh!

Từ thực tế còn ít ỏi trên đây, tôi mới ngộ ra được một điều! Ở xứ người ta, tất cả các bệnh nhân, dù đẳng cấp sang hèn cỡ nào… cũng không ai bị ghẻ lạnh, phân biệt đối xử hay bị vòi vĩnh… để buộc phải dấm dúi, tư túi cho bất kỳ ai… mỗi khi họ lâm nạn, cơ cầu. Còn ông giám đốc bệnh viện thì như phật bà trăm tay nghìn mắt… không hề bỏ sót bất cứ một người bệnh nào… Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người Việt mình. Được thơm lây, có được một vị bộ trưởng trẻ đương nhiệm gốc Việt – Tiến sỹ Philipp Roesler (Cu Lờ), người đứng đầu ngành y tế đáng kính nể xứ này.

Ngày 08.05.2011

Gocomay

__________________

17 bình luận

  1. Úi chà, chú phải nhập viện à, thật may là mọi chuyện đều tốt đẹp cả, hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai chú nhể.
    Cháu nghe nói OP xong thì nên uống tam thất (dạng bột hòa với mật ong) chú ợ
    Chúc chú chóng khỏe

  2. Chúc anh chóng bình phục. Em cũng đã bị (được) nằm viện ở Đức vài lần, tinh thần phục vụ người bệnh của họ thật khó chê. Có điều ngày xưa chưa có WL miễn phí để lướt mạng như bác bây giờ.
    Em vào thăm bác thường nhưng nay mới có vài lời cùng bác.

  3. […] thần dân của mình thành đàn lừa đông đảo rồi còn gì?!   Gocomay ___   PS: * 604-Họa phúc của tôi nơi xứ người […]

  4. […] giao thông ngoài ý muốn. Lần sau (tháng 5/2011) là bị mổ viêm ruột thừa (xem ở đây), cũng ngoài ý muốn luôn. Bên cạnh đó, tới bệnh viện chụp X-Quang kiểm tra […]

  5. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  6. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  7. […] làm ẩu tả kiểu đó, nếu thành công, cũng chỉ là ăn may thôi.   Ở các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  8. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã tôi […]

  9. […] làm ẩu tả kiểu đó, nếu thành công, cũng chỉ là ăn may thôi. Ở các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  10. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  11. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

  12. […] các xứ “giẫy chết”, sao chúng coi trọng sinh mạng con người thế. Như cách đây mấy tuần, bà xã […]

Bình luận về bài viết này

Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ