523 – Hội làng Thị Cấm – tục thổi cơm thi

thoicom3.jpg

Đi từ nội thành Hà Nội qua cầu Diễn, rẽ trái khoảng gần 2 Km là đến Đình làng Thị Cấm xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm Hà Nội. Nơi đây đầu xuân hàng năm có tục thổi cơm thi rất độc đáo.

Làng Thị Cấm thờ Đức thánh Phan Tây Nhạc, tương truyền là tướng của vua Hùng thứ 18. Theo Thánh phả truyền lại, từ thời vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung trẩy quân qua làng đi dẹp giặc. Dân làng xin đi theo, tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi.

Vợ chồng tướng quân mất, được làng thờ làm thành hoàng và hàng năm đến ngày sinh của ông 12/2 âm lịch, làng mở hội thổi cơm thi để nhớ ông.

4 giáp của làng, mỗi giáp được cử 10 nam nữ dự thi: 4 người xay thóc giã gạo, một người dần sàng, một người lấy nước, hai người kéo lửa bằng cây giang, hai người thổi cơm.

Đội của giáp nào mặc trang phục riêng màu của giáp ấy. Ban giám khảo chấm thi từng khâu một.

Thi xay, giã dần sàng nhanh, gạo trắng nhất. Thi lấy nước vào bình đồng chạy 500m ai về trước được giải. Cuối cùng, cơm của giáp nào nấu nhanh, cơm dẻo, chín đều, được xới cúng trước là giành giải nhất của làng. Các dụng cụ để thổi cơm có từ xưa, được bảo quản hàng năm để mở hội.

Hội xuân đặc sắc này diễn ra dọc con đường lớn chạy ngang qua làng, dài hơn 1000m, từ tây sang đông ra đến bờ Sông Nhuệ. Trung tâm hội là khu vực đình bao gồm sân đình và các thửa đất trước đình.

Cũng như bao lễ hội dân gian khác, ngày nay lễ hội thổi cơm thi ở Thị Cấm cũng phần nào mai một kiểu như “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính). Kể cả ngày mở hội cũng vậy, không còn đúng 12.Giêng như xưa nữa. Điều này không biết có đặt ra cho các nhà văn hoá một thoáng suy tư nào không?

GCM-t.h.

Cận cảnh Thị Cấm với tục thổi cơm cổ xưa

Tục thổi cơm thi trong ngày hội làng (mồng 8 Tết) của làng Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm xuất phát từ truyện tích cổ, giống nhiều hội làng khác. Tuy nhiên các công đoạn thổi cơm được dân làng thể hiện lại đầy đủ với tinh thần, bản sắc, cách làm của người xưa.

Nhìn cách thổi cơm của người Thị Cấm, ta sẽ hình dung được gần như trọn vẹn cách thổi cơm cổ xưa khi họ giúp Vua đánh giặc tương truyền trong dân gian. 

21c1.jpg 
Những vật dụng truyền thống được chuẩn bị đầy đủ rồi đặt giữa sân đình
 
4c42.jpg
Sau các nghi lễ của hội, các bùi nhùi rơm và công cụ tạo lửa phải được kiểm tra bởi những bậc cao tuổi trong làng
 
5fa3.jpg
 
Đây là các vật dụng để chuẩn bị kéo lửa
 
de04.jpg 
Một thanh tre được luồn qua đám bùi nhùi rơm rồi kéo liên tục
ed65.jpg 
Cùng lúc đó là những người đi lấy nước từ sông Nhuệ (đúng với tích xưa) mang về để thổi cơm
d196.jpg 
Ngọn lửa bùng lên trong tiếng cổ vũ của dân làng
56b7.jpg 
Giã gạo tại chỗ
8728.jpg 
Rồi sàng sẩy rất nhanh
0e99.jpg 
Mỗi người một tay nhặt trấu thoăn thoắt
9d310.jpg 
Từ lúc kéo lửa đến khi cơm sôi chưa đầy 10 phút  
b2e11.jpg 
Sau đó nồi được mang vào ủ kín trong những đống rơm đang cháy khói um như thế này
54612.jpg
Việc giấu nồi vào đống rơm là một công đoạn khá lạ mà Thị Cấm vẫn còn giữ được đến bây giờ. Sau đó các lão làng sẽ phải đi tìm những nồi cơm trong đó 
dc213.jpg 
Một nồi cơm vừa được tìm thấy 
0ff14.jpg 
Rồi sắp lên mâm cẩn thận đem dâng các cụ 
PHN15755.jpg
Các cụ xem rất kỹ, kể cả nếm cơm, sau đó bàn bạc và trao giải. Những giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng về vật chất, nhưng giá trị tinh thần thì vô cùng lớn đối với dân làng Thị Cấm    
 
Hữu Nghị
________________________
Gocomay's Blog

Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ